Để kỳ thi “2 trong 1” hiệu quả, quan trọng vẫn là người thực hiện

Nhiều đánh giá cho rằng kỳ thi "2 trong 1" là tối ưu, nhưng phát huy hiệu quả hay không thì quan trọng vẫn là người thực hiện và quy trình thực hiện nó như thế nào. > Trường Sư Phạm cố tính tăng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh > Nghịch lí và bất cập cần được ...

Nhiều đánh giá cho rằng kỳ thi "2 trong 1" là tối ưu, nhưng phát huy hiệu quả hay không thì quan trọng vẫn là người thực hiện và quy trình thực hiện nó như thế nào.

> Trường Sư Phạm cố tính tăng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh

> Nghịch lí và bất cập cần được giải quyết sớm trong việc tuyển sinh đại học

Quy trình tốt nhưng yếu tố then chốt vẫn là con người

Từ năm 2015 đến nay, kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức với 2 mục tiêu xét tốt nghiệp và dùng kết quả xét tuyển vào đại học nên gọi là “2 trong 1”, thay cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học “3 chung” (chung đợt - chung đề - chung kết quả) trước đó. Đây được đánh giá là nỗ lực rất lớn của Bộ GD&ĐT nhằm giảm áp lực thi cử cho học sinh, tiết kiệm cho xã hội.

Sau 3 năm thực hiện, kỳ thi đã phát huy nhiều ưu điểm và đã được xã hội ghi nhận.

Tuy nhiên, đến kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại một số địa phương như Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La đã xảy ra tiêu cực. Đến lúc này xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về kỳ thi này, trong số đó có những luồng ý kiến cho rằng sẽ bỏ kỳ thi “2 trong 1, bỏ thi tốt nghiệp THPT…

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiên - Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng, cho rằng không thể bỏ kỳ thi “2 trong 1” lúc này, cái cần hiện nay là cần xem lại cách làm. Trước hết cần phải khẳng định rằng trong thời điểm hiện tại kỳ thi “2 trong 1” là phương án tối ưu đối với kỳ thi THPT quốc gia hiện nay. Tuy rằng kỳ thi THPT quốc gia 2018 bộc lộ một số bất cập, nhưng có thể thấy rằng nếu để cho các trường đại học làm thì nó sẽ đảm bảo công bằng, rõ ràng và minh bạch hơn.

Để kỳ thi “2 trong 1” hiệu quả, quan trọng vẫn là người thực hiện

Phó Giáo sư Hiên nêu: “Kỳ thi vừa qua tại Hải Phòng, Trường Đại học Hải Phòng đã kết hợp với Sở GD&ĐT Hải Phòng thực hiện rất tốt kỳ thi vừa qua. Trường Đại học Hải Phòng vẫn chia sẻ kinh nghiệm làm thi chuyên nghiệp và chuẩn mực như đại học với phổ thông.

Tuy vậy, việc tổ chức kỳ thi THPT, đơn vị chủ trì vẫn là các sở địa phương, Trường Đại học Hải Phòng chỉ là đơn vị phối hợp thôi nhiều khi nên nhiều khi cũng chỉ đứng vai thứ hai trong một số trường hợp”.

“Bên cạnh đó, việc chấm thi hiện nay đã chuyển sang chấm trắc nghiệm nhiều, còn một môn duy nhất chấm tự luận là môn Văn. Lại nói về quy trình chấm trắc nghiệm vừa rồi, nó chặt hay lỏng, nó đúng hay không đúng thì vẫn do con người. Bản thân quy trình ấy là tốt rồi nhưng còn có thực hiện theo đúng quy trình hay không thì lại do yếu tố con người. Nếu làm đúng theo quy trình ấy có thể khẳng định sẽ không có sai sót gì. Nó sai bởi có con người tác động vào làm sai lệch quy trình ấy đi” - Phó giáo sư Hiên bày tỏ quan điểm về quy trình chấm trắc nghiệm tại kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia.

“Việc tiêu cực vừa qua vẫn là câu chuyện “người nhà” với nhau bởi không phải ngẫu nhiên tự ý các đồng chí chuyên viên có thể mang được máy tính về phòng, cầm máy tính xách tay đi tung tăng đi nơi khác nếu không được phép và có sự quản lý chặt”, vị Hiệu trưởng trường Đại học Hải Phòng nói về một số tiêu cực trong kỳ thi vừa qua.

Để kỳ thi “2 trong 1” hiệu quả, quan trọng vẫn là người thực hiện

Phó giáo sư Nguyễn Thị Hiên thẳng thắn chỉ ra: “Tại sao nhiều nước trên thế giới người ta thực hiện được, ở Việt Nam ta không thực hiện được? Ở đây cũng cần phải nói thẳng ra là trong câu chuyện người Việt Nam có một đặc điểm gọi là yếu tố quan hệ, yếu tố vị tình ở đó, cho nên nếu giao cho các sở thì người trong một địa phương người nọ nể người kia từ trên xuống dưới, từ dưới xuống dưới nữa.

Trong khi đó tại các trường đại học sẽ không bị chi phối những yếu tố đó, bởi các trường đại học trước hết không chỉ làm riêng cho trường mình mà còn làm cho tất cả cho các trường.

Khi các trường đại học coi thi, chưa ai dám chắc sẽ là sinh viên của trường mình trong đó cả và bên cạnh đó, các trường đại học làm cũng phải giữ uy tín của các trường đại học khác nữa.

Thế cho nên kỳ thi “2 trong 1” hiệu quả của nó không thể bàn cãi nhưng vấn đề cần phải xem xét lại xem cách thức thực hiện nó như thế nào”.

Nếu bỏ phải thực hiện phân luồng tốt

Nói về việc thay đổi trong thi THPT, Phó giáo sư Hiên bày tỏ: “ Nếu phải thay đổi có lẽ nên để các trường đại học thực hiện, nghĩa là vai chủ trì phải là các trường đại học. Còn nếu để đề xuất xa hơn thì các trường đại học cũng đã có kiến nghị là nên học theo thế giới là không có kỳ thi THPT nữa mà cần thực hiện phân luồng tốt từ phổ thông.

Các em học sinh nào học tốt từ phổ thông có khả năng sẽ thi vào đại học còn nếu chỉ hoàn thành chương trình phổ thông thôi không đạt được trình độ thì đi học nghề hoặc đi làm luôn. Lúc đó các em cũng đã đủ tuổi công dân rồi, hoàn toàn đủ sức khỏe và yêu cầu để đi lao động. Và nếu tiến tới cũng chỉ cần 1 kỳ thi là kỳ thi đại học thôi và giao cho các trường đại học.

Trước đây cái 3 chung của Bộ cũng đã rất là tốt rồi bởi nó cũng phân tầng được thí sinh theo cùng một giao diện đề như vậy. Nếu thực hiện phân luồng tốt thì chỉ cần đánh giá những thí sinh không đủ điều kiện thi đại học thì chỉ cần chứng nhận họ hoàn thành chương trình phổ thông thôi. Còn kỳ sát hạch đại học thì sẽ làm chặt chẽ hơn”.

Để kỳ thi “2 trong 1” hiệu quả, quan trọng vẫn là người thực hiện

Nói về phương pháp thực hiện kỳ thi “2 trong 1”, Phó giáo sư Hiên cho rằng:

“Hiệu quả của kỳ thi 2 trong 1 cũng đã tiết kiệm được cho xã hội, cho nhân dân rất nhiều. Tuy nhiên, với điều kiện hiện tại nếu cứ thực hiện tại địa phương thì rất khó tránh khỏi những yếu tố tiêu cực

Khi học sinh thi tại trường của mình và nhà trường vẫn có một số cán bộ của trường ở lại phối hợp với hội đồng thi thì chắc chắc chắn sẽ phát sinh tiêu cực. Ở một số trường hợp gây nghi vấn cho dư luận vừa qua thì có thể nói chấm thẩm định đi, thẩm định lại vẫn không phát hiện ra tiêu cực bởi nó là cả một quá trình.

Nhất là đối với môn Văn, bởi theo quy chế được sai lệch đến 2,5 điểm miễn là có sự thống nhất giữa hai giáo viên chấm thi. Thí sinh có bài làm rõ ràng, mạch lạc đến thế rồi thì phải tôn trọng kết quả của thí sinh”.

Nói về chất lượng thí sinh năm nay, Phó giáo sư Hiên cho rằng:

“Cũng cần phải khẳng định lại một lần nữa là trong điều kiện hiện nay kỳ thi “2 trong 1” là phương án tối ưu nhất nhưng để tốt hơn, theo tôi nên giao về các trường đại học để đảm bảo khách quan hơn, đảm bảo công bằng cho xã hội.

Tuy rằng việc này sẽ rất vất vả cho các trường đại học nhưng việc này sẽ tránh khỏi những “ấm ức” rằng không biết mình nhận được các kết quả tuyển sinh của các sinh viên mới vào trường có đúng thực chất không.”

Theo Giáo dục 24h - Kênh Tuyển Sinh

> Hầu hết các trường đều không tuyển đủ thí sinh vào ngành sư phạm

> Hai thí sinh 'trượt oan' ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch làm đơn xin cứu xét

0