05/06/2017, 10:36

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 29)

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 29), có đáp án PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào khoảng thời gian nào? A. Giữa thế kỉ XVIII. C. Đầu thế kỉ XIX. B. ...

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 29), có đáp án

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào khoảng thời gian nào?
 
A. Giữa thế kỉ XVIII.               C. Đầu thế kỉ XIX.
B. Cuối thế kỉ XVIII                D. Cuối thế kỉ XIX.
 
Câu 2. Những biểu hiện chủ yếu của việc Nhật Bản chuyển mạnh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?
 
A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa.
B. Tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng,
C. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện và giữa vai trò to lớn.
D. Cả ba ý trên.
 
Câu 3. Trong 14 năm (từ 1900 đến 1914) tỉ lệ công nghiệp của Nhật trong nền kinh tế quốc dân tăng từ:
 
A. 18% đến 42%.
B. 19% đến 42%.
C. 20% đến 42%.
D. 21% đến 42%
 
Câu 4. Nhật Bản xác định biện pháp chủ yếu để vươn lên trong thế giới tư bản chủ nghĩa là gì?
A. Chạy đua vũ trang với các nước tư bản chủ nghĩa.
B. Mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.
C. Tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng.
D. Tiến hành chiến tranh giành giật thuộc địa, mở rộng lãnh thổ.
 
Câu 5. Trong thời gian nào, tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ở Nhật Bản tăng từ 19% lên 42%?
 
A. Từ năm 1868 đến năm 1898.
B. Từ năm 1868 đến năm 1900.
C. Từ năm 1900 đến năm 1914.
D. Từ năm 1906 đến năm 1912.
 
Câu 6. Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã đẩy mạnh chính sách gì?
 
A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa.
B. Đẩy mạnh chính sách đưa người giỏi sang học ở phương Tây.
C. Đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành tướng.
D. B + C đúng.
 
Câu 7. Cuộc Duy Tân có tác dụng như thế nào đối với nền kinh tế, xã hội Nhật?
 
A. Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa. 
B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển,
C. Chế độ nông nô bị xóa bỏ.
D. A + B đúng.
 
Câu 8. Năm 1914, Nhật Bản dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình ở đâu?
 
A.  Triều Tiên.               C. Đông Nam Á.
B.  Trung Quốc.             D. Việt Nam.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Em có suy nghĩ gì về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
 
Câu 2. Nêu những nội dung chủ yếu của Lịch sử thế giới Cận đại (1566 -1918).
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 29
 
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A D B D C C D B
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Em có suy nghĩ về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất:
 
Chiến tranh do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới, nhưng nhân dân lao động lại là người phải gánh chịu mọi hi sinh mất mát về người và của. Chiến tranh đã gây biết bao đau thương tang tóc cho nhân loại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của mỗi quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình thế giới sau chiến tranh.
 
Câu 2. Nêu những nội dung chủ yếu của Lịch sử thế giới Cận đại (1566 -1918).
 
- Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển; mâu thuẫn giữa tư sản, các tầng lớp nhân dân với chế độ phong kiến ngày càng gay gắt dẫn đến những cuộc cách mạng tư sản.

- Các cuộc cách mạng Hà Lan, Anh, Mĩ đưa đến nhiều kết quả tác động đến sự phát triển của xã hội.

- Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất, ảnh hưởng lớn đến lịch sử châu Âu.

- Cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức khác nhau ở nhiều nước đánh dấu chủ nghĩa tư bản đã thắng lợi trên phạm vi thế giới, một số nước chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông.

- Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa diễn ra sôi nổi, liên tục.

- Cuộc dấu tranh của công nhân ngày càng mạnh mẽ. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời. Các tổ chức quốc tế của công nhân thành lập.

- Văn học nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật đạt được những thành tựu lớn.

- Mâu thuẫn không thể điều hòa của các nước đế quốc dẫn đến chiến tranh thế giới bùng nổ, gây nhiều tai họa cho nhân loại.

0