08/05/2018, 23:09

Đề kiểm tra Học kì 1 Hóa học 9 (Đề 8)

Phần trắc nghiệm (4 điểm: mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1: Có các cặp nguyên tố sau: (1) Zn – He, (2) H – S, (3) O – Na, (4) K – Ne. Cặp nào kết hợp với nhau để tạo thành một hợp chất ổn định? A. (2), (3), (4) B. (1), (3), (4) C. (1), (2), (4) D. (2), (3) ...

Phần trắc nghiệm (4 điểm: mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1: Có các cặp nguyên tố sau: (1) Zn – He, (2) H – S, (3) O – Na, (4) K – Ne.

Cặp nào kết hợp với nhau để tạo thành một hợp chất ổn định?

A. (2), (3), (4)

B. (1), (3), (4)

C. (1), (2), (4)

D. (2), (3)

Câu 2: Tổng hệ số cân bằng tối thiểu của phương trình hóa học

MnO2 + HCl to→ MnCl2 + Cl2 + H2O là

A. 8 B. 9 C. 10 D. 11

Câu 3: Cho phương trình hóa học: C + H2O (hơi) to→ CO + H2

Trong phản ứng này, vai trò của

A. C là chất khử, H2O là chất oxi hóa

B. H2O là chất khử, C là chất oxi hóa

C. C là chất khử, H2O là môi trường

D. H2O là chất khử, C là môi trường

Câu 4: Trong các dung dịch sau: NaOH, H2SO4, BaCl2, Ba(OH)2, dung dịch nào có độ pH lớn hơn 7?

A. H2SO4, BaCl2, Ba(OH)2

B. NaOH, BaCl2, Ba(OH)2

C. NaOH, Ba(OH)2

D. NaOH, H2SO4, BaCl2

Câu 5: Có một dung dịch hỗn hợp gồm: Al2(SO4)3, FeSO4, CuSO4. Sử dụng kim loại nào sau đây để dung dịch thu được chỉ cí một muối?

A. Cu B. Fe C. Al D. Ag

Câu 6: Cho các nguyên tố: SI, P, S, Cl. Một học sinh viết công thức của oxit cao nhất và công thức hợp chất với hidro như sau: SiO2 – SiH4, P2O5 – PH3, SO2 – H2S, Cl2O7 – HCl. Trong đó công thức viết sai là

A. SiO2 – SiH4

B. P2O5 – PH3

C. SO2 – H2S

D. Cl2O7 – HCl

Câu 7: Khí X có tỉ khối đối với hidro bằng 17. Đốt 1,7g X thu được 1,12 lít khí SO2 (đktc) và 0,9g nước. Công thức phân tử của khí X là (H=1, O=16, S=32)

A. SO2 B. H2S C. SO3 D. H2SO3

Câu 8: Sản phẩm phản ứng khi cho Cu vào dung dịch AgNO3

A. Ag

B. Cu(NO3)2

C. Ag và Cu(NO3)2

D. Cu, Ag và AgNO3

Phần tự luận

Câu 9: (2 điểm) Viết các phương trình hóa học theo chuển hóa sau (ghi điều kiện phản ứng): Cu → CuO → CuCl2 → Cu(OH)2 → Cu(NO3)2.

Câu 10: (2 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy tách hỗn hợp các chất: bột FeO, bột CuO và bột than.

Câu 11: (2 điểm) Nung 19,15g hỗn hợp CuO và PbO với bột cacbon. Lượng khí CO2 sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 7,5g CaCO3.

a) Tính khối lượng CuO trong hỗn hợp đầu.

b) Tính khối lượng cacbon cần dùng cho phản ứng trên (cho C=12, O=16, Cu=64, Pb=207, Ca=40).

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D B A C C C B C

Câu 1:D

(2) H và S tạo ra hợp chất H2S.

(3) O và Na tạo ra hợp chất Na2O.

He và Ne là các khí trơ.

Câu 2:B

MnO2 + 4HCl to→ MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Câu 3:A

C + H2O (hơi) to→ CO + H2

C là chất nhận oxi, H2O là chất cung cấp oxi.

Câu 4:C

NaOH, Ba(OH)2 là các dung dịch kiềm nên có độ pH lớn hơn 7.

Câu 5:C

2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe↓

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu↓

Câu 6:C

SO2 – H2S là sai; đúng là SO3 – H2S.

Câu 7:B

MX = 17 x 2 = 34

nX = 1,7/34 = 0,05 mol

nSO2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol

=> Phân tử X có 1 nguyên tử S.

nH2O = 0,9/18 = 0,05 mol => Phân tử X có 2 nguyên tử H.

Công thức phân tử của khí X là H2S.

Câu 8:C

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Câu 9:

Mỗi phương trình 0,5 điểm

2CuO + O2to→ 2CuO

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl

Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O

Câu 10:

Hòa tan hỗn hợp bột FeO, bột CuO và bột than vào dung dịch HCl dư: FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Lọc tách được bột than.

Cho bột Fe vào dung dịch nước lọc thu được Cu.

Đốt Cu trong không khí ta được CuO.

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch:

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

Fe(OH)2to→ FeO + H2O

Lọc lấy Fe(OH)2 nung trong điều kiện không có không khí ta được FeO.

Câu 11:

a) 2CuO + C to→ 2Cu + CO2

2PbO + C to→ 2Pb + CO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Gọi x, y lần lượt là số mol của CuO và PbO, ta có:

80x + 223y = 19,15

nCO2 = nCaCO3 = 7,5/100 = 0,075 mol

Vậy: x + y = 0,15

Giải 2 phương trình ta có: x = 0,1, y = 0,05

Khối lượng CuO = 0,1 x 80 = 8 gam.

b) Khối lượng cacbon cần dùng = 12 x 0,075 = 0,9 gam.

Các đề kiểm tra Hóa 9 có đáp án

0