08/05/2018, 13:23

Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 2)

Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 - Phần Văn Thời gian làm bài: 45 phút I. Trắc nghiệm (3 điểm) 1. Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp (1 điểm) A B (1)Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (a) Thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn ...

Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 - Phần Văn

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp (1 điểm)

AB
(1)Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (a) Thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.
(2)Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (b) Ngợi ca phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Hồ Chí Minh. Từ đó rút ra bài học về việc học tập, rèn luyện theo tấm gương Bác.
(3)Đức tính giản dị của Bác Hồ (c) Tiếng Việt giàu và đẹp. Sự phát triển của nó chứng minh sức sống dồi dào của dân tộc.
(4)Ý nghĩa văn chương (d) Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Nét đẹp ấy cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

2. Tục ngữ là thể loại của bộ phận văn học nào? (0.5đ)

a. Văn học trung đại.

b. Văn học dân gian.

c. Văn học thời kì chống Pháp.

d. Văn học thời kì chống Mĩ.

3. Nội dung của những câu tục ngữ về con người và xã hội là: (0.5đ)

a. Thể hiện truyền thống, tôn vinh giá trị con người.

b. Bài học đối nhân xử thế cho con người ở nhiều lĩnh vực.

c. Cả 2 đáp án trên.

4. Các văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, “Ý nghĩa văn chương”, “ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” đều thuộc thể loại nào? (0.5đ).

a. Văn bản nghị luận.

b. Văn bản nhật dụng.

c. Văn bản tùy bút.

5. Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, tác giả đã bàn tới ý nghĩa của văn chương trên những phương diện nào? (0.5đ)

a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.

b. Nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ của văn chương.

c. Nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ, công cụng của văn chương.

d. Nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ, công dụng và giá trị của văn chương.

6. Trong những câu sau đây, câu nào không phải tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất? (0.5đ)

a. Đêm tháng năm chưa nằm đã sang/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

b. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

c. Cái răng, cái tóc là góc con người.

d. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

7. Câu nêu luận điểm chính của văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” là: (0.5đ)

a. Tiếng Việt có những nét đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

b. Tiếng Việt trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp.

c. Tiếng Việt gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú.

d. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt.

II. Tự luận (7 điểm)

1. Em hiểu thế nào về câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa năm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối”? (1đ)

2. Viết một bài văn ngắn (10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. (5đ)

Đáp án và thang điểm

I. Trắc nghiệm

12 3 4 5 6 7
1- d; 2 – c; 3 – b; 4 – ab c ad c a

II. Tự luận

1. Lí giải câu tục ngữ:

- Câu tục ngữ cung cấp cho ta kinh nghiệm trong cách đo thời gian, thể hiện kinh nghiệm quý báu của nhân dân về thiên nhiên thông qua việc quan sát các hiện tượng tự nhiên lâu dài, ổn định. (0.5đ)

- Thời gian ngày đêm được nhận biết qua một số tín hiệu cụ thể. Khi quan sát thấy ngày dài đêm ngắn đoán biết được vào tháng 5 âm lịch; thấy ngày ngắn đêm dài thì khẳng định vào tháng 10 âm lịch. (0.5đ)

2. Viết văn

a. Yêu cầu chung (0.5đ):

- HS viết được một bài văn ngắn (10 – 15 dòng), bố cục mạch lạc, đủ 3 phần chặt chẽ, không mắc lỗi diễn đạt.

- Hành văn mạch lạc, trong sáng, lưu loát; nêu được cảm nhận sâu sắc về lòng yêu nước.

b. Yêu cầu cụ thể (4.5đ).

- Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc, được biểu hiện đa dạng, rõ nét trong lịch sử (1.5đ)

- Ngày nay, đứng trước bối cảnh lịch sử mới, lòng yêu nước có nhiều biểu hiện khác nhau (1.5đ).

- Nhiệm vụ của thế hệ trẻ trong bồi dưỡng, phát huy giá trị của lòng yêu nước(1.5đ).

Các đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 2

0