13/01/2018, 20:38

Đề kiểm tra 1 tiết chương 3 môn Lý 10: Cân bằng và chuyển động của vật rắn

Đề kiểm tra 1 tiết chương 3 môn Lý 10: Cân bằng và chuyển động của vật rắn I.Trắc nghiệm 1: Một vật treo ở đầu một sợi dây mềm. Khi vật cânbằng, phát biểu nào sau đây là đúng: A. Dây treo trùng với đường thẳng đi qua trọng tâm G của vật B.Trọng lực P và lực căng T là hai lực trực đối. C.P ...

Đề kiểm tra 1 tiết chương 3 môn Lý 10: Cân bằng và chuyển động của vật rắn

I.Trắc nghiệm

1: Một vật treo ở đầu một sợi dây mềm. Khi vật cânbằng, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Dây treo trùng với đường thẳng đi qua trọng tâm G của vật

B.Trọng lực P và lực căng T là hai lực trực đối.

C.P = T

D.Cả A và B đều đúng.

2: Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục:

A. Lực có giá song song với trụcquay

B.Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trụcquay

C.Lực có giá đi qua trụcquay

D.Lực có giá không song song và không cắt trục quay.

3: Điều kiện cânbằng của mặt vậtrắn có mặt chân đế là:

A. Đườngthẳng đứng đi qua mặt chân đế

B.Đườngthẳng đứng đi qua trọng tâm của vật gặp mặt chân đế

C.Đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật phải đi qua mặt đất

D.Tất cả đều sai

4:  Xét vậtrắn ở vị trí cânbằng trên một điểm tựa.Nếu đưa vật dời chỗ khỏi vị trí cân  cânbằng một khoảng nhỏ rồi thả ra. Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Vật trở lại vị trí cânbằng ta nói rằng vật ở vị trí cânbằng bền.

B.Vật rời xa vị trí cânbằng ta nói rằng vật ở vị trí cânbằng không bền

C.Vật cân-bằng ở bất kì vị trí nào ta nói rằng vật ở vị trí cân-bằng

D.Vật cânbằng ở bất kì vị trí nào ta nói rằng vật ở vị trí câ- bằng phiếm định

5: Hợp lực của hai lực song song ngược chiều thì:

A. Giá của hợp lực song song với giá của lực thành phần

B.Hợp lực cùng chiều với lực thành phần có độ lớn lớn hơn

C.Có độ lớn bằng hiệu độ lớn giữa hai lực thành phần.

D.Tất cả đều đúng.

6: Điều kiện nào sau đây là đủ để hệ ba lực tác dụng lên một vật rắn là cân-bằng:

A. Ba lực đồng quy.

B.Ba lực đồng phẳng

C.Ba lực đồng phẳng và đồng quy.

D.Hợp lực của hai lực bất kì cân-bằng với lực thứ ba.

7: Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 20N, cánh tay đòn của ngẫu lực(khảng cách giữa hai giá của ngẫu lực) là d = 30 cm. Thì momen của ngẫu lực là:

A. M = 0,6(Nm).             
B.M = 600(Nm).          
C.M = 6(Nm).              
D.M = 60(Nm).

8: Chọn câu đúng. Cánh tay đòn của một lực F đến trục quay O là:

A. khoảng cách từ trụcquay O đến ngọn của vectơ lực.

B.khoảng cách từ điểm đặt của lực đến trục-quay.

C.khoảng cách từ trụcquay O đến đường thẳng mang vectơ lực F.

D.khoảng cách từ trục-quay O đến một điểm trên vectơ lực.

9: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn lần lượt là 5N và 13N. Hợp lực của hai lực có giá trị nào dưới đây?

A. 13,5N.

B.7,5N.

C.20N.

D.5N.

10: Biểu thức nào sau đây là biểu thức của định nghĩa mômen lực?

A. F1/d1 = F2/d2 .

B.F1d1 = F2d2  .

C.M =F/d.

D.M = Fd.

11: Điểm đặt hợp lực của hai lực song song cùng chiều tác dụng lên một vật rắn có F1=30N, F2=60N và giá của hai lực cách nhau 45cm là:

A. Cách giá F1 25cm.

B.Cách giá F1 15cm.

C.Cách giá F2 10cm.

D.Cách giá F1 30cm.

12: Chọn câu đúng.

A. Khi vật rắn cân-bằng thì trọng tâm là điểm đặt của tất cả các lực.

B.Trọng tâm của bất kỳ vật rắn nào cũng nằm trên trục đối xứng của vật.

C.Mỗi vật rắn chỉ có một trọng tâm và có thể là một điểm không thuộc vật đó.

D.Trọng tâm của bất kỳ vật rắn nào cũng đặt tại một điểm trên vật.

13: Trong hệ SI, đơn vị của mômen lực là:

A. N/m.

B.N.m2.

C.N.m.

D.J/s.

Thanh AB có khối lượng không đáng kể chịu tác dụng của ngẫu lực có độ lớn F như hình vẽ. Dùng thông tin để trả lời câu hỏi 3, 4:

14: Thanh AB sẽ quay như thế nào:

A. Quay cùng chiều kim đồng hồ.

B.Quay ngược chiều kim đồng hồ

C.Đứng yên

D.Quay cùng chiều kim đồng hồ 2 vòng sau đó dừng lại A

15: Biết F = 20N; AB=20cm; GA = 5cm (G là trọng tâm của thanh) thì momen ngẫu lực có độ lớn là:

A. 400 N                    
B.100 N.m

C.400 N.m                
D.200 N.m

16: Hai người cùng khiêng một vật nặng bằng đòn gánh dài 1,5 m. Vai người thứ nhất chịu một lực 400 N; Người thứ hai chịu một lực 600N. Trọng lực tổng cộng của vật nặng và cách người thứ hai một khoảng là:

A. 100 kg ; 0.9m

B.   100 kg ; 0.6 m

C.1000N; 0,6m

D.1000N; 0,9m

17: Một tấm ván AB nặng  6 kg dài 2m bắc qua một con kênh đào. Biết trọng tâm tấm ván cách A một khoảng x (m), cách B một khoảng y(m) biết x – y = 0,4 m, g = 10 m/s2. Áp lực tấm ván tác dụng lên hai bờ kênh A,B lần lượt là:

A. 24N; 36N

B.30N; 30N

C.36N; 24N

D.32N; 28N

18: Thanh OA có trọng lượng P có thể quay quanh trục O. Một lực tại A có phương thẳng đứng chiều từ dưới lên giữ thanh OA đứng yên hợp với mặt nằm ngang một góc . Câu nào sau đây là đúng:

A. F = P

B.F = P/2

C.F= Pcos

D.F = Psin

Tự luận (4 điểm);

1: Thanh OB có trục quay O được giữ cố định nằm ngang bằng dây AB và vật có khối lượng m1 = 4 kg, OB=60cm ,góc OAB = 60o , g = 10m/s2 (như hình vẽ);

1. Xác định lực căng của dây khi khối lượng thanh OB không đáng kể.

2. Xác định lực căng của dây khi khối lượng thanh OB là m2 = 3 kg.

0