08/05/2018, 11:27

Đề kiểm tra Vật Lí 6 Học kì 2 (Đề 4)

Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học .... Môn Vật Lí 6 Thời gian làm bài: 45 phút A. Phần trắc nghiệm (5 điểm) Câu 1: Khi sử dụng palăng, nếu hệ thống được cấu tạo càng nhiều ròng rọc thì cường độ lực kéo.......... A. Càng lớn. B. Càng giảm. C. Càng ...

Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học ....

Môn Vật Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

A. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1: Khi sử dụng palăng, nếu hệ thống được cấu tạo càng nhiều ròng rọc thì cường độ lực kéo..........

A. Càng lớn.

B. Càng giảm.

C. Càng tăng.

D. Không thay đổi.

Câu 2: Chọn câu phát biểu sai

A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.

B. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.

C. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.

D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Câu 3: Khoét một lỗ tròn trên thanh thước nhôm sao cho khi ghép lại thì mảnh khoét này khít với lỗ tròn đó. Khi nhiệt độ thanh thước tăng lên, để mảnh khoét vẫn còn khít với lỗ tròn trên thước thì:

A. Nhiệt độ của mảnh ghép này phải lớn hơn nhiệt độ tăng của thanh thước.

B. Nhiệt độ của mảnh ghép này phải nhỏ hơn nhiệt độ tăng của thanh thước.

C. Nhiệt độ của mảnh ghép này phải bằng với nhiệt độ tăng của thanh thước.

D. Giữ nguyên nhiệt độ ban đầu của mảnh ghép.

Câu 4: Khi giảm nhiệt độ, thể tích của............. sẽ giảm ít hơn thể tích của.........

A. Chất lỏng, chất rắn.

B. Chất rắn, chất lỏng.

C. Chất khí, chất lỏng.

D. Chất khí, chất rắn.

Câu 5: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

A. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra.

B. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại.

C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại.

D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.

Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Để tạo ra mưa nhân tạo người ta thường dùng máy bay trực thăng phun một loại hóa chất vào các đám mây để tạo ra hiện tượng ……… hơi nước trong các đám mây.

A. Bay hơi.

B. Ngưng tụ.

C. Đông đặc.

D. Nóng chảy.

Câu 7: Nóng chảy là hiện tượng một vật

A. Ở trạng thái lỏng.

B. Ở trạng thái rắn.

C. Chuyển trạng thái từ thể rắn sang thể lỏng.

D. Ở trạng thái bốc hơi.

Câu 8: Nhiệt độ trung bình của Thành phố Hồ Chí Minh vào mùa hè là 30oC. Nếu tính theo thang nhiệt độ Furenhai thì bằng:

A. 62oF

B. 86oF

C. 303oF

D. 48,67oF

Câu 9: Trong những ngày hè nóng bức, theo em độ ẩm của không khí (khối lượng hơi nước chứa trong 1m3 không khí) vào buổi nào cao nhất?

A. Buổi sáng

B. Buổi trưa.

C. Buổi tối.

D. Ban đêm.

Câu 10: Để đo nhiệt độ của nước sôi, người ta có thể dùng nhiệt kế rượu được không? Giải thích tại sao?

A. Được, vì nhiệt kế rượu cũng dùng để đo nhiệt độ.

B. Được, vì rượu có nhiệt độ sôi lớn hơn nhiệt độ sôi của nước.

C. Không, vì rượu có nhiệt độ sôi lớn hơn nhiệt độ sôi của nước.

D. Không, vì rượu có nhiệt độ sôi nhỏ hơn nhiệt độ sôi của nước.

B. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1: Để nâng một vật ta cần dùng đòn bẩy. Vật đặt tại B còn lực tác dụng của người đặt tại A. Khối lượng của vật là 3,6kg; đoạn AB = 2,5m.

Tính lực tác dụng của người vào đòn bẩy biết đoạn OA = 225cm.

Câu 2: Cho đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc nhiệt độ vào thời gian của một chất như sau

Đề kiểm tra Vật Lí 6 có đáp án và thang điểm

a. Thế nào là sự nóng chảy?

b. Dựa vào đồ thị trên cho biết chất trên nóng chảy tại nhiệt độ nào? Tên chất.

c. Nếu tiếp tục tăng nhiệt độ đến 100oC thì chất ở thể nào?

Câu 3: Đổi đơn vị từ nhiệt độ Kenvil sang nhiệt độ Celsius

345oK, 600oK, 100oK, 234oK

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

1 2 3 4 5
C C C B D
6 7 8 9 10
B C B B D

Mỗi câu 0,5 điểm

Câu 1: Chọn C

Khi sử dụng palăng, nếu hệ thống được cấu tạo càng nhiều ròng rọc thì cường độ lực kéo càng giảm

Câu 2: Chọn C

Các chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Câu 3: Chọn C

Nhiệt độ của mảnh ghép này phải bằng với nhiệt độ tăng của thanh thước. Vì khi hơ nóng, thể tích thanh thước tăng. Để lỗ tròn còn vừa cần hơ nóng đúng bằng nhiệt độ tăng của thanh thước để mảnh khoét vẫn còn khít với lỗ tròn trên thước.

Câu 4: Chọn B

Khi giảm nhiệt độ, thể tích của chất rắn sẽ giảm ít hơn thể tích của chất lỏng.

Câu 5: Chọn D

Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra do đó bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ.

Câu 6: Chọn B

Để tạo ra mưa nhân tạo người ta thường dùng máy bay trực thăng phun một loại hóa chất vào các đám mây để tạo ra hiện tượng ngưng tụ hơi nước trong các đám mây.

Câu 7: Chọn C

Nóng chảy là hiện tượng một vật chuyển trạng thái từ thể rắn sang thể lỏng.

Câu 8: Chọn B

86oF = 32 + 1,8. 30oC

Câu 9: Chọn B

Vào buổi trưa, nhiệt độ tăng cao dẫn đến nước bốc hơi thành hơi nước nhiều dẫn đến độ ẩm của không khí tăng.

Câu 10: Chọn D

Do nhiệt độ sôi của nước là 100oC mà nhiệt độ sôi của rượu là 80oC nhỏ hơn nhiệt độ sôi của nước

B. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

P = 10.m = 36 (N) (0,5 điểm)

Đổi AB = 2,5m = 250cm.

OB = AB – OA = 250 – 225 = 5 (cm) (0,5 điểm)

Theo quy tắc đòn bẩy : OA .F = OB.P (0,5 điểm)

Đề kiểm tra Vật Lí 6 có đáp án và thang điểm

Câu 2 (2 điểm)

Nóng chảy là quá trình chuyển đổi của một chất chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng. (0,5 điểm)

Chất trên nóng chảy ở 0oC. Đó là nước. (0,5 điểm)

Nếu tiếp tục tăng đến 100oC chất bắt đầu chuyển sang giai đoạn bay hơi. (0, 5 điểm)

Chất ở thể lỏng và thể khí. (0,5 điểm)

Câu 3: (1 điểm)

345oK = 273 + 72oC

→ toC = 72oC

600oK = 273 + 327oC

→ toC = 327oC

Tham khảo các Đề kiểm tra Vật Lí lớp 6 có đáp án và thang điểm

0