08/05/2018, 14:46

Đề kiểm tra Sinh 7 Học kì 2 (Trắc nghiệm - Tự luận 3)

Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học .... Môn Sinh học 7 A. Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1: Động vật nào dưới đây có khả năng tiết chất độc ? A. Tất cả các phương án còn lại B. Cóc nhà C. Cá nóc D. Rắn hổ mang Câu 2: Bộ phận nào dưới đây không có trong ...

Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học ....

Môn Sinh học 7

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1: Động vật nào dưới đây có khả năng tiết chất độc ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Cóc nhà

C. Cá nóc

D. Rắn hổ mang

Câu 2: Bộ phận nào dưới đây không có trong cấu tạo của thằn lằn ?

A. Cơ quan giao phối

B. Bóng đái

C. Cơ hoành

D. Xương sườn

Câu 3: Khi nói về khủng long bạo chúa, điều nào sau đây là đúng ?

A. Chi sau ngắn hơn chi trước

B. Không có răng

C. Là loài khủng long dữ nhất trong Thời đại khủng long

D. Ăn thực vật

Câu 4: Dựa vào số lượng ngăn tim, em hãy cho biết động vật nào dưới đây không cùng nhóm với những động vật còn lại ?

A. Hươu đùi vằn

B. Cá cóc Tam Đảo

C. Cá voi xanh

D. Chim đại bàng đầu trắng

Câu 5: Em hãy cho biết tên nhóm chim có kích thước và trọng lượng lớn nhất hiện nay.

A. Chim bồ nông

B. Chim cánh cụt

C. Chim ưng

D. Chim đà điểu

Câu 6: Lớp nào dưới đây có số lượng loài hiện biết ít hơn lớp Chim ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Lớp Lưỡng cư

C. Lớp Bò sát

D. Lớp Thú

Câu 7: Các đại diện của bộ Ăn sâu bọ có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Mõm kéo dài thành vòi ngắn

C. Thiếu răng nanh

D. Thị giác cực phát triển

Câu 8: Động vật nào dưới đây có dạ dày 4 túi ?

A. Thỏ

B. Ngựa

C. Trâu

D. Lợn

Câu 9: Động vật nào dưới đây có cấu tạo đốt cuối của mỗi ngón chân khác với những động vật còn lại ?

A. Linh cẩu

B. Tê giác

C. Hà mã

D. Hươu sao

Câu 10: Trong các ngành động vật dưới đây, ngành nào có quan hệ gần gũi với ngành Giun dẹp nhất ?

A. Ngành Giun đốt

B. Ngành Giun tròn

C. Ngành Thân mềm

D. Ngành Ruột khoang

B. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1: So sánh đặc điểm cấu tạo hệ tuần hoàn, bài tiết, hô hấp, tiêu hoá và sinh sản của thằn lằn và chim bồ câu. (5 điểm)

Câu 2: Quá trình nhai lại của phần lớn các loài Guốc chẵn diễn ra như thế nào và chúng có ý nghĩa gì đối với đời sống của các sinh vật này ? (2 điểm)

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

1 2 3 4 5
A C C B D
6 7 8 9 10
A B C A B

B. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1: Bảng so sánh cấu tạo của các hệ cơ quan của thằn lằn và chim :

Nội dung

so sánh Thằn lằn Chim bồ câu
Tuần hoàn - Tim 3 ngăn, tâm thất có vách ngăn hụt nên máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ thẫm (có sự pha trộn) - Tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
Tiêu hoá - Hệ tiêu hoá phân hóa thành nhiều bộ phận nhưng tốc độ tiêu hoá vẫn còn thấp - Có sự biến đổi của ống tiêu hoá (mỏ sừng, không có răng, xuất hiện diều, dạ dày tuyến, mề). Tốc độ tiêu hoá cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn ở chim, đặc biệt là khi bay
Hô hấp - Hô hấp bằng phổi có nhiều vách ngăn làm tăng diện tích trao đổi khí. Sự thông khí phổi là nhờ sự tăng giảm thể tích khoang thân - Hô hấp bằng hệ thống ống khí nhờ sự hút đẩy của hệ thống túi khí thông với phổi
Bài tiết - Thận sau với số lượng cầu thận khá lớn - Thận sau với số lượng cầu thận rất lớn
Sinh sản - Thụ tinh trong, đẻ trứng và không có tập tính chăm sóc trứng, phôi phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường - Thụ tinh trong, đẻ trứng và có tập tính ấp trứng, tạo điều kiện thuận lợi về nhiệt độ cho phôi phát triển

(Có 5 ý so sánh, trả lời đúng mỗi ý được 1 điểm)

Câu 2

Tập tính nhai lại có ở nhiều loài Guốc chẵn (động vật có dạ dày 4 túi). Khi ăn, cỏ được nhai nhệu nhạo cho thấm nước bọt rồi nuốt xuống bầu cỏ, sau đó thức ăn từ bầu cỏ chuyển vào túi tổ ong rồi được ợ lên, nhai lần nữa trước khi xuống lá sách rồi chuyển sang lá chắn (hay còn gọi là dạ múi khế). (0,5 điểm)

Vậy tại sao chúng lại trải qua công đoạn tiêu hoá phức tạp đến vậy và điều này có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?

Hầu hết các loài động vật nhai lại đều có khả năng tự vệ rất kém, chúng ít khi đương đầu với vật săn mồi mà thường bỏ chạy thoát thân để bảo toàn tính mạng. Từ đặc điểm này mà trong quá trình tiến hoá, trâu, bò, hươu, nai... đã xuất hiện song hành một tập tính khác đó là nhai lại. Việc nuốt cỏ nhanh chóng vào dạ dày khi kiếm ăn giúp các loài trên tiết kiệm thời gian và tạo tâm thế sẵn sàng bỏ chạy khi bị rượt đuổi bởi kẻ thù. Sau đó, tại những nơi an toàn, khi trong trạng thái nghỉ ngơi, chúng ợ lên nhai lại để quá trình tiêu hoá diễn ra triệt để hơn. Theo thời gian, dù ngày nay có nhiều loài nhai lại đã được thuần hoá nhưng do tập tính nhai lại vẫn còn có ý nghĩa về mặt tiêu hoá thức ăn nên đặc điểm thích nghi này vẫn được duy trì. (1,5 điểm)

Tham khảo các Đề kiểm tra Sinh học lớp 7 có đáp án và thang điểm

0