08/05/2018, 11:27

Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 6 Học kì 2 (Trắc nghiệm - Tự luận 3)

Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học .... Môn Vật Lí 6 Thời gian làm bài: 15 phút A. Phần trắc nghiệm (6 điểm) Câu 1: Chọn câu trả lời đúng A. Khi nhiệt độ giảm, trọng lượng riêng của khối khí giảm B. Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng của khối khí tăng C. Khi ...

Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học ....

Môn Vật Lí 6

Thời gian làm bài: 15 phút

A. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng

A. Khi nhiệt độ giảm, trọng lượng riêng của khối khí giảm

B. Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng của khối khí tăng

C. Khi nhiệt độ tăng hoặc giảm, trọng lượng riêng của khối khí không thay đổi

D. Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng của khối khí giảm

Câu 2: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi làm lạnh một vật rắn

A. Thể tích và khối lượng của vật giảm

B. Khối lượng riêng của vật giảm

C. Khối lượng của vật giảm

D. Thể tích của vật giảm

Câu 3: Ba quả cầu sắt, đồng, nhôm ở nhiệt độ 40oC có kích thước giống nhau. Nếu tăng nhiệt độ của chúng lên tới 100oC thì

A. Kích thước của ba quả cầu tăng lên như nhau

B. Kích thước của ba quả cầu giảm đi như nhau

C. Kích thước của ba quả cầu tăng lên khác nhau

D. Kích thước của ba quả cầu giảm đi khác nhau

Câu 4: Khi rót nước sôi vào hai cốc thủy tinh dày mỏng khác nhau, cốc nào dễ vỡ hơn? Vì sao?

A. Cốc thủy tinh mỏng vì cốc giữ nhiệt ít hơn, dãn nở nhanh

B. Cốc thủy tinh mỏng vì cốc tỏa nhiệt nhanh nên dãn nở nhiều

C. Cốc thủy tinh dày vì cốc giữ nhiệt nhiều hơn nên dãn nở nhiều hơn

D. Cốc thủy tinh dày vì cốc dãn nở không đều do sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành trong và thành ngoài của cốc

Câu 5: Tại sao các đường dây điện và dây điện thoại không hao giờ được kéo căng giữa các cột điện mà luôn được mắc trùng xuống?

A. Vì vào ban ngày, nhiệt độ nóng lên dây sẽ co lại và bị đứt.

B. Vì vào ban ngày, nhiệt độ nóng lên dây sẽ dãn ra và bị đứt.

C. Vì vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống, dây sẽ co lại và bị đứt.

D. Vì vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống, dây sẽ dãn ra và bị đứt.

Câu 6: Bộ phận rơ le trong bàn là ủi hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

A. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

B. Sự nở vì nhiệt của chất khí

C. Sự nở vì nhiệt của chất rắn

D. Cả A, B, C

B. Phần tự luận (4 điểm)

Câu 1: Giải thích các hiện tượng sau

a. Tại sao các ống nước thường được nối với nhau bằng đệm cao su?

b. Tại sao không nên để xe đạp ngoài nắng?

Câu 2: Cho 3 bình cầu đựng ba loại chất lỏng: nước, dầu, rượu; 3 ống thủy tinh; một chậu nước nóng; 3 ống hút bằng thủy tinh

a. Trong ba chất trên, chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất

b. Nêu phương án tiến hành thí nghiệm để chứng minh dự đoán trên.

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

1 2 3 4 5 6
D D C D D C

Mỗi câu trắc nghiệm 1 điểm

Câu 1: Chọn D

Khi nhiệt độ giảm, thể tích của khối khí tăng. Mà khối lượng khối khí không đổi nên khối lượng riêng của khối khí giảm ( D = m/V). Suy ra trọng lượng riêng của khối khí giảm

Câu 2: Chọn D

Khi làm lạnh, chất rắn co lại nên thể tích của chất rắn bị giảm

Câu 3: Chọn C

Vì các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau nên khi cùng tăng nhiệt độ của chúng kích thước của ba quả cầu tăng lên khác nhau.

Câu 4: Chọn D

Vì cốc thủy tinh dày dãn nở không đều do sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành trong và thành ngoài của cốc nên cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn cốc thủy tinh mỏng.

Câu 5: Chọn D

Vì vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống, dây sẽ dãn ra và bị đứt. Để tránh tình trạng này, người ta thường mắc dây trùng xuống chứ không mắc căng quá.

Câu 6: Chọn C

Bàn là tự động hoạt động dựa trên nguyên tắc sự nở vì nhiệt của chất rắn

B. Phần tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

a. Buộc nệm cao su để khi bất kì thời tiết nào đường ống không bị vỡ do tác động của nhiệt. (1 điểm)

b. Vì nhiệt độ ngoài trời truyền nhiệt vào không khí bên trong làm không khí bên trong bị nóng lên, nở ra. Mà khi hiện tượng đó xảy ra, lốp xe ngăn cản thì lốp sẽ nổ. (1 điểm)

Câu 2 ( 2 điểm)

a. Sự nở vì nhiệt của 3 chất được sắp xếp từ nhiều đến ít là: rượu, dầu, nước (0,5 điểm)

b. Phương án tiến hành thí nghiệm (1 điểm)

B1: Cắm ba ống thủy tinh vào trong 3 bình cầu

B2: Vạch mực chất lỏng dâng lên trên 3 ống của 3 bình cầu

B3: Đặt 3 bình cầu trên vào chậu nước nóng

B4: Vạch lại mực chất lỏng dâng lên của 3 ống thủy tinh của 3 bình cầu

Nếu độ chênh lệch mực chất lỏng của 2 lần đo lớn nhất thì đó là rượu. Độ chệnh lệch mực chất lỏng của 2 lần đo nhỏ nhất thì đó là nước. Còn lại là rượu. (0,5 điểm)

Tham khảo các Đề kiểm tra Vật Lí lớp 6 có đáp án và thang điểm

0