08/05/2018, 11:26

Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 6 Học kì 2 (Đề 5)

Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học .... Môn Vật Lí 6 Thời gian làm bài: 45 phút A. Phần trắc nghiệm (5 điểm) Câu 1: Động tác dùng xà beng nhổ cây đinh ở một tấm ván dựa trên nguyên tắc: A. Ròng rọc cố định. B. Mặt phẳng nghiêng. C. Đòn bẩy. D. Ròng rọc ...

Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học ....

Môn Vật Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

A. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1: Động tác dùng xà beng nhổ cây đinh ở một tấm ván dựa trên nguyên tắc:

A. Ròng rọc cố định.

B. Mặt phẳng nghiêng.

C. Đòn bẩy.

D. Ròng rọc động.

Câu 2: Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì thể tích nước......

A. Không thay đổi.

B. Tăng lên

C. Giảm đi.

D. Không từ nào đúng.

Câu 3: Chọn phát biểu sai

A. Khi tăng nhiệt độ thì chất khí nở ra.

B. Khi giảm nhiệt độ thì chất khí co lại.

C. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Câu 4: Để xác định giới hạn đo lớn nhất của nhiệt kế, ta phải quan sát trên nhiệt kế:

A. Chỉ số lớn nhất.

B. Khoảng cách giữa hai vạch chia

C. Chỉ số nhỏ nhất.

D. Loại nhiệt kế.

Câu 5: Nhiệt độ 0oK trong thang nhiệt Kenvin thì tương ứng trong thang nhiệt Xenxiut ứng với nhiệt độ:

A. - 32oC

B. 32 oC

C. - 273oC

D. 273oC

Câu 6: Một bình hình cầu được nút chặt, một ống thủy tinh xuyên qua nút vào ống. Trong ống thủy tinh có chứa một giọt nước. Hiên tượng gì xảy ra đối với giọt nước trên ống thủy tinh khi đặt bình thủy tinh vào chậu nước lạnh?

A. Giọt nước chuyển động đi lên

B. Giọt nước chuyển động đi lên sau đó chuyển động đi xuống

C. Giọt nước chuyển động đi xuống

D. Giọt nước đứng yên

Câu 7: Kết luận nào sau đây đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí?

A. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.

B. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.

C. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.

D. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Câu 8: Hai bình A và B có cùng thể tích, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một chậu nước nóng thì thấy mực chất lỏng trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình?

A. Hai bình A và B chứa cùng một loại chất lỏng

B. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ khác nhau

C. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau

D. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ khác nhau.

Câu 9: Tại sao khi giặt áo quần bằng máy người ta thường dùng nước nóng?

A. Vì giặt bằng nước nóng sẽ bảo vệ máy giặt lâu hư.

B. Vì nước nóng làm xà bông dễ tan và tăng tác dụng tẩy của xà bông đối với vết bẩn.

C. Vì nước nóng làm sợi vải nở ra, tăng khoảng cách giữa sợi vải với vết bẩn, nên liên kết giữa vết bẩn với sợi vải giảm do đó dễ tẩy sạch vết bẩn.

D. Cả B và C đều đúng.

Câu 10: Một băng kép được cấu tạo bởi một thanh đồng và một thanh thép. Khi làm lạnh:

A. Băng kép không bị cong.

B. Băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh đồng.

C. Băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh thép.

D. Băng kép có lúc cong mặt lồi về phía thanh đồng, có lúc cong mặt lồi về phía thanh thép tùy theo hạ tới nhiệt độ nào.

B. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1: Để nâng một vật, ta cần dùng một đòn bẩy. Vật đặt tại B, còn lực tác dụng của người đặt tại A. Khối lượng vật là 36kg. AB = 2,5 m; OB = 25cm. Biết độ lớn lực tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đặt của lực tới điểm tựa. Hãy xác định lực tác dụng của người vào đòn bẩy.

Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống

a. Để đo nhiệt độ người ta dùng .......................... Các chất lỏng thường dùng để chế tạo dụng cụ này là ......................... và ....................... Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng ....................... của các chất.

b. Trong nhiệt giai Xen – xi – ut, nhiệt độ nước đá đang tan là ........................., của hơi nước đang sôi là ..........................

Trong nhiệt giai Fa – ren – hai, nhiệt độ nước đá đang tan là ........................, của hơi nước đang sôi là...........................

c. Ngoài nhiệt giai Xen – xi – ut người ta còn dùng nhiệt giai .......................... và nhiệt giai............................

Câu 3: Giải thích các hiện tượng sau

1. Nước trong ấm khi đun sôi dễ bị trào

2. Rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng

3. Khinh khí cầu bay lên trên cao bằng cách tăng nhiệt độ của không khí trong khinh khí cầu.

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

1 2 3 4 5
C C C A C
6 7 8 9 10
C D D A B

Câu 1: Chọn C

Để giảm lực nâng đá, người ta có thể sử dụng máy cơ đơn giản đòn bẩy.

Câu 2: Chọn C

Thông thường khi tăng nhiệt độ, các chất lỏng đều nở ra nên thể tích tăng lên. Tuy nhiên đối với nước, khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì thể tích nước lại co lại. Còn trước 0oC và sau 4oC thì vẫn theo quy luật sự nở vì nhiệt của chất.

Câu 3: Chọn C

Các chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Câu 4: Chọn A

Để xác định giới hạn đo lớn nhất của nhiệt kế, ta phải quan sát trên nhiệt kế chỉ số lớn nhất.

Câu 5: Chọn C

0oK = 273 – 273oC

Câu 6: Chọn C

Khi đặt bình thủy tinh vào chậu nước lạnh, thể tích không khí trong bình giảm do không khí trong bình lạnh đi và co lại. Nên giọt nước trong ống thủy tinh đi xuống

Câu 7: Chọn D

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Câu 8: Chọn D

Do hai bình cùng đặt vào một chậu nước nên nhiệt độ của hai bình tăng lên như nhau. Tuy nhiên, mực nước trong bình A dâng cao hơn trong bình B chứng tỏ chất lỏng chứa trong bình khác nhau dẫn đến sự nở vì nhiệt của hai chất khác nhau.

Câu 9: Chọn C

Khi giặt áo quần bằng máy người ta thường dùng nước nóng vì nước nóng làm sợi vải nở ra, tăng khoảng cách giữa sợi vải với vết bẩn, nên liên kết giữa vết bẩn với sợi vải giảm do đó dễ tẩy sạch vết bẩn.

Câu 10: Chọn B

Vì đồng co dãn vì nhiệt nhiều hơn thép nên khi làm lạnh đồng co lại nhiều hơn thép dẫn đến băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh đồng.

B. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1: (1,5 điểm)

P = 10.m = 10.36 = 360(N) (0,25 điểm)

AB = 2,5m = 250m ⇒ OB = 250 – 25 = 225 (cm) (0,25 điểm)

Do độ lớn lực tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đặt của lực tới điểm tựa nên

Đề kiểm tra Vật Lí 6 có đáp án và thang điểm

Câu 2: (2 điểm)

Mỗi từ điền đúng 0,2 điểm

Để đo nhiệt độ người ta dùng .....nhiệt kế..... Các chất lỏng thường dùng để chế tạo dụng cụ này là .....rượu........thủy ngân... Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng ....sự nở vì nhiệt... của các chất.

Trong nhiệt giai Xen – xi – ut, nhiệt độ nước đá đang tan là ...0oC.., của hơi nước đang sôi là ....100oC....

Trong nhiệt giai Fa – ren – hai, nhiệt độ nước đá đang tan là ........32oC..., của hơi nước đang sôi là.......212oC......

Ngoài nhiệt giai Xen – xi – ut người ta còn dùng nhiệt giai ......Fa – ren - hai....... và nhiệt giai........Kenvil...

Câu 3: (1,5 điểm)

Giải thích các hiện tượng sau

Khi nhiệt độ tăng, do sự nở vì nhiệt của chất lỏng thể tích của nước tăng dẫn đến nước trong ấm khi đun sôi dễ bị trào.(0,5 điểm)

Khi rót nước vào cốc thủy tinh dày, lớp thủy tinh bên trong thay đổi nhiệt độ trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp thay đổi nhiệt độ. Do sự nở vì nhiệt không đồng đều giữa lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài gây ra một lực dẫn đến cốc bị vỡ. (0,5 điểm)

Sự dẫn nhiệt trong cốc thủy tinh mỏng dễ dẫn nhiệt hơn nên cốc ít bị vỡ hơn khi rót nước vào cốc thủy tinh dày. (0,5 điểm)

Khi tăng nhiệt độ của không khí bên trong khi khí cầu, thể tích của không khí tăng lên dẫn đến khối lượng riêng của không khí giảm đi và nhỏ hơn khối lượng riêng của không khí ngoài khinh khí cầu (hay có thể nói không khí bên trong khinh khí cầu nhẹ hơn ngoài không khí). Khinh khí cầu bay lên cao.

Tham khảo các Đề kiểm tra Vật Lí lớp 6 có đáp án và thang điểm

0