06/12/2018, 16:33

Đề kì 1 môn Toán lớp 6 có đáp án 2018 – Châu Thành

Đề kiểm tra cuối kì 1 lớp 6 môn Toán có kèm đáp án chi tiết của phòng gd Châu Thành. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017-2018 CHÂU THÀNH Môn TOÁN, Lớp 6 Đề chính thức Thời gian: 90 phút ...

Đề kiểm tra cuối kì 1 lớp 6 môn Toán có kèm đáp án chi tiết của phòng gd Châu Thành.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017-2018

CHÂU THÀNH         Môn TOÁN, Lớp 6

                                Đề chính thức

                             Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (3.0 đ)   –  Thời gian làm bài  20 phút

Học sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.

Câu 1: Số nào trong các số sau là số tự nhiên lớn nhất có 4 chữ số giống nhau ?

A. 1111 B. 1010 C. 1000 D. 9999

Câu 2: Số phần tử của tập hơp A các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10 là:

A. 3 B.  4 C. 5 D. 6

Câu 3: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai ?

A. Số có chữ số tận cùng bằng 4 thì chia hết cho 2 B. Số chia hết cho 2 là số có chữ số tận cùng là chữ số chẵn C. Số chia hết cho 5 là số có chữ số tận cùng là 5. D. Số chia hết cho 2 và chia hết cho 5 là số có chữ số tận cùng là 0

Câu 4: Phân tích số 400 ra thừa số nguyên tố, kết quả nào sau đây là đúng ?

A. 22.5 B. 23.5 C. 24.5 D. 24.52

Câu 5: Gọi A là tập hợp các số chia hết cho 2, B là tập hợp các số chia hết cho 5, C là tập hợp các số vừa chia hết cho 2 và chia hết cho 5. Phần tử của C có chữ số tận cùng là:

A. chữ số chẳn B. 5 C. 0 D. 0 hoặc 5

Câu 6: Khi tìm BCNN cùa 8, 9, 11 thì phân tích 8 = 23, 9 = 32 thì tích sau đây, tích nào là BCNN của 8, 9 và 11 ?

A. 2.3.11 B. 23.32.11 C. 23.32 D. 11

Câu 7: Tổng tất cả các số nguyên x, biết – 5< x < 5 có kết quả đúng là:

A. 0 B. – 5  C. 5 D. – 10

Câu 8: Tìm số nguyên a, biết | a + 4| = 0 có kết quả đúng là:

 A. a = 4  B. a = – 4  C. a = 0  D. a > – 4

Câu 9: Gọi M và N là hai điểm nằm trên tia Ox sao cho OM = 8cm, ON = 11cm. Khi đó độ dài đoạn thẳng MN là kết quả nào sau đây là đúng ?

A. 8cm B. 3cm C. 5cm D. 11cm

Câu 10: Trên tia Ox lấy các điểm M, N, P sao cho OM = 2cm, ON = 5cm, OP = 8cm. Khi đó khẳng định nào sau đây là đúng ?

A. M là trung điểm ON B. N là trung điểm của MP C. N là trung điểm OP D. M là trung điểm OP

Câu 11: Cho ba điểm A, B và C thẳng hàng (cùng nằm trên một đường thẳng). Có bao nhiêu trường hợp một trong ba điểm này nằm giữa hai điểm còn lại?

A. 1 B. 2 C. 3 D. nhiều hơn 3

Câu 12: Để trồng trụ làm hàng rào một miếng đất hình chữ nhật có chu vi 60m, mỗi trụ cách nhau 2m. Vậy số trụ đủ để trồng xung quanh miếng đất là:

A. 24 B. 26 C. 28 D. 30

II – PHẦN TỰ LUẬN : (7.0 đ)   Thời gian làm bài 70 phút

Bài 1 (1,0 điểm) Tính

a). 25 + (-5)

b) (-75) + (-25)

c) |-12| + (-2)

d) |-10| + (-10)

Bài 2: (1,0 điểm ) Hà Nội, Huế, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh nằm trên quốc lộ 1 theo thứ tự như trên. Cho biết các quãng đường trên quốc lộ ấy:

Hà Nội – Huế: 658km;

Hà Nội – Nha Trang: 1278km,

Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh: 1710km

a) Tính quãng đường Huế – Nha Trang

b) Tính quãng đường Nha Trang – Thành phố Hồ Chí Minh

c) Tính quãng đường Huế – Thành phố Hồ Chí Minh

d) Tính theo đường bộ, Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 70km. Vậy nếu đi theo đường bộ từ Bến Tre đến Hà Nội qua các Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Huế thì quãng đường là bao nhiêu km ?

Bài 3: (2,0 điểm) Có 24 bút bi, 32 quyển vở. Cô giáo muốn chi số bút và vở đó thành một số phần thưởng (lớn hơn 1) như nhau gồm cả bút và vở. Hỏi:

a) Cô giáo có thể chia số bút và vở theo yêu cầu trên bằng mấy cách? Vì sao?

b) Số bút và số vở trong mỗi cách chia là bao nhiêu?

c) Số phần thưởng nhiều nhất có thể chia từ số bút và vở nêu trên là mấy phần?

Bài 4: (3,0 điểm)  Trên tia Ox lấy các điểm A, B sao cho OA = 3cm, OB = 6cm

a) Trong ba điểm O, A, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? Vì sao ?

b) A có phải là trung điểm của đoạn thẳng OB không ? Vì sao ?

c) Nếu AB = 3cm, BC = 5cm, AC = 7cm. Ba điểm A, B, C có cùng nằm trên tia Ox không ? Vì sao ?            (Hình vẽ: 0,5 điểm)

– Hết –

HƯỚNG DẪN CHẤM

Ðề kiểm tra HỌC KÌ I, Năm học 2017-2018  –  Môn TOÁN, Lớp 6

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (  3.0 đ)  

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Kết quả

D

C

C

D

C

B

A

B

B

B

C

B

 II – PHẦN TỰ LUẬN : ( 7.0 đ) 

Bài

Câu

Nội dung cần đạt

Biểu điểm

Ghi chú

1

1.0 đ

a)

0.25

a) 25+ (- 5)

= 20 – 5

= 20

0. 25 đ

b)

0.25

b)     (- 75) + ( – 25)

= – (75 + 25)

= -100

0.25 đ

c)

0.25

c)     |-12| + (- 2)

= 12 – 2

= 10

0.25 đ

d)

0.25

d) |-10| + (-10)

= 10 – 10

= 0

0.25 đ

2

1.0 đ

a)

Quãng đường Huế – Nha Trang

là 1278 – 658 = 610(km)

0.25 đ

b)

Quãng đường Nha Trang – Thành phố Hồ Chí Minh

là 1710 – 1278 = 432(km)

0.25 đ

c)

Quãng đường Huế – Thành phố Hồ Chí Minh

HS làm cách khác, đúng kết quả, được trọn điểm

là 1710 – 658 = 1052(km)

0.25 đ

d)

 Quảng đường từ Bến Tre đến hà Nội
là 1710 + 70 = 1780(km)

0.25 đ

3

2.0 đ

a)

Cô giáo có thể chia số bút và vở theo yêu cầu là 3 cách. Vì 24 và 32 đều là bội chung (lớn hơn 1) là 2, 4 và 8

1.0 đ

nếu không giải thích: 0,25đ

 b)

2 phần thưởng mỗi phần có 12 bút và 16 vở

0.25 đ

4 phần thưởng mỗi phần có 6 bút và 8 vở

0.25 đ

8 phần thưởng, mỗi phần có 3 bút và 4 vở

0.25 đ

c)

Số phần thưởng nhiều nhất là 8 phần

0.25đ

4

3.0 đ

a)

0.75

A nằm giữa O và B

0.25 đ

Vì OA = 3 < OB = 6

0.5 đ

b)

0.75

A nằm giữa O và B nên AB = OB – OA

0.25 đ

= 6 – 3 = 3(cm)

0.25 đ

OA = AB nên A là trung điểm OB

0.25 đ

c)

1.0

Ta có AB + BC  AC (vì 3 + 5  7 nên B không nằm giữa A và C

0.25 đ

Ta có AC + CB  AB (vì 7 + 5  3) nên C không nằm giũa A và B

0.25 đ

Ta lại có: BA + AC  BC ( vì 3 + 7  5) nên A không nằm giữa B và C

0.25 đ

Do đó trong ba điểm A, B, C  không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại. Vì vậy, ba điểm A, B, C không cùng nằm trên tia Ox

0.25 đ

Hình vẽ A, B nằm trên Ox sao cho có độ dài tương đối OA = 3cm, OB = 6cm

0.5 đ

 ( Trên đây là một cách giải cho mỗi bài, nếu học sinh giải theo cách khác, đúng kết quả thì giáo viên chấm bài xem xét và ghi điểm cho các em)

0