23/02/2018, 09:47

Đáp án đề thi cuối kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2017: Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng…

Sau đây mời thầy cô và các em tham khảo tài liệu cực hay dưới đây: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2017 – 2018. Xem chi tiết dưới đây TRƯỜNG TIỂU HỌC THIỆN HƯNG B KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5 A. Phần đọc hiểu BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO ...

Sau đây mời thầy cô và các em tham khảo tài liệu cực hay dưới đây: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2017 – 2018. Xem chi tiết dưới đây

TRƯỜNG TIỂU HỌC THIỆN HƯNG B

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5

A. Phần đọc hiểu

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

      Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý.

Y Hoa đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già trao cho, nhằm vào cây cột nóc, Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột. Đó là lời thề của người lạ đến buôn, theo tục lệ. Lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột. Y Hoa được coi là người trong buôn sau khi chém nhát dao.

Già Rok xoa tay lên vết chém, khen:

– Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ!

Rồi giọng già vui hẳn lên:

– Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi!

Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo:

– Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào!

Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô viết hai chữ thật to, thật đậm: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo:

– Ôi, chữ cô giáo này! Nhìn kìa!

– A, chữ, chữ cô giáo!

Theo HÀ ĐÌNH CẨN

I. ĐỀ BÀI:

Đọc thầm bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo.”, dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học, hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất trong mỗi câu hỏi sau (Từ câu 1 đến câu 6):

Câu 1: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì? (M1)

A. Để thăm người dân tộc.

B. Để mở trường dạy học.

C. Để thăm học sinh người dân tộc.

Câu 2: Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào? (M2)

A. Mọi người đến rất đông, họ mặc quần áo như đi hội; họ trải đường đi cho cô giáo bằng những tấm lông thú mịn như nhung…

B. Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ; mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết; Y Hoa viết xong, họ cùng reo hò.

C. Mọi người đến rất đông, họ mặc quần áo như đi hội; họ người im phăng phắc.

Câu 3: Người dân buôn Chư Lênh thể hiện lời thề bằng cách nào? (M1)

A. Đưa tay lên thề.

B. Chém một nhát dao vào cây cột nóc.

C. Viết hai chữ thật to, thật đậm vào cột nóc.

Câu 4: Chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ? (M2)

A. Mọi người đến rất đông, họ mặc quần áo như đi hội.

B. Họ trải đường đi cho cô giáo bằng những tấm lông thú mịn như nhung…

C. Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ; mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết; Y Hoa viết xong, họ cùng reo hò.

Câu 5: Câu “Ôi, chữ cô giáo này !” là kiểu câu gì? (M1)

a) Câu kể. b) Câu cảm.                                       c) Câu khiến.

Câu 6: Dòng nào sau đây khác những dòng còn lại? (M3)

A. Buôn Chư Lênh, Y Hoa, nhà sàn, cô giáo.

B. Buôn Chư Lênh, Y Hoa, chật ních, hò reo.

C. Buôn Chư Lênh, Y Hoa, ùa theo, thẳng tắp.

Câu 7: Bài văn cho em biết điều gì về người dân Tây Nguyên? (M3)

(Viết câu trả lời vào chỗ chấm)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 8: Trong câu “Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào !”, từ nào là đại từ xưng hô? (M1)   (Viết câu trả lời vào chỗ chấm)

……………………………………………………………………………………………………………

Câu 9: Từ “Bấy giờ” trong câu “Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung.” thuộc thành phần nào ? (M2)

(Viết câu trả lời vào chỗ chấm)

……………………………………………………………………………………………………………

Câu 10: Vị ngữ trong câu “Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà.” Là gì? (M4)

(Viết câu trả lời vào chỗ chấm)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN, CÁCH CHẤM ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT – K5.

(Phần đọc hiểu và kiến thức TV)

Thang điểm: 7 điểm.

HS khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất của mỗi câu được số điểm tương ứng như đáp án dưới đây. (Nếu HS khoanh vào 2; 3 ý trong 1 câu thì không tính điểm câu đó.)

Đáp án:

Câu 1 2 3 4 5 6
Ý đúng b a b c b a
Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm

Câu 7: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (1 điểm)

Câu 8: Đại từ xưng hô là: cô giáo; lũ làng. (0.5 điểm)

Câu 9: Từ “Bấy giờ” thuộc thành phần trạng ngữ. (1 điểm)

Câu 10: Vị ngữ trong câu đó là:

“lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà” (1 điểm)


B. PHẦN VIẾT

I. Đề bài:

1. Chính tả: (2 điểm) – 20 phút.

Nghe-viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.  (Trang 144)

(Từ Y Hoa lấy trong gùi ra…” đến hết ).

2. Tập làm văn (8 điểm) – 35 phút.

Tả một người mà em gần gũi, quý mến nhất.

…………………………………………………………………………….

II. Hướng dẫn chấm điểm chi tiết:

1. Chính tả: (2 điểm)

– Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định; viết sạch, đẹp: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2. Tập làm văn: (8 điểm)

* Đạt được các nội dung sau thì được 6 điểm:

Mở bài: Giới thiệu người định tả. (1 điểm)

Thân bài:

Tả hình dáng ( đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,…). (2 điểm)

Tả tính tình, hoạt động ( lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, …). (2 điểm)

Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả. (1 điểm)

Bài làm

  Trong gia đình của em, ai cũng là người em yêu quý, nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ của em.

Mẹ em năm nay đã 37 tuổi. Mẹ có dáng người cân đối, thon thả. Mái tóc của mẹ em là tóc xoăn, có màu nâu mượt. Khuôn mặt trái xoan với đôi mắt hai mí, chiếc mũi cao cao và đôi môi đỏ hồng luôn nở nụ cười rạng rỡ là nững nét nổi bật. Mẹ em sở hữu làn da trắng hồng tự nhiên. Hằng ngày, mẹ em thường hay mặc những chiếc váy đẹp được cách điệu nhưng không quá diêm dúa.
Mẹ em không những xinh đẹp mà còn rất đảm đang nữa. Hôm nào trong nhà có ai sinh nhật, mẹ thường về sớm để chuẩn bị mọi thứ. Một lần, khi đi học về em đã thấy mùi thơm phức cảu các món ăn phát ra từ nhà mình rồi. Vào trong nhà, trên bàn ăn thấy bày bao nhiêu là món ăn ngon: Đỏ của cà chua, xanh cảu rau, nâu của thịt bò,… Tối hôm đó, nhà em ăn sinh nhật rất vui vẻ. Có lần, trời đổi gió, em bị ốm, sốt cao tới 39 độ, mẹ em rất lo lắng. Mẹ đưa em vào bệnh viện để khám, bác sĩ bảo em bị viêm phổi. Bác sĩ kê đơn thuốc rồi bảo mẹ cho em uống cho đến khi hết sốt. mẹ chăm sóc em rất ân cần, chu đáo. Sau ngày em bị ốm, mẹ em gầy hẳn đi vì những đêm thức trắng để chăm sóc em.

Em rất yêu mẹ của em. Dù có đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ về mẹ của mình. Em thầm hứa sẽ học thật giỏi để không phụ sự chăm sóc,yêu thương của mẹ.

…………………………………Hết…………………………………

0