06/02/2018, 15:21

Dàn ý Nghị luận xã hội câu tục ngữ Có chí thì nên

1. Mở bài Giới thiệu: có chí thì nên. 2. Thân bài a. Có chí thì nên là cái gì? – “Có chí thì nên” có ý nghĩa như thế nào? – “Chí” là cái gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. – “Nên” là ...


1. Mở bài

Giới thiệu: có chí thì nên.

2. Thân bài

a. Có chí thì nên là cái gì?

– “Có chí thì nên” có ý nghĩa như thế nào?

– “Chí” là cái gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì.

– “Nên” là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.

– Nếu có ý chí thì sẽ thành công.

b. Những tấm gương về người “có chí thì nên”.

– Những tấm gương:

– Cao Bá Quát

– Bác Hồ.

c. Tại sao có chí thì nên?

Bởi vì đường đời không bao giờ bằng phẳng mà luôn có những khó khăn, thử thách. Cho nên muốn thành công đều phải trải qua một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác.

d. Có chí thì nên bằng cách nào?

– Thật đáng thương cho những người nản chí, nhụt chí.

– Muốn thành công, học sinh cũng cần phải rèn luyện ý chí, không ngừng nỗ lực vượt khó khăn, thử thách để đạt mục đích.

3. Kết bài:

– Đánh giá chung: có chí thì nên

Nghị luận xã hội câu tục ngữ Có chí thì nên – Bài làm

“Không có gì nghèo bằng không có tài, không có gì hèn bằng không có chí”.

(Uông Cách)

Trên đường đời, ai trong chúng ta không một lần gặp thất bại vì “nhân vô thập toàn”, nhưng con người dễ nản chí khi gặp khó khăn trở ngại. Bởi vậy, ông cha ta ngàn xưa đã khuyên nhủ ta phải cốgắng vươn lên mới đạt được thành công.Câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã được truyền lại từ bao đời nay như bài học quý giá. Đây chính là bí quyết để thành công trong cuộc sống.

Vậy “có chí thì nên” có ý nghĩa như thế nào? “Chí” là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại. “Nên” là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc. Vậy “có chí thì nên” nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khán, trở ngại để đi đến thành công.

Một tấm gương tiêu biểu cho tinh thần rèn luyện y chí để thành công chính là Cao Bá Quát. Thuở nhỏ, Cao Bá Quát đãnổi tiếng vềtài văn thơ đối đáp thông minh và tài hoa, song chữ viết rất xấu. Tính khí tuy ngông ngạo, nghịch ngợm nhưng Cao Bá Quát Tất chịu khó và kiên trì trong học tập. Học và làm, bao giờ ông cũng thực hiện đến nơi đến chốn, là được mới chịu. Việc tập viết chữ cho tốt là một ví dụ. Đêm đến, Cao Bá Quát thường thức khuya miệt mài trên trang giấy để tập viết. Buồn ngủ, ông tự buộc tóc mình lên xà nhà để mỗi lần “gật” bị tóc giật đau phải tỉnh lại. Chân muốn chạy, ông buộc chân vào cạnh bàn. Tự mình “trị” mình, Cao Bá Quát kiên trì, không tự tha thứ, nản lòng. Do đó, sau này chữ ông rất đẹp, đẹp như “rồng bay phượng múa”. Mẫu chữ đẹp của ông hiện nay còn lưu lại trong bài đề tựa cuối cùng của Mai Am thi tập của công chúa Lại Đức, tự Thục Khanh, hiệu Mai Am, con gái vua Minh Mệnh.

Tấm gương tiêu biểu nhất về “có chí thì nên” chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Bác Hồ kết thúc bản di chúc bằng câu: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Mong muốn, ý chí, quyết tâm của Bác đã được thể hiện ngay từ thời niên thiếu. Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Tháng 9 năm 1907, Bác vào học tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kì. Người cha bị triều đình khiển trách vì “hành vi của hai con trai”. Hai anh em Tất Đạt và Tất Thành bị giám sát chặt chẽ. Nguyễn Tất Thành quyết định vào miền Nam để tránh sự kiểm soát của triều đình. Với ý chí quyết tâm mạnh mẽ, Bác đã đi tìm đường cứu nước. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Bác lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp trong vai phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Bác phải chịu muôn vàn gian khổ khi ở nước ngoài, trong những ngày tháng bị giam cầm ở Trung Quốc. Bác đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thành công, thống nhất đất nước, đem lại độc lập tự do cho dân tộc.

“Sức mạnh không đến từ thể chất. Nó đến từ ý chí bất khuất”.

Tại sao người có ý chí, nghị lực sẽ thành công? Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì. Đường đời không bao giờ bằng phẳng mà luôn có những khó khăn, thử thách. Chonên muốn thành công đều phải trải qua một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ nhiều thất bại khác nhau. Chính ý chí, nghị lực, lòng kiên trì là sức mạnh giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan chịu đựng thử thách trong công việc thì sự thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào.

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”.

(HồChí Minh)

Thật đáng thương cho những người nản chí, nhụt chí! Đây là những con người khi gặp thất bại, khó khăn, thử thách thì tỏ ra tuyệt vọng. Họ không cố gắng vượt qua mà chỉ biết ngồi than thân trách phận. Những người này không chì làm hại chính bản thân mình vì không thành công trên đường đời, mà còn làm hại cả gia đình, xã hội.

“Đường đi khó không khó vì ngăn sông, cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.

(Nguyễn Bá Học)

Đối với học sinh chúng ta, câu tục ngữ trên có ý nghĩa sâu sắc vì trong học tập và rèn luyện, muốn thành công, học sinh cần phải rèn luyện ý chí, không ngừng nỗ lực vượt khó khăn, thử thách để đạt mục đích. Chúng ta phải biết rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ý chí của mình ngay từ lúc nhỏ, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Vì có như vậy mới trở thành nét sống đẹp trong mỗi con người. Người học sinh cần tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm được việc lớn.

“Học vấn có chùm rễ đắng ngắt nhưng hoa quả lại rất ngọt ngào”.

(Ngạn ngữ Nga)

Tóm lại, câu tục ngữ “Có chí thì nên” khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn trong cuộc sống. Khi chúng ta bắt đầu làm bất cứ một việc gì đó, nếu ta có ý chí nghị lực và sự kiên trì quyết tâm nhất định thì chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn trở ngại để đi đến thành công, chiến thắng như bài thơ Đi đường mà Bác Hồ đã đúc kết:

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”

Từ khóa tìm kiếm

0