12/07/2018, 23:26

Dàn ý chi tiết Cảm nhận vẻ đẹp lãng mạng và bi tráng của người lính Tây Tiến ở khổ thơ ba trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Dàn ý chi tiết Cảm nhận vẻ đẹp lãng mạng và bi tráng của người lính Tây Tiến ở khổ thơ ba trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Dàn ý I. Mở bài: – Cuộc kháng chiến chống Pháp đi qua để lại những dâu ấn không thể phai mờ trong tâm hồn dân tộc. Đó là điểm hội tụ ...

Dàn ý chi tiết Cảm nhận vẻ đẹp lãng mạng và bi tráng của người lính Tây Tiến ở khổ thơ ba trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Dàn ý

I.  Mở bài:

–  Cuộc kháng chiến chống Pháp đi qua để lại những dâu ấn không thể phai mờ trong tâm hồn dân tộc. Đó là điểm hội tụ của một triệu tấm lòng yêu nước, là môi trường thử thách tinh thần chiến đấu ngoan cường bất khuất của nhân dân ta. Cuộc kháng chiến còn làm nảy sinh biết bao hình ảnh đẹp mà đẹp nhất là hình ảnh người lính.

–  Quang Dũng là nhà thơ của lính, đã sống một đời lính thật oanh liệt hào hùng. Có lẽ vì vậy mà đời lính đã ăn sâu vào đời thơ.

–  "Tây Tiến" là bài thơ của lính viết về lính nên khi đọc lên ta thấy ngay chất bi tráng của những chàng trai "Thạch Sanh thếkỉ XX".

"Tây tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hừm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường di chẳng tiếc dời xanh Áo bào thay chiêu, anh về đất Sống Mã gầm lên khúc dộc hành”.

II.   Thân bài:

1.   Khái quát:

Tây Tiến là một phân hiệu bộ đội được thành lập đầu năm 1947. Thành phần chủ yêu là các thanh niên trí thức Hà Nội. Nhiệm vụ của họ là phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới phía tây. Năm 1948, Tây Tiến giải thể để thành lập Trung đoàn 52. Quang Dũng cũng chuyển sang đơn vị khác. Sau khi rời khỏi đơn vị cũ chưa được bao lâu, Quang Dũng đã sáng tác bài thơ này. Đây là đoạn thơ thứ ba trong bài "Tây Tiến".

2.   Khái niệm:

–  Bi tráng trong tác phẩm văn học được thể hiện ở việc miêu tả hiện thực, không né tránh cái bi, tức cái gian khổ, đau thương. Cái bi thường được biểu hiện ở giọng điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ hào hùng.

–  Chiến trường Tây Tiến ác liệt, hoang vu, nhiều thú dữ, bệnh sốt rét rừng gây nhiều tử vong, nhiều chiến sĩ đã ngã xuống trên đường hành quân… Đó là cái bi, là cái hiện thực khốc liệt của cuộc chiến. Quang Dũng không lẩn tránh cái bi nhưng đem đến cho cái bi màu sắc và âm hưởng tráng lệ, hào hùng để thành chất bi tráng. Cái “tráng" này là của Quang Dũng và của cả một lớp trai trẻ như ông thời ấy, mang trong lòng một bầu máu nóng "thề quyết tử cho Tổ quôc quyết sinh". Cái "tráng" ấy lại được luồng gió yêu nước của thời anh hùng rực lửa thời bây giờ thổi vào nên lại càng hào hùng, rực rỡ. Đúng là "bài thơ này đã được khí phách của cả một thời đại ùa vào, chắp cánh" để cho cái chất bi tráng ấy bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời thơ.

3.   Chất bi tráng ở khổ 3:

–  Chất bi tráng làm nên sắc diện của bài thơ, có mặt trong tác phẩm, nhưng nổi rõ và in đậm nhất ở đoạn thơ thứ 3 khi Quang Dũng miêu tả chân dung người lính. Giữa nền thiên nhiên khắc nghiệt, hình ảnh người lính hiện lên thật là bi tráng. Quang Dũng đã dùng những hình ảnh sát hiện thực để tô đậm cái phi thường của người lính:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

–  Hai câu thơ đầu gợi lên vẻ đẹp bi tráng. Đầu tiên đó là cái bi thương được gợi lên từ ngoại hình của người lính: ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da dẻ xanh như tàu lá. Có thể nhận ra cách diễn đạt tinh tếcủa Quang Dũng khi nhà thơ miêu tả một đoàn quân "xanh như tàu lá" chứ không phải xanh xao. Người lính Tây tiến như hòa với thiên nhiên cây lá, ốm mà không yêu, gầy ốm mà vẫn trẻ trung, tràn đầy sức sống. Nhắc đến hình ảnh "Đoàn quân không mọc tóc" tác giả đã gợi lên hình ảnh anh "vệ trọc" một thời. Câu thơ tả cái ngang tàng của người lính, lại như có nét đùa vui hóm hỉnh, không cần tóc mọc. Dù đói rét, bệnh tật và muôn vàn gian khổ, nhưng người lính vẫn bừng bừng khí thế, vẫn "dữ oai hùm". Cái bi nghiệt ngã nhưng không hề lân át cái hùng. Dù có tiều tụy về hình hài nhưng tinh thần vẫn khỏe khoắn, dũng mãnh như chúa sơn lâm, vẫn kiến định lí tưởng cách mạng qua hình ảnh đôi mắt ngời sáng: "Mắt trừng… thơm". Đó là cái mộng chiến đấu và chiến thắng. Ớ đây, ta thấy được cái chí và cái tình của người lính. "Chí" trong ánh mắt quyết tử, "tình" bâng khuâng trong giấc mơ lãng mạn: "Đêm….thom". Hình ảnh Hà Nội và dáng kiều thơm hiện về trong đêm mơ là nguồn động viên, cổ vũ đối với các chiến sĩ. Một tháng kỉ niệm êm đềm trong sáng ấy đã tiếp sức cho họ trong cuộc chiến đấu gian nan. Có lẽ lí tưởng cách mạng khiến tình yêu thương thêm cao cả, lớn lao. Đó là hai nét khắc họa chân thực và cảm động về cả một thếhệ người Việt dằn lòng gạt tình riêng, ra đi vì nghĩa lớn.

–  Gọi về trong kí ức, Quang Dũng nhắc đến sự hi sinh của người lính Tây Tiến. Tác giả nhìn thẳng vào trong cái bi nhưng đem đến cho nó một vẻ đẹp hào hùng, lẫm liệt và sang trọng:

Rải rác biên cương mố viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiêu, anh vềđất Sống Mã gầm lên khúc độc hành.

–  Dù nói về cái chết, nỗi đau thương mất mát nhưng Quang Dũng lại không dùng những từ ngữ bi ai. Cách dùng từ Hán Việt "biên cương", "viễn xứ", "áo bào" trang trọng đã khiến cái bi thương, lạnh lẽo mờ đi, làm cho sự hi sinh của chiến sĩ Tây Tiến được đặt vào một không khí thiêng liêng trang trọng, tạo tâm thế ngưỡng mộ đầy tôn kính cho người đọc. Và cảm giác ảm đạm, ngậm ngùi nhanh chóng bị xóa đi bởi tứ thơ mạnh mẽ, rắn rỏi như một lời tuyên thệ trong câu 2.

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

–  Hình tượng thơ đậm chất bi tráng, khẳng định mạnh mẽ khí phách của tuổi trẻ một thời không chỉ tự nguyện châp nhận mà còn vượt lên trên cái chết, sẵn sàng dâng hiên cả sự sống, cả tuổi trẻ cho nghĩa lớn của dân tộc. Họ đã ra đi với tất cả lòng say mê của người thanh niên yêu nước, sẵn sàng hiên dâng phần đời đẹp nhất cho đất nước. Có người chưa kịp yêu một người con gái, ngã vào lòng đất vẫn còn là con trai. Tuổi trẻ ai chẳng mang trong mình một khát vọng hạnh phúc tình yêu, ai chẳng mong cho mình được sống với tuổi thanh xuân hạnh phúc đầy hoa mộng. Thế nhưng người lính ở đây lại chẳng tiếc cho mình, phải chăng ở họ cái máu anh hùng của thời đại đã in đậm trong trí não hòa cùng dòng máu Lạc Hồng mây ngàn năm lịch sử. Hình ảnh người lính bi tráng và hào hùng bởi Quang Dũng đã nói được một điều cốt lõi trong nhân cách của người lính, đó là biết hi sinh, biết gian khổ nhưng vẫn cứ ra đi, họ ra đi "chẳng tiếc đời xanh" bởi họ hiến dâng tuổi thanh xuân cho lý tưởng cao đẹp, chiến đấu vì tổ quốc. Họ ra đi và ngã xuống thanh thản không một chút vướng bận:

Áo bào thay chiếu, anh về đất Sống Mã gầm lên khúc độc hành

–  Cách nói "áo bào thay chiêu" là cách nói bi tráng hóa sự hi sinh của người lính. Hiện thực bi thương khôc liệt đã được thi vị hóa qua hình ảnh "áo bào" thật sang trọng để các anh "về đâV' thanh thản, nhẹ nhàng. Quang Dũng có kể lại "khi tử sĩ nằm xuống không đủ manh chiêu để liệm, nói áo bào thay chiêu là mượn cách nói của thơ trước đây để an ủi những người đổng chí vừa ngã xuống." Hơn nữa, "áo bào" còn gợi ra hình ảnh của các bậc võ tướng xưa hùng dũng hiên ngang thì cái chết của những người lính cũng xứng tầm oai phong trang trọng như thế. Bi hùng, bi tráng chứ không bi thương, bi lụy… Tinh thần ấy còn được nâng đỡ ở câu thơ "Sống… hành". Thiên nhiên gầm lên khúc tráng ca làm rung chuyển cả trời đất đưa các anh về với cõi vĩnh hằng. Câu thơ vang dội như một khúc nhạc kỳ vĩ. Âm hưởng bi hùng của khúc chiêu hồn tử sĩ dội lên từ chữ "gầm". Tiếng gầm ấy là khúc nhạc bi tráng, khúc nhạc tiễn đưa người lính về nơi an nghỉ cuối cùng. Khúc tráng ca của thiên nhiên trở thành  tiếng khóc lớn nâng sự hi sinh của người lính lên tầm sử thi.

III.   Kết bài:

– Tóm lại, thành công của đoạn thơ là nhà thơ đã sử dụng nhiều từ Hán Việt gợi sắc thái cổ tích trang nghiêm; sử dụng nghệ thuật đối lập, nhân hóa, nói giảm nói tránh. Lời thơ hàm súc, vừa đượm chất hiện thực vừa gợi chất hào hùng đã dựng lên bức tượng đài về người lính Tây Tiến, dấu ấn của một thời đại bi thương nhưng đầy bi tráng. Vẻ đẹp ấy không chỉ của những nười lính Tây Tiến mà còn là gương mặt tinh thần bất tử của người lính Việt Nam nói chung trong suốt các cuộc trường chinh vệ quốc vĩ đại.

0