11/05/2018, 14:46

đại hội đồng cổ đông làm gì

Gồm tất cả các thành viên ( cổ đông) có quyền biểu quyết (Các cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông và sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết). Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty cổ phần, quyết định những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến sự tồn tại và hoạt ...

Gồm tất cả các thành viên ( cổ đông) có quyền biểu quyết (Các cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông và sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết).

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty cổ phần, quyết định những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của Công ty.
Đại hội đồng cổ đông làm việc theo chế độ tập thể, thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình chủ yếu thông qua kỳ họp của Đại hội đồng cổ đông, do đó Đại hội đồng cổ đông phải họp ít nhất mỗi năm một lần.
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người có thẩm quyền triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc theo yêu cầu của cổ đông hay nhóm cổ đông sở hữu > 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất là 6 tháng. Ngoài ra Ban kiểm soát cũng có quyền yêu cầu triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ tức trong trường hợp Hội đồng quản trị vi phạm  nghiêm trọng nghĩa vụ của người quản lý (Điều 86 Luật doanh nghiệp) hoặc Hội đồng quản trị ra quyết định vượt qúa thẩm quyền được giao và các trường hợp khác qui định tại điều lệ Công ty.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu triệu tập họp, Hội đồng quản trị phải triệu tập họp đại hội đồng cổ đông. Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập thì ban kiểm soát phải thay thế hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật doanh nghiệp. Trường hợp ban kiểm soát cũng không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thì nhóm cổ đông có quyền yêu cầu triệu tập họp đại hội đồng cổ đông sẽ được quyền tự triệu tập họp, mọi chi phí cho cuộc họp đó do Công ty chịu.
Cuộc họp được tiến hành khi có cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% số cổ phần có quyền biểu quyết
Trong trường hợp cuộc họp lần 1 không đủ điều kiện thì tiến hành triệu tập họp lần 2 trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuộc họp lần 1 dự định khai mạc. Cuộc họp lần 2 chỉ được tiến hành khi số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 30% vốn điều lệ. Nếu cuộc họp lần 2 cũng không đủ điều kiện thì tiến hành triệu tập cuộc họp lần 3 trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày cuộc họp lần 2 dự định khai mạc. Cuộc họp lần 3 được tiến hành không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp. Cổ đông có quyền uỷ nhiệm người khác bằng văn bản để thay mình tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định của mình dưới 1 trong 2 hình thức:
– Biểu quyết tại cuộc họp
Quyết định của đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận. Tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định. Đối với quyết định về loại cổ phần và số lượng cổ phần được quyền chào bán của từng loại; sửa đổi bổ sung điều lệ công ty; Tổ chức lại, giải thể công ty; Bán hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận (tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định)
– Lấy ý kiến bằng văn bản.
Quyết định của đại hội đồng cổ đông được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi được số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận. Tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định.
Quyết định của đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp đại hội đồng cổ đông trong vòng 15 ngày, kể từ ngàyquyết định được thông qua.
Thể thức tiến hành họp đại hội đồng cổ đông, hình thức biểu quyết do điều lệ công ty quy định.
Cuộc họp đại hội đồng cổ đông phải được ghi vào sổ biên bản của công ty. Biên bản phải được thông qua trước khi bế mạc cuộc họp.

0