31/05/2017, 12:58

Đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn?

Giọng văn trần thuật độc đáo, kết hợp hài hoà giữa đối thoại với độc thoại, lời gián tiếp và lời nửa trực tiếp. Vì thế ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật nhiều khi được lồng vào nhau (chứng minh qua tiếng chửi của Chí Phèo, thức tỉnh lương tâm của Chí Phèo. Đoạn độc thoại của Bá Kiến). ...

Giọng văn trần thuật độc đáo, kết hợp hài hoà giữa đối thoại với độc thoại, lời gián tiếp và lời nửa trực tiếp. Vì thế ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật nhiều khi được lồng vào nhau (chứng minh qua tiếng chửi của Chí Phèo, thức tỉnh lương tâm của Chí Phèo. Đoạn độc thoại của Bá Kiến). Giọng điệu trong văn Nam Cao luôn luôn được thay đổi rất linh hoạt, khi thì lạnh lùng đến khinh bạc, khi thì trữ tình sôi nổi thiết tha.

a)   Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

Miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật qua khoảnh khắc chiều buông, đêm xuống, khuya về. Kết cấu mạch truyện theo thời gian, tác giả thể hiện được không khí, nhịp điệu, biến thái của thiên nhiên ngoại cảnh trong sự hoà hợp với tâm trạng, cảm xúc sâu kín của nhân vật. Tâm hồn nhân vật luôn luôn rộng mở, mài sắc các giác quan để cảm nhận thế giới theo cách riêng của mình, qua đó tự lắng nghe tâm hồn mình khẽ rung lên.

b)  Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

-     Tạo tình huống éo le giữa những tâm hồn tri kỉ (Huấn Cao và viên quản ngục).

-     Cảnh cho chữ được miêu tả trong nhà ngục là cảnh xưa nay chưa từng có bao giờ.

-     Tạo không khí cổ xưa cho tác phẩm (ngôn ngữ, cảnh tượng của một thời xa xưa).

c)   Chí Phèo (Nam Cao)

-     Phân tích tâm lí nhân vật.

Nhà văn khắc hoạ tâm trạng nhân vật qua đối thoại, độc thoại nội tâm. Nhà văn khai thác triệt để kết cấu tâm lí thường sử dụng hình thức tự truyện.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0