24/06/2018, 16:54

Câu hỏi ôn tập: Việt Nam từ năm 1919-1930 – Lịch sử 12

Câu 1. Nêu tóm tắt diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 — 1933. Tác động của cuộc khủng hoảng đối với cách mạng Việt Nam. HƯỚNG DẪN — Tóm tắt diễn biến của khủng hoảng kinh tế 1929 -1933: + Trong những năm đầu thế kỉ XX, các nước tư bản huyênh hoang về thời kì hoàng kim của ...

Câu 1. Nêu tóm tắt diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 — 1933. Tác động của cuộc khủng hoảng đối với cách mạng Việt Nam.

HƯỚNG DẪN

—   Tóm tắt diễn biến của khủng hoảng kinh tế 1929 -1933:

+ Trong những năm đầu thế kỉ XX, các nước tư bản huyênh hoang về thời kì hoàng kim của mình.

+ Đến tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng diễn ra đầu tiên ở nước Mĩ, sau đó lan rộng đến các nước tư bản chủ nghĩa.

+ Đây là cuộc khủng hoảng thừa, khủng hoảng trầm trọnng nhất, kéo dài nhất trong lịch sử khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản.

–   Tác động đến Việt Nam:

+ Nước Pháp cũng bị ảnh hưởng rất lớn của cuộc khủng hoảng kinh, tế 1929   – 1933.

+ Để giải quyết hậu quả cuộc khủng hoảng này, Pháp trút gánh nặng lên nhân dân Việt Nam, vì nền kinh tế Việt Nam lúc này bị cột chặt vào nền kinh tế nước Pháp.

+ Thực dân Pháp tập trung đầu tư khai thác thuộc đa để bù đắp vào sự thiếu hụt cho kinh tế chính quốc do khủng hoảng gây ra.

+ Kinh tế Việt Nam bị suy thoái, nạn đói khổ của các tầng lớp nhân dân ngày càng trầm trọng. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng gay gắt.

+ Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp bịùng nổ, lôi kéo động đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

Câu 2. Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử thế giới trong những năm 1917 -1921 có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam theo yêu cầu sau đây. Phát biểu ý kiến của anh chị về sự tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam.

Thời gian Sự kiện
HƯỚNG DẪN
Thời gian Sự kiện
1) Năm 1917 Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi. Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành được thắng lợi, có ảnh hưởng to lớn đên phong trào cách mạng thế giới, trong đó có Việt Nam.
2) Năm 1919 Quốc tế Cộng sản được thành lập ở Mátxcơva, đảm nhận sứ mênh lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới.
3) Năm 1920 Đảng Cộng sản Pháp thành lập.
4) Năm 1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đòi.
*   Phát biểu ý kiến:

–    Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, đã làm biến đổi căn bản tình hình thế giới. Nó không chỉ tác động sâu sắc đến phong trào cách mạng vô sản ỗ các nước tư bản, mà còn lan toả sâu rộng tới các nước thuộc đa, cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giái phóng mình.

–    Làm cho phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa phương Tâý và phong trào giái phóng dân tộc ở các nước thuộc đa phương Động có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung – chủ nghĩa đế quốc.

–    Là bằng chứng chứng minh rằng chủ nghĩa Mác – Lênin đã trịở thành hiện thực và được truyền bá rộng rãi.

–    Do đó, Cách mạng tháng Mưòi Nga đã soi đường để cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản. Con đường mà Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn vào tháng 7/1920, khi Người đọc Sơ thảo Luận cương Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc đa.

Câu 3. Vì sao Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam? Những điểm mới trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai là gì

HƯỚNG DẪN

-Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam vì:

+ Chiến tranh thế giới đã làm cho nền kinh tế của Pháp bị tôn thất nặng nề.

+ Để hàn gắn và khội phục nền kinh tế sau chiến tranh, nhà cầm quyền Pháp vừa mới tìm cách thúc đẩy sản xuất trong nước, vừa tăng cường đầu tư khai thác thuộc đa, trước hết là các nước ở Động Dương.

–    Những điểm mới:

+ Đầu tư vôn mạnh với tốc độ nhạnh, quý mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam.

+ Chú trọng đầu tư khai thác các lĩnh vực: nông nghiệp, khai thác mỏ, trước hết là mở than.

+ Phát triển thương nghiệp, trước hết là ngoại thương có sự tăng tiến hơn trước.

+ Phát triển giao thống vận tái phát triển nhằm phục vụ công cuộc khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu, lưu thống hàng hoá trong và ngoài nước.

+ Thi hành các bện pháp tăng thuê nặng nên ngân sách Động Dương.

Câu 4. Sự biến chuyển của nền kinh tế Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp, hậu quả của nó.

HƯỚNG DẪN

*  Sự biến chuyển của nền kinh tế Việt Nam:

Qua cuộc khai thác thuộc đa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản thực dân Pháp tiếp tục được mở rộng, song vẫn duý trịì và bao trùm lên là nền kinh tế phong kiến Việt Nam.

–   Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đôi. Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn.

–   Kinh tế Động Dương vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Động Dương vẫn là th trường độc chiếm của tư bản Pháp.

*Hâu quả: Thực dân Pháp kìm hãm nền kinh tế Việt Nam trong vòng lạc hậu, làm cho kinh tế nước ta bị phụ thuộc và phát triển què quặt.

Câu 5. Các thủ đoạn về chính trị, văn hoá giáo dục của thực đàn Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai có những đặc điểm gì và nhằm thực hiện những mục đích nào?

HƯỚNG DẪN

-Đặc điểm:

+ Thực hiện chính sách nô dịch, đồi trụy để phục vụ đắc lực cho quá trình khai thác thuộc đa.

+ Thực hiện chính sách mị dân nhằm lừa bịp nhân dân ta.

–   Mục đích:

+ Tạo ra một lực lượng tay sai phục vụ cho quá trình thống trị và khai thác.

+ Nổ dch các tầng lớp nhân dân Động Dương.

Câu 6. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam làm cho xã hội Việt Nam nảy sinh những mâu thuẫn cơ bản nào? Vì sao xuất hiện những mâu thuẫn đó?

HƯỚNG DẪN

–   Những mâu thuẫn cơ bản:

+ Mâu thuẫn dân tộc, giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.

+ Mâu thuẫn giai cấp, giữa giai cấp nông dân với đa chủ phong kiến.

+ Thực dân Pháp thống trị và khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam đã chà đạp lên độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam.

+ Trong quá trình khai thác thuộc đa của thực dân Pháp ở Việt Nam làm cho các giai cấp và tầng lớp nhân dân Việt Nam bị đẩy vào con đường khốn khổ (trừ phần tử làm tay sai cho Pháp).

+ Bọn đa chủ phong kiến, nhất là đại địa chủ dựa vào Pháp để bóc lột nông dân, làm cho đời sống nông dân vốn đã khốn khổ lại càng thêm khốn khổ.

Câu 7. Sự phân hoá xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra như thế nào? Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

HƯỚNG DẪN

*  Sự phân hoá xã hội Việt Nam:

–   Giai cấp cũ:

+ Địa chủ bị phân hoá thành ba bộ phận khá rõ rệt: Tiểu đa chủ, trung địa chủ và đại đa chủ. Sinh ra và lớn lên trong một dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, nên một bộ phận không ít tiểu và trung địa chủ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Còn đại đa chủ sẵn sàng làm tay sai đắc lực cho thực dân Pháp để được hưởng đặc quyền, đặc lợi.

+ Nông dân bị thống trị, bị tước đoạt ruộng đất, bần cùng hoá, phá sản, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam – lực lượng dân cư đông đảo – với đế quốc Pháp và tay sai hết sức gay gắt. Đó là cơ sở của sự bùng nổ các cuộc đấu tranh của nông dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

–   Giai cấp mới:

+ Tiểu tư sản thành thị (bao gồm những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ, học sinh, sinh viên, công chức, trí thức…) sau chiến tranh đã có sự phát triển nhảy vọt về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai. Đặc biệt bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức rất nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết canh tân đất nước nên rất hăng hái tham gia vào các cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.

+ Tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đi vào con đường phát triển kinh tế tư bản. Đa  kinh tế của tư bản Việt Nam rất nhỏ bé, tổng số vốn kinh doanh chỉ bằng khoảng 5% số vốn của tư bản nước ngoài đầu tư vào nước ta lúc bấy giờ. Nhìn chung, tư sản dân tộc Việt Nam là một giai cấp có khuynh hướng dân tộc và dân chủ. Họ là một lực lượng đóng vai trò đáng kể, một thành phần trong mặt trận đoàn kết dân tộc.

+ Công nhân Việt Nam ngày càng đông đảo. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, họ có khoảng 10 vạn người. Đến năm 1929, trong các doanh nghiệp của người Pháp ở Đông Dương, chủ yếu là ở Việt Nam, giai cấp công nhân có trên 22 vạn người. Giai cấp công nhân Việt Nam bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc thực dân, phong kiến và tư sản bản xứ, chủ yếu là bọn đế quốc thực dân. Họ có quan hệ gắn bó với giai cấp nông dân, có truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới nên đã nhanh chóng vươn lên để trở thành một động lực mạnh mẽ của phong trào dân tộc theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

*   Vì:

–    Bị bóc lột nặng nề nhất nên có tinh thần cách mạng cao nhất.

–    Đại diện cho một lực lượng sản xuất tiên tiến.

–    Phát huý được truyền thống đấu tranh bịất khuất của dân tộc.

–    Sớm tiếp thu trào lưu tư tưởng cách mạng mối, đó là tư tưởng cách mạng vô sản.

Câu 8. Vì sao nổ ra cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản và tiểu tư sản trong những năm đầu thế kỉ XX? Những mặt tích cực và hạn chế của các cuộc đấu tranh đó.

HƯỚNG DẪN

*   Vì:

–    Giai cấp tư sản và tiểu tư sản Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc đa lần thứ hai của thực dân Pháp.

–    Giai cấp tư sản bị thực dân Pháp chèn ép, họ căm thù thực dân Pháp và có ý thức đấu tranh vì độc lập dân tộc.

–    Giai cấp tiểu tư sản bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề, khinh rẻ và miệt th dẵn tộc. Họ luôn căm thù đế quốc vá phong kiến, có tinh thần dân tộc, dân chủ cao.

–    Lúc này chủ nghĩa Mác – Lênin chưa được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam nên khuynh hướng đấu tranh theo con đường dân chủ tư sản do giai cấp tư sản và tiểu tư sản khởi xướng, lãnh đạo có điều kiện bịùng nổ và phát triển.

Vì thế, phong trào đấu tranh của tư sản và tiểu tư sản theo khuynh hướng dân chủ tư sản nổ ra trong những năm đầu thế kỉ XX.

*   Những măt tích cực và hạn chế

–    Tích cực:

+ Thể hiện ý thức dân tộc sâu sắc.

+ Có tác dụng thức tỉnh lòng yêu nước cho dân tộc Việt Nam.

+ Thể hiện một bước tiến mối trong phong trào đấu tranh của dân tộc.

+ Các cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản còn nặng về mục tiêu kinh tế, dễ đi đến thoả hiệp khi thực dân Pháp nhượng bộ quyền lợi về kinh tế.

+ Các cuộc đấu tranh của tiểu tư sản còn mang tính chất xốc nổi, ấu trịĩ.

Câu 9. Những nét chính về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm 1919 – 1925. Vì sao cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam

HƯỚNG DẪN

*   Những nét chính:

–    Những năm đầu sau chiến tranh, các cuộc đấu tranh của công nhân tuý còn lẻ tẻ và tự phát nhưng đã nói lên ý thức giai cấp đang phát triển nhạnh chóng làm cơ sở cho các tổ chức và phong trào chính trị cao hơn về sau. Ngaý từ năm 1920, công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn đã thành lập công hội (bịí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

–    Các cuộc đấu tranh của công nhân và thuỷ thủ Pháp trên cácngày tàu Pháp ghé vào cảng Hải Phòng (1919) và Sài Gòn (1920) cũng như các cuộc đấu tranh của công nhân và thuỷ thủ Trung Quốc tại các cảng lớn Hương Cảng, áo Môn, Thượng Hải (1921) đã góp phần cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam hăng hải đấu tranh.

–    Năm 1922, công nhân và viên chức các sở công thương của tư nhân ở Bắc Kì đòi chủ tư bản người Pháp phải cho họ nghịỉ ngày chủ nhật có trịả lương. Cùng năm đó còn có cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu, xaý xát gạo ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương…

–    Tháng 8/1925, thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn không chu sửa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp trước khi chiến hạm này chở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thuỷ thủ Trung Quốc. Cuộc bãi công nổ ra với yêu sách đòi tăng lương 20% và phải để cho những công nhân mất việc làm được trịở lại làm việc. Cuộc bãi công Ba Son thắng lợi đánh dấu bước tiến mối của phong trào công nhân Việt Nam.

*   Vì:

–    Tạo điều kiện cho tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga thấm sâu vào công nhân Việt Nam.

–    Là bước chuyển tiếp từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác của công nhân Việt Nam.

–    Thế hiện tinh thần quốc tế và ý thức chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam.

Câu 10. Những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 -1925. Những hoạt động đó có tác động đến cách mạng Việt Nam như thế nào?

HƯỚNG DẪN

*   Những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc:

–    Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam. Bản yêu sách đòi chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bịình đẳng của nhân dân An Nam.

–    Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vân đề dân tộc thuộc đa của V.I. Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp. Luận cương của Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định: muốn cứu nước và giái phóng dân tộc là phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

–    Ngày 25/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại bịểu toàn quốc của Đảng Xã hội Pháp tại thành phô Tua. Người đã đứng về phía đa số đại bịểu bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

Nguyễn Ai Quốc trở thành đảng viên cộng sản, đồng thời là một trong những người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

–    Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp thuộc đa ở Pari để tập hợp tất cả những người dân thuộc đa sống trên đất Pháp. Cơ quan ngôn luận của Hội là báo Người cùng khổ do Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bịút. Ngưồi còn viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và đặc bệt là cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).

–    Tháng 6/1923, sang Liên Xô, dự Hội nghị Quốc tế Nổng dân (Tháng 10/1923), viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí Thư tín Quốc tế của Quốc tế Cộng sản. Dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924).

–    Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) để trịực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giái phóng dân tộc vào Việt Nam.

–    Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu (Trung Quốc).

*   Tác dụng:

–    Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập chính     đảng  của

giai cấp vô sản ở Việt Nam. Đó là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 11. Con đường tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì  độc đáo, khác với con đường của các bậc tiền bối?

HƯỚNG DẪN

Con đường của các bậc tiền bối

Con đường của Nguyễn Ái Quốc
Con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến, tiêu biểu là phong trào Cần Vương, đánh dấu thời kì đấu tranh chống Pháp, giành độc lập dân tộc dưới khẩu hiệu phò vua, cứu nước nằm trong hệ tư tưởng phong kiến, không còn phù hợp với thời đại.

–     Con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản của các sĩ phu yêu nước Việt Nam hướng ra nước ngoài, tiêu bịểu là Phạn BỘi Châu sang Nhật đê dựa vào Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp hay học tập những kinh nghệm của Nhật; Phạn Châu Trịnh thì sang Pháp rồi thực hiện cái cách. Tất cả đều lần lượt bị thất bại.

–    Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là quá trình khảo sát, quá trình lựa chọn.

–    Người đi ra nước ngoài không phải để cầu viện mà với mục đích xem các nước trên thế giới làm như thế nào, rồi trịở về giúp đồng bào.

–    Người thấy rằng cách mạng Mĩ, cách mạng Pháp nêu cao ngọn cờ bình đẳng nhưng không đưa lại tự do, bình đẳng thực sự cho quần chúng lao động.

–    Cuộc cách mạng tối nơi mà Nguyễn Ái Quốc tìm kiếm là cuộc cách mạng giái phóng dân tộc, gỉai phóng giai cấp. Đó là lí do khẳng định rằng, Việt Nam phải đi theo Cách mạng tháng Mười Nga, khi mà Người đọc sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa năm 1920.

–    Khi tìm đến chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường cách mạng vô sản,

Nguyễn Ái Quốc vận dụng vào hoàn cảnh của Việt Nam để cứu nước, cứu dân. Nhờ vậy, cách mạng Việt Nam chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường

Câu 12. Tại sao nói Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về chính trị tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Những quan điểm về chiến lược giải phóng dân tộc được Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị trong những năm 1920 -1924 là gì

HƯỚNG DẪN

*   Vì: Sau khi tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường cứu nước

đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác —

Lênin vào trong nước. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến

năm 1925, là cơ sở để giải thích tại sao Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

*    Chuẩn bị về tư tưởng chính trị:

–     Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc thuộc đa của V.I. Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp. Luận cương của Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định: muôn cứu nước và giái phóng dân tộc là phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

–     Ngày 25/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại bịểu toàn quốc của Đảng Xã hội Pháp tại thành phô Tua. Người đã đứng về phía đa số đại bịểu bỏ phiêu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

Nguyễn Ái Quốc trịở thành đảng viên cộng sản, đồng thời là một trong những người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

–     Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuýnidi Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp thuộc đa ở Pari để tập hợp tất cả những người dân thuộc đa sòng trên đất Pháp. Cơ quan ngôn luận của Hội là báo Người cùng khổ do Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bịút. Người còn viết nhiểu bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và đặc bệt là cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).

–     Tháng 6/1923, sang Liên Xô, dự Hội nghị Quốc tế Nông dân (O/1923), viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí Thư tín Quốc tế của Quốc tế Cộng sản. Tháng 7/1924, Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Tại Đại hội này, Người đã trình bày quan điểm của mình về v trí chiến lược của cách mạng thuộc đa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.

–     Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian từ năm 1920 – 1924, chủ yếu trên mặt trận tư tưởng chính trị nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta.

*    Chuẩn bị về tổ chức:

–     Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu (Trung Quốc).

–     Sự thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là sự chuẩn bị về tổ chức để tiến đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì thống qua Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam và chính tổ chức này trong quá trình phân hoá dẫn đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

*  Những quan điểm về chiến lược:

–   Cách mạng giái phóng dân tộc ở các nước thuộc đa phải gắn liền với giái phóng giai cấp, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

–   Cách mạng giái phóng dân tộc ở các nước thuộc đa là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, có quan hệ với cách mạng vô sản chính quốc.

Câu 13. Vì sao khi ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, Nguyễn Ái Quốc chọn nước Pháp là nước đầu tiên để Người đặt chân đến? Những nét chính về quá trình hoạt động của Người ở đất nước này,

HƯỚNG DẪN

*  Vì:

–   Nước Pháp là nước giành thắng lợi trong cuộc cách mạng tư sản 1789, đây là cuộc cách mạng tư sản trệt để nhất ở châu Âu.

–   Trong quá trình thống trị Việt Nam, thực dân Pháp rêu rao khẩu hiệu Tự do, bịình đẳng, bác ái!. Người đến nước Pháp để tìm hiểu sự thật của sự tự do, bịình đẳng, bác ái đó.

*  Những nét chính:

–   Ngày 5/6/1911, Người bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Đầu tiên Người đến nước Pháp, hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.

–   Năm 1917, khi Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Nguyễn Ái Quốc từ Luân Đôn (Anh) về Pari (Pháp) để nghện cứu, học tập Cách mạng tháng Mười Nga.

–   Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai để đòi các quyền tự do dân chủ, bịình đẳng và dân tộc tự quyết cho dân tộc Việt Nam.

–   Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc thuộc đa của V.I. Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp. Luận cương của Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định muôn cứu nước và giái phóng dân tộc là phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

–   Ngày 25/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại bịểu toàn quốc của Đảng Xã hội Pháp tại thành phô Tua Người đã đứng về phía đa số đại bịểu bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

–   Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari để tập hợp tất cả những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp. Cơ quan ngôn luận của Hội là báo Người cùng khổ do Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Người còn viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và đặc biệt là cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 10
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10
0