24/05/2018, 13:19

Cần làm gì khi bé bị ngộ độc?

Không để trẻ cầm thuốc rất dễ ngộ độc Trẻ dễ ăn, uống hoặc đưa tất cả mọi thứ có trong tay vào miệng. Tuy nhiên, người lớn có thể phòng tránh được phần lớn các trường hợp ngộ độc cho trẻ. Kiểm tra, phát hiện các dấu hiệu cấp cứu ở trẻ: bất tỉnh, co giật, thở yếu, ngừng thở hoặc ...

Không để trẻ cầm thuốc rất dễ ngộ độc

Trẻ dễ ăn, uống hoặc đưa tất cả mọi thứ có trong tay vào miệng. Tuy nhiên, người lớn có thể phòng tránh được phần lớn các trường hợp ngộ độc cho trẻ.

Kiểm tra, phát hiện các dấu hiệu cấp cứu ở trẻ: bất tỉnh, co giật, thở yếu, ngừng thở hoặc khó thở, mệt nhiều. Thực hiện cấp cứu ngay và vừa cấp cứu vừa gọi người hỗ trợ và chuyển nhanh đến cơ sở cấp cứu gần nhất.

Thở yếu, tím tái hoặc ngừng thở: hô hấp nhân tạo trực tiếp qua miệng-miệng hoặc miệng mũi hoặc hỗ trợ hô hấp bằng phương tiện hiện có tại chỗ.

Bất tỉnh: đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên, cổ ngửa về phía sau gáy.

Khi nghi ngờ trẻ có thể bị ngộ độc, gọi điện tới Trung tâm chống độc hoặc đưa tới cơ sở y tế gần nhất nếu có thể, không đợi tới khi trẻ có biểu hiện ngộ độc.

Các biện pháp sơ cứu tẩy độc:

Ăn, uống phải chất độc: gây nôn nếu trẻ trên 6 tuổi, tỉnh táo, chưa nôn. Không gây nôn nếu trẻ tiếp xúc chậm, không tỉnh, co giật, hoặc trẻ uống nhầm xăng dầu, axít, kiềm.

Nhiễm độc do bị cắn, đốt, châm, chích: rắn, bò cạp cắn: hạn chế vận động (kết hợp bất động và băng ép toàn bộ chân, tay bị cắn nếu rắn hổ mang, cạp nong, cạp nia, rắn biển, bọ cạp cắn). Ong đốt dẫn tới dị ứng hoặc bị đốt nhiều nốt phải đưa tới bệnh viện ngay. Do động vật

0