10/08/2018, 00:59

Cảm nhận về vẻ đẹp con sông Hương qua bài “Ai đặt tên cho dòng sông”

[Văn mẫu lớp 12] – Anh chị hãy nêu cảm nhận về vẻ đẹp con sông Hương qua bài Ai đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. (Bài văn cảm nhận của bạn Nguyễn Minh Châu). Đề bài: Cảm nhận về vẻ đẹp con sông Hương qua bài “Ai đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc ...

[Văn mẫu lớp 12] – Anh chị hãy nêu cảm nhận về vẻ đẹp con sông Hương qua bài Ai đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. (Bài văn cảm nhận của bạn Nguyễn Minh Châu).

Đề bài: Cảm nhận về vẻ đẹp con sông Hương qua bài “Ai đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bài làm

Nhà thơ Huy Tập đã từng viết:

Nếu như chẳng có dòng Hương 

Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi

Hiếm có dòng sông nào lại đẹp và duyên dáng như sông Hương xứ Huế. Một dòng chảy lửng lờ mà sâu lắng. Nước xanh mênh mang mà mát rượi lòng ta. Từ xa xưa, chắc hẳn ai cũng từng ít nhất một lần nghe nói đến vẻ đẹp hữu tình của sông Hương núi ngự bên vẻ đẹp thơ mộng của cầu tràng tiền và những tiếng hò huế trên sông. Sông Hương mềm mại , uốn lượn, ôm ấp , nâng niu vóc dáng xứ Huế và làm nên nét đẹp tâm hồn của con người Huế. Trong tâm hồn của người Huế như một điềm tất yếu của dòng chảy lịch sử bên đời như lẽ dĩ nhiên phải thế, sông Hương cứ tự nhiên mà đi vào trang văn thơ ca Việt Nam. Các nhà văn , nhà thơ luôn luôn ưu ái và dành tặng cho sông Hương những ngôn từ đẹp nhất. Hoàng Phủ Ngọc Tường nằm trong mạch cảm xúc ấy, là một trong số tác giả yêu sông Hương bằng một tình yêu nồng nàn và mãnh liệt. Bài kí “Ai đặt tên cho dòng sông” đã được viết lên bằng tình yêu quê hương đất nước da diết đến thế. Là một nhà văn gắn bó 40 năm cuộc đời mình với mảnh đất sông Hương xứ Huế. Lòng yêu nước thiết tha và tinh thần dân tộc trong ông thường gắn liền sâu sắc với tình yêu quê hương, đất nước sâu, với truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc lâu đời của dân tộc. Với biết bao niềm say mê và trân trọng, bài kí “Ai đặt tên cho dòng sông” ca ngợi vẻ đẹp, thơ mộng của dòng sông Hương và đó cũng là những lời ngợi ca sâu sắc với vẻ đẹp của Huế cùng với nét đẹp văn hóa, tâm hồn của người Huế nơi đây. Tác phẩm cũng thế, thể hiện được nét riêng độc đáo trong phong cách nghệ thuật kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Sông Hương ở nơi thượng nguồn là một bản trường ca của rừng già, sống1 nửa  cuộc đời trong dãy Trường Sơn hùng vĩ. Sông Hương được nhìn nhận, so sánh, nhân hóa điêu luyện. Hình ảnh Sông Hương ngay đoạn đầu đã thể hiện được vẻ đẹp hùng vĩ của nó, là sự thượng nguồn, là hùng vĩ, là tốc độ của dòng chảy lớn, nhanh , mau lẹ và gấp gáp. Nếu chỉ nhìn dòng sông phẳng lặng khi giáp mặt với Huế, ta gọi đó là bộ mặt kinh thành Huế, ta chỉ biết đến sông Hương là một dòng chảy trôi lửng lờ, chậm chạp đi qua kinh thành Huế. Điều ấy chỉ thể hiện rằng chúng ta hiểu biết quá hạn hẹp về sông Hương. Hoàng Phủ Ngọc Tường gắn bó 40 năm cuộc đời với sông Hương với xứ Huế, ông nắm được phần hồn của sông Hương, ông phóng chiếu vẻ đẹp của sông Hương đưa ta đến với những vẻ đẹp huyền bí của sông Hương mà chưa từng được biết đến. Là một người con gái Di Gan man dại và phóng khoáng, sống một nửa cuộc đời mình trong dãy Trường Sơn hùng vĩ, chính Trường Sơn đã thôi thúc lên bản lĩnh của cô gái Di Gan ấy. Sông Hương luôn ngắm nhìn về thành phố yêu thương của nó, đó chính là kinh thành Huế. Ngẫu nhiên, khi ở đây, đại thi hào Nguyễn Du đã viết lên kiệt tác của đời mình đó là Truyện Kiều. Nếu sông Hương được nhìn nhận là TRuyện Kiều thì hẳn Huế chính là Kim Trọng, Dòng chảy của Sông Hương ở thượng nguồn là một hành trình gian truân không kém phần kì lạ và bí ẩn, vì nó đã đóng kín của cuộc đời mình và ném chìa khóa xuống dưới chân núi Kim Phụng. Nguyên Tuân đã từng tả về tiếng thác của sông Đà như oán trách, như van xin, như khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thì có những lúc lại như tiếng sấm của ngàn con trâu mộng lồng lộn giữa rừng vầu, tre nứa đang nổ lửa, đó là ấn tượng vô cùng sâu sắc mà nhà văn Nguyễn Tuân đã gieo vào lòng ta khi nói về hình tượng con sông Đà. Còn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tạo nên những liên tưởng, những so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, miêu tả vẻ đẹp lưỡng thể đầy tính nhân văn của sông Hương.

cam-nhan-ve-ve-dep-con-song-huong-qua-bai-ai-dat-ten-cho-dong-songcam-nhan-ve-ve-dep-con-song-huong-qua-bai-ai-dat-ten-cho-dong-song

 Giữa đại ngàn Trường Sơn, tác giả nhắc khẽ mọi người nếu chỉ mải mê ngắm nhìn khuôn mặt kinh thành của nó, nghĩa là sông Hương chảy chậm chạp êm đềm đi qua Huế thì sẽ không thể hiểu được bản chất của Sông Hương. Với một cuộc hành trình đầy gian truân mà nó đã trải qua để tìm đến tình yêu của đời mình, tình yêu của xứ Huế. Suy tưởng ấy đã làm cho những liên tưởng mà tác giả nêu lên đều thêm phần rung động và thấm thía. Hoàng Phủ Ngọc Tường ngay từ những dòng mở đầu đã thể hiện sức tưởng tượng phong phú thiên về lối nói nhân hóa của mình, cảm xúc ngay từ những dòng mở đầu này đã đầy nồng nàn tình yêu thương đối với quê hương đất nước đối với dòng sông Hương.

Dường như hóa thân vào dòng sông, tất cả niềm say mê say đắm để sẻ chia với dòng sông những gian nan, vất vả của cuộc hành trình đầy gian truân đến với thành phố, nơi Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vẽ lên một bản đồ về sông Hương. Trên tấm bản đồ đầy cảm xúc ấy, ta không chỉ thấy một dòng sông, mà như đang chứng kiến một người tình từ rừng già với sức sống mãnh liệt đang nhẹ nhàng đánh thức người con gái đẹp đang nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa. Sông Hương khi chảy thả trôi đến cánh đồng Châu Hóa, nó mang vẻ đẹp là một tấm lụa mềm mại với những con thuyền bé bằng con thoi, chảy qua những quần núi lô xô với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo. Để rồi nhìn từ trời Nam của Kinh thành Huế chẳng khác nào một bầu trời sấm xanh, trưa vàng chiều tím. Sông Hương khi chảy về đến đồng bằng, ta nhận thấy sông Hương mang một vẻ đẹp mơ màng của người con gái đang nằm ngủ mơ màng chờ người yêu của mình tới để đánh thức.

Hoàng Phủ Ngọc Tường yêu dòng sông quê mẹ, ông biết rõ dáng hình và đường nét uốn lượn của nó. Cũng như Tố Hữu đã từng cảm mến và thốt lên rằng:

Hương Giang ơi, dòng sông êm. 

Quả tim ta, vẫn ngày đêm tự tình

Ông nói về sắc nước của sông Hương là xanh thẳm, dáng hình của nó là mềm như tấm lụa. Sự tấp nập , rộn ràng của nó là những chiếc thuyền ngược xuôi chỉ bé bằng con thoi. Say mê thưởng thức dòng sông lấp lánh, dưới ánh vàng quang của nhiều màu sắc trên nền trời Tây Nam của kinh thành Huế.

Sông Hương mang vẻ đẹp cổ kính. Sắp đến thành phố mến thương, mặt nước của sông Hương trở nên mơ màng, phẳng lặng trong tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga. Giữa bát ngát tiếng gà của xóm làng trung du. Một lần nữa ta lại được thưởng thức một loại tùy bút đầy chất thơ lai láng bồi hồi, những liên tưởng, suy tưởng, so sánh và nhân hóa, những kiến thức về địa lí về văn hóa về thi ca… được tác giả vận dụng tài hoa khi nói về vẻ đẹp quyến rũ của sông Hương. Từ ngã ba tuần cho đến chân đồi Thiên Mụ, đến vùng ngoại ô Kim Long, những bãi bồi xanh biệc. Sông Hương như vui tươi hẳn lên , nó như tìm thấy lối về, như người đi xa tìm được đường về thành phố.

Đến với bài kí “Ai đặt tên cho dòng sông” một bài kí sang trọng  mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành riêng cho sông Hương, là vẻ đẹp kiêu hãnh của người dân xứ Huế. Người đọc sẽ cảm thấy một cách trần thuật có tinh thần tinh tế, một giọng điệu trần thuật mượt ngọt của dòng Hương Giang với bốn mùa xanh thẳm. Tác giả sẽ tạo cho người đọc tình yêu Huế thuần khiết sâu nặng như ta yêu Hà Nội khi đọc văn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng. Nên trang đề khép lại tác phẩm này, ta đến với những lời hát câu hò của người dân xứ Huế khi nói về sông Hương:

Dòng sông ai đã đặt tên 
Ðể người đi nhớ Huế không quên 
Xa con sông mang theo nỗi nhớ 
Người ở lại tháng năm đợi chờ 

0