25/05/2017, 01:05

Cảm nhận về truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng – Văn mẫu lớp 6

Đánh giá bài viết Cảm nhận về truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Khánh Hòa Tác giả của Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng là một tác phẩm nói về việc cũ của quê hương đất nước, ký thác nỗi sầu xa xứ qua những hồi ức của người đang sống nơi ...

Đánh giá bài viết Cảm nhận về truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Khánh Hòa Tác giả của Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng là một tác phẩm nói về việc cũ của quê hương đất nước, ký thác nỗi sầu xa xứ qua những hồi ức của người đang sống nơi đất khách quê người. Tác phẩm hiện còn 28 thiên, có một số thiên mang yếu tố ly kì như những truyền ...

Cảm nhận về truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Khánh Hòa

Tác giả của Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng là một tác phẩm nói về việc cũ của quê hương đất nước, ký thác nỗi sầu xa xứ qua những hồi ức của người đang sống nơi đất khách quê người. Tác phẩm hiện còn 28 thiên, có một số thiên mang yếu tố ly kì như những truyền kỳ, giai thoại, một số thiên gần như những "thi thoại" khá lý thú. Tất cả sự việc, cảnh vật và con người được tác giả nhớ đến thấp thoáng một số nét về xã hội, lịch sử, văn hoá thời Lý – Trần.

Thiên thứ 8, nhan đề chữ Hán là Y thiên dụng tâm (Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng) kể chuyện Phạm Bân, một thầy thuốc giỏi, qua đó ca ngợi y đức, kín đáo biểu lộ niềm tự hào về ông cha, tổ tiên mình.

Phạm Bân là cụ tổ bên ngoại của Hồ Nguyên Trừng, một thầy thuốc giỏi "có nghề y gia truyền" giữ chức Thái y lệnh dưới thời Trần Anh Tông (1293 – 1314). Ông là một thầy thuốc có địa vị cao sang, lại còn giàu lòng nhân ái. Ông không tích của mà tích đức, đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo để chữa bệnh giúp người, ông không "né tránh" máu mủ dầm dề của bệnh nhân. Bệnh nhân chữa trị "tới khi khoẻ mạnh rồi đi”, ông không lấy tiền. Trong Ngư tiều y thuật vấn đáp, ta cũng bắt gặp một cụ lương y cao đẹp như thế:

Đứa ăn mày củng trời sinh,

Bệnh còn cứu đặng, thuốc đành cho không.

(Nguyễn Đình Chiểu)

Những năm đói kém dịch bệnh nổi lên, Phạm Bân còn dựng thêm nhà đón những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở. Ông đã cứu chữa được hơn ngàn người. Nhà ông đã trở thành một bệnh viện làm phúc. Quan Thái y lệnh không làm giàu mà chỉ làm phúc. Y đức của ông toả sáng, cho nên được người đương thời trọng vọng. Tác giả nêu lên một số sự việc rất điển hình để làm nổi bật y thiện dụng tâm của Phạm Bân với bao tự hào ngợi ca của mọi người.

Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có một tình huống gây cấn, đầy xung đột giữa tâm đức và danh lợi, giữa cái sống và cái chết, giữa an và nguy. Qua đó, tính cách, nhân cách, bản lĩnh xử thế của người thầy thuốc được tỏ rõ. Cùng một lúc có hai bệnh nhân, người đàn bà thì nguy kịch máu chảy như xối, mặt mày xanh lét bậc quý nhân trong cung đang bị sốt. Một bên là người đến gõ cửa mời gấp, một bên là vương triệu đến khám. Đã mấy ai dám trái lệnh vua? Phạm Bân đã có một cách ứng xử rất đẹp. Ông đã đi ngay đến cứu bệnh nhân khi mệnh sống… chỉ ở trong khoảnh khắc, còn bệnh của quý nhân thì không gấp, sẽ đến vương phủ sau: Tôi cứu họ trước, lát nữa sẽ đến vương phủ. Cứu mệnh sống cho con bệnh nguy kịch là trên hết, trước hết. Phạm Bân đã ứng xử theo lương tâm người thầy thuốc, cho dù phận làm tôi không trọn vẹn, có thể nguy hiểm đến tính mệnh mình. Câu đối đáp của quan Thái y lệnh với quan Trung sứ đã thể hiện tầm vóc cao đẹp của một vị danh y. Trái mệnh vua là tội lớn: Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Ông thật là người dũng cảm, giàu đức hy sinh, có tâm đức, giàu y đức mới có sự lựa chọn vô cùng dũng cảm và đầy tình người như thế, như ông nói: Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khác, chẳng biết trông vào đâu-. -Ông nói lên niềm tin và sự anh minh của đức vua: Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng may ra thoát. Vì trái lệnh vua triệu, ông dũng cảm nhận: Tội tôi xin chịu. Qua đó, ta thấy Phạm Bân đã có "một tấm lòng" cao cả khi đứng trước sự lựa chọn giữa y đức và danh lợi, giữa mệnh sống bệnh nhân và sự nguy hiểm của bản thân mình. Câu nói của Phạm Bân vừa có lý vừa có tình, rất nhân bản, toả sáng một nhân cách cao quý. Có phần thưởng nào to lớn hơn khi Phạm Bân được Trần Anh Tông ngợi khen: Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức….

Phạm Bân là hình ảnh tuyệt đẹp về người thầy thuốc giàu tình thương người, toả sáng tâm đức, y đức, để lại bao lánh yêu và ngưỡng mộ trong lòng ta. Lương y như từ mẫu. Cùng với các bậc danh y như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Lê Hữu Trác… nhân vật Phạm Bân sống mãi trong thời gian và lòng người. Đây là một truyện giản dị mà hấp dẫn, chứa chan tình người, nêu cao đạo đức của người thầy thuốc chân chính.

Cảm nhận về truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng – Bài làm 2

Xã hội hiện nay có rất nhiều ngành nghề khác nhau, và đối với nghề nào cũng vậy, đều phải có đạo đức tốt. Nhất là đối với hai nghề luôn bắt buộc phải đặt đạo đức lên trước tiên là nghề dạy học và thầy thuốc. Câu truyện Thầy thuốc giỏi cổi nhất ở tấm lòng của tác giả Hồ Nguyên Trưng, được viết vào khoảng nửa đầu thế ki XV ở trên dất Trung Quốc kể về một vị lương y không chỉ tinh thông y học mà còn rất giàu lòng nhân đạo.

Câu truyện ca ngợi về phẩm chất cao quý, hiếm có của Thái y lệnh Phạm Bân: một người luôn dốc hết lòng vì những người dân nghèo, quên mình để cứu người, không màng tới quyền uy vua chúa cũng như sự nguy hiểm đến tính mạng của chính mình.

Truyện được chia thành ba đoạn, có mối liên kết chặt chẽ với nhau giúp bộc lộ chủ đề câu truyện. Đoạn đầu truyền giới thiệu về tên tuổi, chức vị, và công đức của lương y Phạm Bân. Đoạn giữa là câu chuyện về một tình huống gay cấn với tính chất thử thách, qua đó thấy được y đức của ông một cách rõ nhất. Đoạn cuối truyện muốn nhấn mạnh tới việc y đức sáng ngời của bậc lương y đã tiếp tục truyền cho con cháu, nhờ đó giúp con cháu giữ vững nghiệp nhà, tiếp tục con đường cứu đời, cứu người.

Công đức của lương y Phạm Bân được ghi nhận là rất lớn, điều mà không phải bất cứ một thầy thuốc nào cũng có thể làm được như ông. Ông luôn tâm niệm phải toàn tâm, toàn ý, và toàn lực để cứu người mà không hề nề hà, không hề tính toán thiệt hơn.

Ông đã đem hết tiền của có trong nhà mang ra mua các loại thuốc tốt, ông tích trữ thóc gạo để có thể vừa nuôi ăn, cũng vừa chữa bệnh cho những con người nghèo khổ. Cho dù họ bệnh nặng tới đâu đi chăng nữa, thì ông cũng không hề né tránh. Ông giúp đỡ, làm nhà cho họ ở, ông cũng chu cấp cơm cháo đầy đủ và chữa bệnh mà không lấy tiền. Vị lương y ấy đã cứu sống hơn ngàn mạng người trong những tháng năm đói kém, dịch bệnh.

Nhưng điều khiến ta cảm phục nhất về y đức của ông chính là việc ông đã quyết tâm cứu sống người đàn bà nghèo đang bệnh trước,  sau đó mới là chữa bệnh cho quý nhân trong cung vua, dù cho đã có lệnh của vua ban xuống.

Thái độ vô cùng tức giận cùng với lời nói đe dọa từ quan Trung sứ:

“Phận làm tôi, sao được như vậy ? Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng?” Điều đó đã đẩy vị lương y ấy vào một tinh huống vô cùng éo le và khó xử.

Đây là một thử thách vô cùng gay go, buộc ông phải đứng giữa sự lựa chọn cứu người dân thường sắp chết, và việc thực hiện bổn phận của một kẻ bề tôi.
Chính thái độ dứt khoát, cương quyết của ông đã chứng tỏ được uy quyền của vua chúa cũng không thể thắng nổi y đức của một bậc lương y chân chính. Ông không hề sợ mắc tội khi quân – phạm thượng, cũng không hề mảy may sợ nguy hiểm tới tính mạng mình.  Điều ông nghĩ đến, luôn tâm niệm đó là trách nhiệm của một người thầy thuốc, ông đã vượt qua thử thách một cách nhẹ nhàng.

Phạm Bân không chỉ có một trái tim nhân hậu và bản lĩnh cứng cỏi hơn người, mà ông còn tỏ ra vô cùng thông minh trong cách ứng xử. Câu nói : 

“Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trồng vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát”. Nhấn mạnh tới trách nhiệm nặng nề mà người thầy thuốc phải mang, đồng thời khơi dậy lên tình thương và lòng bao dung của nhà vua, cũng để tỏ rõ lòng thành của bề tôi. Nếu như nhà vua là một người có lương tâm, giàu lòng bao dung và biết đối nhân xử thế thì chắc chắn sẽ cảm động mà không trị tội ông.   

Quả thật, khi nghe xong lúc đầu nhà vua vô cùng tức giận. Thế nhưng sau khi nghe Thái y lệnh trình bày, thì không những đã hết giận mà còn khen ngợi lương y Phạm Bân. Điều đó chứng tỏ rằng Trần Anh Vương cũng là một ông vua rất sáng suốt và nhân đức.

Phạm Bân đã lấy tấm lòng chân thành của mình, để tấu trình những điều hơn lẽ thiệt, từ đó mà thuyết phục được đức vua. Đây được xem là thắng lợi vẻ vang của y đức, của bản lĩnh, của trí tuệ và lòng nhân ái.

Kết thúc câu truyện, tác giả kể về con cháu của Thái y lệnh cũng những ngợi khen của người đời dành cho gia đình ông. Sự nghiệp của vị lương y Phạm Bân cùng các con cháu ông đã chứng minh được cho quan niệm: “Ở hiền gặp lành” vẫn thường lưu truyền? Tên tuổi của ông sẽ còn lưu truyền mãi trong dân gian, cho tới mãi sau này.

Tác phẩm: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, mang tính chất giáo huấn khá rõ ràng. Cách viết cũng rất gần với cách viết kí, viết sử. Có nghĩa là thiên về ghi chép lại những chuyện việc thật, người thật mà không hề thêm thắt. Câu truyện có bố cục rất chặt chẽ, sắp xếp hợp lí và cách dẫn dắt gây được cảm giác hứng thú cho người đọc. Tác giả chọn lọc, và nhấn mạnh đến tình huống gay cấn(khi ông kháng lệnh nhà vua để cứu người) qua đó thấy được tính cách của nhân vật chính bộc lộ rõ ràng nhất, để lại ấn tượng khó quên  trong lòng người đọc. Trong khi thể hiện tính cách của nhân vật, tác giả còn tạo ra được những câu đối thoại rất sắc sảo, chứa dựng nhiều ý tứ sâu xa. Vì thế mà, câu truyện vừa đem lại giá trị nội dung lớn, lại vừa mang tới giá trị nghệ thuật cao.

Cảm nhận về truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng – Bài làm 3

Truyện Thầy thuốc giỏi cổi nhất ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trưng được viết vào khoảng nửa dẩu thế ki XV trên đất Trung Quốc với nội dung kể về một bậc lương y tinh thông nghề nghiệp và giàu lòng nhân đạo.

Trong xã hội có rất nhiều nghề và làm nghề nào cũng phải có đạo đức. Một trong số đó là nghề thầy thuốc vô cùng cao quý. Truyện đã ca ngợi phẩm chất, cao quý của Thái y lệnh Phạm Bân: hết lòng vì dân nghèo, quên mình để cứu người, bất chấp quyền uy vua chúa cũng như sự nguy hiểm đến tính mạng bản thân.

Truyện gồm ba đoạn có liên quan chặt chẽ với nhau . Đoạn đầu giới thiệu tên tuổi, chức vị, công đức của Phạm Bân. Tiếp đến đoạn giữa kể về một tình huống gay cấn có tính chất thử thách, qua đó y đức của ông được bộc lộ rõ nhất. Và cuối cùng là nhấn mạnh y đức sáng ngời của bậc lương y đã truyền cho con cháu, giúp con cháu giữ vững nghiệp nhà, tiếp tục cứu đời.

Công đức của lương y Phạm Bân rất lớn, không phải thầy thuốc nào cũng làm được như ông. Ông đã dốc toàn tâm, toàn ý, toàn lực để cứu người mà không nề hà, không tính toán thiệt hơn.

Phạm Bân đã đem hết tiền của trong nhà ra mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo để vừa nuôi ăn vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ. Dẫu bệnh nặng đến đâu chăng nữa ống cũng không né tránh. Lương y làm nhà cho họ ở, chu cấp cơm cháo đầy đủ và chữa bệnh không lấy tiền, ông đã cứu sống hơn ngàn người trong những năm đói kém, dịch bệnh.

Nhưng điều làm ta cảm phục nhất là việc ông đã quyết tâm cứu sống người đàn bà nghèo trước rồi sau đó mới chữa bệnh cho quý nhân trong cung vua, dù đã có lệnh của vua.

Thái độ tức giận cùng với lời nói có ý đe dọa của quan Trung sứ: – Phận làm tôi, sao được như vậy ? Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng? Đã đẩy lương y Phạm Bân vào một tinh huống éo le khó xử.

Đây là một thử thách gay go buộc ông phải có sự lựa chọn đúng đắn giữa việc cứu người dân thường sắp chết với việc thực hiện phận sự của một kẻ bề tôi.

Thái độ dứt khoát và cương quyết của ông chứng tỏ uy quyền vua chúa không thắng nổi y đức của một bậc lương y chân chính, ông không sợ mắc tội “phạm thượng", không sợ nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ nghĩ đến trách nhiệm của người thầy thuốc, ông đã vượt qua thử thách một cách nhẹ nhàng.

Phạm Bân không chỉ có trái tim nhân hậu và bản lĩnh cứng cỏi mà còn tỏ ra rất thông minh trong ứng xử. Câu nói : Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trồng vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát đã nhấn mạnh đến trách nhiệm nặng nề của người thầy thuốc, khơi dậy tình thương và lòng bao dung của nhà vua và tỏ rõ lòng thành của một bề tôi. Nếu như nhà vua là người có lương tâm, chắc chắn sẽ cảm động và không trị tội ông.  

Quả thật, lúc đầu nhà vua tức giận, nhưng sau khi nghe Thái y lệnh trình bày thì không những hết giận mà còn ban khen. Điều dó chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là một ông vua sáng suốt và nhân đức.

Phạm Bân lấy tấm lòng chân thành của mình để tấu trình điều hơn lẽ thiệt, từ đó thuyết phục được nhà vua. Đây là thắng lợi vẻ vang của y đức, của bản lĩnh, trí tuệ và lòng nhân ái.

Kết thúc truyện, tác giả kể về con cháu cửa Thái y lệnh và sự ngợi khen của người đời đối với gia đình ông. Sự nghiệp của lương y Phạm Bân và con cháu ông đã chứng minh cho quan niệm Ở hiền gặp lành?. Tên tuổi của ông cón lưu truyền mãi trong dân gian.

Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng mang tính chất giáo huấn rất cao. Cách viết gần với cách viết kí, viết sử, nghĩa là thiên về ghi chép chuyện người thật việc thật mà không cần thêm thắt. Truyện có bố cục chặt chẽ, hợp lí và cách dẫn dắt gây hứng thú cho người đọc, cùng việc chọn lọc và nhấn mạnh vào một tình huống gay cấn (đó là chỉ tiết có thật) để qua đó tính cách nhân vật chính được bộc lộ rõ ràng, gây ấn tượng khó quên.

Khi thể hiện tính cách nhân vật, tác giả còn tạo ra những lời đối thoại sắc sảo, chứa dựng ý tứ sâu xa. Do đó, truyện vừa có giá trị nội dung lớn, vừa có già tri nghệ thuật cao.

Cảm nhận về truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng – Bài làm 4

Trong xã hội có rất nhiều nghề và làm nghề nào cũng phải có đạo đức. Đặc biệt có hai nghề bắt buộc phải đặt đạo đức lên hàng đầu là dạy học và làm thuốc. Truyện Thầy thuốc giỏi cổi nhất ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trưng (con trai trưởng của vua Hồ Quý Ly), viết vào khoảng nửa dẩu thế ki XV trên dất Trung Quốc kể về một bậc lương y tinh thông nghề nghiệp và giàu lòng nhân đạo.

Truyện ca ngợi phẩm chất, cao quý của Thái y lệnh Phạm Bân: hết lòng vì dân nghèo, quên mình để cứu người, bất chấp quyền uy vua chúa cũng như sự nguy hiểm đến tính mạng bản thân.

Truyện gồm ba đoạn có liên quan chặt chẽ với nhau trong việc bộc lộ chủ đề của truyện. Đoạn đầu giới thiệu tên tuổi, chức vị, công đức của Phạm Bân. Đoạn giữa kể về một tình huống gay cấn có tính chất thử thách, qua đó y đức của ông được bộc lộ rõ nhất. Đoạn cuối nhấn mạnh y đức sáng ngời của bậc lương y đã truyền cho con cháu, giúp con cháu giữ vững nghiệp nhà, tiếp tục cứu đời.

Công đức của lương y Phạm Bân rất lớn, không phải thầy thuốc nào cũng làm được như ông. Ông đã dốc toàn tâm, toàn ý, toàn lực để cứu người mà không nề hà, không tính toán thiệt hơn.

Phạm Bân đã đem hết tiền của trong nhà ra mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo để vừa nuôi ăn vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ. Dẫu bệnh nặng đến đâu chăng nữa ống cũng không né tránh. Lương y làm nhà cho họ ở, chu cấp cơm cháo đầy đủ và chữa bệnh không lấy tiền, ông đã cứu sống hơn ngàn người trong những năm đói kém, dịch bệnh.

Nhưng điều làm ta cảm phục nhất là việc ông đã quyết tâm cứu sống người đàn bà nghèo trước rồi sau đó mới chữa bệnh cho quý nhân trong cung vua, dù đã có lệnh của vua.

Thái độ tức giận cùng với lời nói có ý đe dọa của quan Trung sứ: – Phận làm tôi, sao được như vậy ? Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng? Đã đẩy lương y Phạm Bân vào một tinh huống éo le khó xử.

Đây là một thử thách gay go buộc ông phải có sự lựa chọn đúng đắn giữa việc cứu người dân thường sắp chết với việc thực hiện phận sự của một kẻ bề tôi.

Thái độ dứt khoát và cương quyết của ông chứng tỏ uy quyền vua chúa không thắng nổi y đức của một bậc lương y chân chính, ông không sợ mắc tội “phạm thượng”, không sợ nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ nghĩ đến trách nhiệm của người thầy thuốc, ông đã vượt qua thử thách một cách nhẹ nhàng.

Phạm Bân không chỉ có trái tim nhân hậu và bản lĩnh cứng cỏi mà còn tỏ ra rất thông minh trong ứng xử. Câu nói : Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trồng vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát đã nhấn mạnh đến trách nhiệm nặng nề của người thầy thuốc, khơi dậy tình thương và lòng bao dung của nhà vua và tỏ rõ lòng thành của một bề tôi. Nếu như nhà vua là người có lương tâm, chắc chắn sẽ cảm động và không trị tội ông.

Quả thật, lúc đầu nhà vua tức giận, nhưng sau khi nghe Thái y lệnh trình bày thì không những hết giận mà còn ban khen. Điều dó chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là một ông vua sáng suốt và nhân đức.

Phạm Bân lấy tấm lòng chân thành của mình để tấu trình điều hơn lẽ thiệt, từ đó thuyết phục được nhà vua. Đây là thắng lợi vẻ vang của y đức, của bản lĩnh, trí tuệ và lòng nhân ái.

Kết thúc truyện, tác giả kể về con cháu cửa Thái y lệnh và sự ngợi khen của người đời đối với gia đình ông. Sự nghiệp của lương y Phạm Bân và con cháu ông đã chứng minh cho quan niệm Ở hiền gặp lành?. Tên tuổi của ông cón lưu truyền mãi trong dân gian.

Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng mang tính chất giáo huấn khá rõ. Cách viết gần với cách viết kí, viết sử, nghĩa là thiên về ghi chép chuyện người thật việc thật mà không cần thêm thắt. Truyện có bố cục chặt chẽ, hợp lí và cách dẫn dắt gây hứng thú cho người đọc. Tác giả đi chọn lọc và nhấn mạnh vào một tình huống gay cấn (đó là chỉ tiết có thật) để qua đó tính cách nhân vật chính được bộc lộ rõ ràng, gây ấn tượng khó quên. Trong khi thể hiện tính cách nhân vật, tác giả còn tạo ra những lời đối thoại sắc sảo, chứa dựng ý tứ sâu xa. Do đó, truyện vừa có giá trị nội dung lớn, vừa có già tri nghệ thuật cao.

Cảm nhận về truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng – Bài làm 5

Trong cuộc sống, ai cũng cần có một nghề để lao động, kiếm sống và để phục vụ, hỗ trợ cho mọi người. Làm nghề nào cũng phải có đạo đức. Nhưng có hai nghề đòi hỏi đạo đức cao nhất là nghề dạy học và làm thuốc. Đạo đức của người thầy thuốc gọi là y đức. Trong lịch sử nước ta từng sáng lên những danh y nổi tiếng nêu cao y đức. Đó là Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác,… Đọc truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trừng (trong tập Nam ông mộng lục) chúng ta được biết thêm một danh y nữa: cụ Phạm Bân, mang chức Thái y lệnh dưới triều đại nhà Trần. Qua lời kể ngắn gọn theo cách ghi chép chuyện thật, việc thật, có lựa chọn những tình huống gay cấn, tác giả giới thiệu và tôn vinh một tấm gương thầy thuốc chân chính vừa giỏi nghề vừa giàu lòng nhân hậu, quyết tâm cứu người bệnh trọng mà không sợ quyền uy. Câu chuyên gồm ba đoạn, mỗi đoạn toát ra những vẻ đẹp của vị Thái y lênh và một số người có liên quan.

1. Đoạn một : Từ đầu đến… "được người đương thời trọng vọng" : giới thiệu khái quát họ tên, chức vụ và y đức của vị Thái y lệnh.

Điều khiến người đọc truyện có ấn tượng nhất là tấm lòng nhân đạo bao la, tình yêu nghề nghiệp, sống hết mình với nghề của người thầy thuốc. Ngài đã dốc hết của cải trong nhà mua thuốc và thóc gạo để vừa chữa bệnh vừa cứu đói cho bệnh nhân. Trước bệnh nhân, ngài không nề hà bất cứ việc gì. Máu mủ bẩn thỉu ư, bệnh dịch truyền nhiễm ư, người đói kém, kẻ khốn cùng ư,… ai đến với ngài, ngài đều "chữa tới khi khoẻ mạnh". Ngài tự bỏ tiền dựng thêm nhà, ngày nay gọi là bệnh viện cho người bệnh. Hàng ngàn người gặp tai hoạ đã được ngài cứu sống… Tác giả chỉ nhẹ nhàng tóm tắt những việc làm, cách cư xử và kết quả công việc của đức Thái y lệnh mà hình ảnh một thầy thuốc chân chính yêu nghề, thương yêu con người đã hiện lên rõ nét. Không một lời bình luận, nhận xét trực tiếp cất lên, nhưng người viết vẫn ngầm bày tỏ tấm lòng kính trọng, tôn vinh đối với vị Thái y lệnh họ Phạm. Còn chúng ta ngày nay, sau khi đọc câu cuối đoạn "Ngài được người đương thời trọng vọng" cũng muốn nghiêng mình bái phục vị danh y ấy.

2. Đoạn hai : Từ "Một lần…" đến "xứng đáng với lòng ta mong mỏi" : kể tình huống gay cấn mà qua đó y đức của vị Thái y được thử thách và bộc lộ rõ nét nhất, cao đẹp nhất. Có ba sự việc diễn ra cùng một lúc.

a) Sự việc thứ nhất : Có một người bệnh đang nguy kịch, một người đàn bà "máu chảy như xối, mặt mày xanh lét", cần lương y đến cấp cứu. Nghe lời báo tin và lời mời của người nhà bệnh nhân, vị lương y vội đi ngay. Đó là một hành động đúng đắn của người thầy thuốc có trách nhiệm.

b) Sự việc thứ hai : Vừa ra tới cửa, lương y gặp sứ giả nhà vua báo tin : Vua triệu vào cung khám bệnh cho một quý nhân – người quyền quý đang bị sốt. Thế là tình huống gay cấn xảy ra. Một bên là người đàn bà đang nguy kịch, bên kia là một quý nhân đang ốm. Cả hai đều cần tới thầy thuốc Nhung sự nặng nhẹ thì khác nhau, sự giàu nghèo khác nhau, chức tước, địa vị khác nhau và… bổng lộc cũng khác nhau. Dân gian có câu : "Nhà nghèo sổ ruột không bằng công chúa đứt tay". Nếu là một thầy thuốc bình thường trước tình huống này chắc sẽ lưỡng lự. Nhưng vị Thái y lệnh không chút bãn khoăn, quyết định cứu người đàn bà thường dân trước, sau đó mới đến vương phủ. Đối với ngài, ai mắc bệnh nặng hơn thì cần cứu trước, còn mọi điều kiện khác đều không dáng quan tâm. Thái độ và sự lựa chọn ấy thật đúng đắn, nhiều thầy thuốc chân chính thường xử sự như thế. Song…

c) Sự việc thứ ba : Vị quan Trung sứ – người của triều đình đến triệu Thái y vào cung lại tỏ ý trách ngài : "Phân làm tôi, sao dược như vậy ? Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng ?". Tinh huống gay cấn tăng lên. Lời viên quan đặt trước vị lương y một sự lựa chọn mới. Nếu ngài đi chữa bệnh cho người dân trước thì sẽ phạm vào tội coi thường tính mệnh quý nhân, chống lại lộnh của vua, rất có thể bị trị tội, nhẹ thì bị phạt đòn, cầm tù, nặng có thể… rơi đầu. Hai mạng người đã được đặt lên bạn cân : mạng người dân và mạng người thầy thuốc. Hai công việc đòi hỏi vị lương y chọn một : cứu sự sống của người bệnh hay giữ lấy sự sống của bản thân mình ? Viên Trung sứ không giảng giải, thuyết phục mà dùng hai câu hỏi liên tiếp như muốn dùng quyền uy ép buộc vị lương y theo mình về phủ, ép người thầy thuốc chân chính bỏ dân thường để chữa bệnh cho quý nhân, bỏ mạng sống đang mong manh của người bệnh để giữ lấy mạng sống của mình. Song ngài Thái y lệnh đã khảng khái đáp : "Người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng… Tội tôi xin chịu". Thế là ngài đã dứt khoát chọn việc chữa bệnh, chứ không tìm cách bảo vệ chức tước, địa vị, tính mạng mình. Ngài quyết định cứu mạng cho bệnh nhân mà không sợ quyền uy, không quan tâm sự sống của mình. Lời ngài vừa cứng cỏi, hiên ngang "Tội tôi xin chịu" vừa khôn khéo, dịu dàng "Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng". Ngài quả là người thầy thuốc chân chính thương dân nghèo, nêu cao y đức, cũng là một bé tôi biết kính trọng và tin tưởng ở nhà vua.

Kết quả cuối cùng thật là… vô cùng tốt đẹp. Người đàn bà bệnh nặng được cứu sống, vị Thái y lệnh được vua khen. Công việc chỉ có một mà hiệu quả gấp hai, ba lần. Tấm lòng và bản lĩnh của người thầy thuốc cao đẹp, đáng kính trọng biết bao. Ngài đã ở hiền gập lành, tôi trung gặp vua sáng suốt. Phúc cho cả dân tộc ta bấy giờ.

3. Đoạn ba: Kết thúc câu chuyện, tác giả tóm tắt danh vọng, bổng lộc mà con cháu ngài Thái y lệnh đã thừa kế và phát huy y đức của ngài. Cách viết tương tự đoạn một, tạo nên một kết cấu hài hoà, cân đối. Đồng thời, cái kết thúc ấy cũng toát ra một triết lí nhẹ nhàng, thấm thìa. Cha mẹ gieo nhân nào, thì con cháu được gặt quả ấy. Ngài Thái y lệnh đã sống và làm nhiều việc nhân đức, xả thân cứu người mà không sợ quyền uy, được nhân dân yêu quý, nhớ ơn, được vua quan nể trọng. Con cháu ngài, nhờ đó mà noi gương y đức, gặt hái dược nhiều phúc lộc ở đời. Tính giáo huấn của câu chuyện từ mở đầu, đến kết thúc như vậy là trọn vẹn, thể hiện rõ nét đặc điểm nổi bật của loại truyện trung đại.

Với hình thức ghi chép chuyện thật, trong dó biết xoáy vào một vài tình huống gay cấn để tính cách nhân vật được bộc lộ rõ nét, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm, đời Trần : không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân. Đọc truyện này, liên hệ với câu chuyện về danh y Tuệ Tĩnh, tham khảo thêm mấy câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu:

Thấy người đau, giống mình đau,

Phương nào cứu đặng, mau mau tự lành.

Đứa ăn mày cũng trời sinh,

Bệnh còn cứu đặng, thuốc dành cho không.

và lời thề của danh y Hi-pô-cơ-rát : "Tôi không lấy tiền thù lao quá đáng và sẽ chăm sóc miễn phí cho người nghèo", chúng ta hiểu rằng trên đời này có rất nhiều thầy thuốc nêu cao y đức. Tổ tiên là như vậy. Con cháu ngày nay chắc chắn sẽ noi gương. Y đức của các bác sĩ, y tá, dược sĩ của chúng ta… đáng kính trọng, đáng tin tưởng xiết bao!

Bài viết liên quan

0