12/02/2018, 16:40

Cảm nhận về hai đoạn đầu bài Đất nước

(Kenhvanmau.com) – Anh (Chị) hãy của Nguyễn Đình Thi. ( Bài làm của học sinh giỏi trường THPT Bình Giang). Đề bài: của Nguyễn Đình Thi BÀI LÀM Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ tỏa sáng trên nền trời văn học Việt Nam Và ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được những ...

(Kenhvanmau.com) – Anh (Chị) hãy của Nguyễn Đình Thi. ( Bài làm của học sinh giỏi trường THPT Bình Giang).

Đề bài:  của Nguyễn Đình Thi

BÀI LÀM

        Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ tỏa sáng trên nền trời văn học Việt Nam Và ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành tựu xuất sắc nhưng đáng kể đến nhất đó chính là thơ ca. Trong thơ ông chứa đựng nhiều suy tư và cảm xúc về chiến tranh, về con người ,tình yêu đất nước. Đặc biệt ông có bài thơ đằm thắm và thiết tha khi viết về quê hương đất nước trong đau thương đã vùng lên chiến đấu giành thắng lợi. Và đất nước là một bài như thế. Riêng hai đoạn thơ đầu tiên, mùa thu của Hà Nội và mùa thu hiện tại ở Việt Bắc hiện lên thật đẹp.

Đất nước là cảm hứng thi ca mang tính chất tổng hợp về chủ Đất Nước, đó là cảm xúc về mùa thu Hà Nội, chiến khu Việt Bắc và cao hơn nữa đó là những cảm xúc về ca dao cho đất nước từ trong thương đau.

Trước hết tới với những câu thơ đầu tiên nói về cảm xúc của mùa thu Hà Nội, đó là những câu thơ mang chan chứa tình cảm yêu thương và gắn bó của nhà thơ đối với quê hương mình:

“Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi màu thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thèm nắng lá rơi đầy”

Đây chính là Hà Nội trong con mắt hoài niệm . Vì những gì hoài niệm thường nhớ rõ nhất và sâu sắc nhất. Câu thơ mở ra với không gian  buổi sáng sớm tinh khôi. Tác gỉa đang đứng ở chiến khu Việt Bắc và nhớ tới những tháng năm xưa ở Hà Nội. Mùa thu Hà Nội hiện lên có cả cảnh vật và cả con người. Cảnh vật lúc đó có cái chớm lạnh , chớm ở đây có nghĩa là chỉ mới se lạnh thoảng những cơn gió. Đây chính là khoảnh khắc giao mùa và phải chăng đây chính là cái lạnh tỏa ra từ lòng người ?

cam-nhan-ve-hai-doan-dau-bai-dat-nuoccam-nhan-ve-hai-doan-dau-bai-dat-nuoc

Từ “lạnh” này gợi cho chúng ta liên tưởng về một Hà Nội đẹp, có lá vàng rơi, có hơi lạnh của đầu mùa nhưng cũng chưa thực sự là lạnh. Cái lạnh đang đến dần với người dân Hà Nội nhưng vẫn còn e ấp giống như một sự báo hiệu bắt đầu của thiên nhiên . Cái lạnh đó không phải là cắt da cắt thịt mà giống như một sự ban tặng từ thiên nhiên, đặc biệt là cho người nghệ sĩ.

Đến với câu thơ “ Những phố dài xao xác hơi may”, tác giả đã rất khéo léo khi sử dụng biện pháp đảo trật tự cú pháp cộng với từ láy tượng thanh, từ “xao xác” thể hiện cái buồn nhẹ của buổi chiều heo may.

Con người ở đây cũng hiện lên với một hình ảnh vô cùng đẹp, đó là tư thế “người ra đi đầu không ngoảnh lại” thể hiện được sự dứt khoát từ giã phố cũ trường xưa để đi chiến đấu. Bước đi đó dứt khoát nhưng vẫn có thể cảm nhận được sau lưng có tiếng lá rơi, không khỏi sự bịn rịn vấn vương.

Đoạn đầu tiên này chính là một bức tranh tuyệt đẹp về mùa thu với thềm nhà ngập nắng thu,lá thu cũng đang chầm chậm rơi từng chiếc một thế mà đã phủ đầy thềm. Tiết tấu ở trong bài thơ này được hiện lên thật kì lạ ,bảy tiếng cứ thế mà gieo xuống chậm rãi đều đặn giống như bước đi của người ra đi, quả quyết nhưng bị rịn lưu luyến, đầu tuy không ngoảnh lại nhưng lòng thì vẫn hướng về phía lá rơi hay là nắng cũng đang rơi, đó chính là rơi xuống khoảng nhớ của người đang đi.

cam-nhan-ve-hai-doan-dau-bai-dat-nuoccam-nhan-ve-hai-doan-dau-bai-dat-nuoc

Sang ở đoạn thơ thứ hai , nhà thơ đã thể hiện cảm xúc của mình về mùa thu hiện tại ở chiến khu việt Bắc:

“Mùa thu nay đã khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc tiếng nói cười thiết tha”

Câu thơ giống như lời chuyển đoạn về cảm xúc của mùa thu . Cùng là một mùa thu nhưng ở chiến khu Việt Bắc tác giả cảm thấy lòng mình vui đến là, đó là tiếng vui reo của mùa thu đất trời tự do. Nó thể hiện được sự phấn chấn của thi nhân trước những đổi thay của đất nước. Ba câu thơ sau tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa ,nhà thơ đã khoác lên mùa thu một chiếc áo mới được dệt bằng niềm hạnh phúc và sự tự do. Đặc biệt là ở câu cuối cùng có sự kết hợp giữa âm thanh và giai điệu để có thể mở ra một không gian rộng lớn hơn.

“ Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về”

Bằng các điệp ngữ cùng với các thủ pháp điệp ,nhà thơ đã khẳng định được chủ quyền của đất nước. đó là đất ,là trời, là dòng sống đỏ nặng phù sa…tất cả đều là truyền thống chiến đấu quý báu của dân tộc ta. Và ở đoạn thơ này đã khắc họa rõ nét nhất về khí thế mới tươi vui của dân tộc và náo nức phấn chấn tự hào về đất nước

Như vậy, chỉ với hai đoạn thơ đầu tiên nhưng tác giả đã rất khéo léo trong việc miêu tả hoài niệm về mùa thu ở Hà Nội và mùa thu hiện tại ở Việt Bắc. Với lời thơ nhẹ nhàng tha thiết đã để lại được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Tác giả: ANH ĐÀO

 

 

 

 

0