03/06/2017, 23:05

Cảm nhận về đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Cảm hứng về Đất Nước là nguồn đề tài vô tận của các văn nhân, nghệ sĩ. Và bài thơ "Đất nước" trong trường ca "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm không nằm ngoài dòng chảy vô tận ấy. Một Đất nước bình dị, gần gũi được tìm thấy trong mỗi người dân Việt. Đất nước ấy đã hòa ...

Cảm hứng về Đất Nước là nguồn đề tài vô tận của các văn nhân, nghệ sĩ. Và bài thơ "Đất nước" trong trường ca "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm không nằm ngoài dòng chảy vô tận ấy. Một Đất nước bình dị, gần gũi được tìm thấy trong mỗi người dân Việt. Đất nước ấy đã hòa chảy cùng dòng máu nóng trong cơ thể thành nhịp đập trong trái tim mỗi người để "Trong anh và em hôm nay/ Đều có một phần Đất Nước"

Đoạn thơ "Đất nước" thuộc chương V trường ca "Mặt đường khát vọng" được chia thành hai phần: Phần đầu gồm 42 câu là cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước trong cội nguồn văn hóa, lịch sử và trong sự gắn bó thân thiết với cuộc sống hằng ngày của mỗi người dân Việt Nam. Phần thứ 2 là cảm hứng chủ đạo về Đất nước, đó là sự ngợi ca và khẳng định "Đất Nước này là Đất Nước của Nhân Dân".
 
Nhà thơ phát hiện Đất Nước trên bình diện về lịch sử, địa lý, văn hóa và truyền thống, tinh thần trong lao động và những cuộc chiến đấu ngoan cường của dân tộc ta. Trong đoạn thơ "Đất Nước", Nguyễn Khoa Điềm đã vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố văn hóa dân gian, truyền thuyết, cổ tích, phong tục tập quán và ca dao dân ca… trong cách diễn đạt bình dị, vừa ấn tượng lại vừa gần gũi mà đầy mới mẻ.
 
Những vần thơ về Đất nước ấy, con người ấy được "thai nghén" trong cuộc kháng chiến trường kì chống Mỹ cứu nước tại chiến trường Bình – Trị – Thiên khói lửa năm 1971 làm dâng lên niềm tự hào và xao động về một đất nước đau thương mà anh dũng.
 
Nguyễn Khoa Điềm đã viết nên một đất nước như thế, trong một hoàn cảnh như thế để rồi từ đó ngân lên những câu thơ thật xúc động, những lời thơ yêu thương về Đất mẹ Việt Nam.
 
Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi,                     
Đất nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa"
…mẹ thường hay kể……".          
 

Nhà thơ đà truyền tải tới người đọc một phát hiện mới, một cái nhìn mới, tinh tế và toàn diện, để mỗi chúng ta có cho mình một định nghĩ cụ thể về Đất nước. Đất nước là bản sắc văn hóa, là truyền thống muôn đời của cha ông tới hôm, là ngọn núi con sông là vòm trời này luôn ở bên ta và mãi trong ta trong mỗi thăng trầm của lịch sử và nấc thang cuộc đời.
 
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
… Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
 

Ở đây, trong những vần thơ này là cả dặm dài chiều sâu văn hóa – địa lý – lịch sử dân tộc từ thiên nhiên thuần túy tới những con người vô danh đã tạo ra những công trình của núi sông, làm nên những vùng đất xứ sở đi và ca dao, dân ta, đi vào tâm thức mỗi người.
 
Có thế, ta mới biết "những con cóc, con gà quê hương đã góp cho Hạ Long thành thắng cảnh"; có thế ta mới thấm thía bài học về cách nhìn sự vật hiện tượng ở chiều sâu. Chỉ ngần ấy câu thơ, ta biết thêm và muốn biết thêm và hiểu thêm về những nơi đã đặt chân đến và chưa từng đặt chân đến. Và khao khát được ngắm nhìn cảnh đẹp của núi sông, để thấm thía công lao của cha ông muôn đời.
 
Nguyễn Khoa Điềm đã phù phép để bầu không gian văn hóa dân gian trong nhân dân lao độc bao bọc lấy câu chữ, thấm vào lời thơ Đất nước bằng việc sử dụng tài tình, sáng tạo ngôn ngữ làm sáng lên linh hồn trích đoạn "Đất nước của Nhân Dân"
 
"Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc                
Nước là nơi con cú ngư ông móng nước biển khơi                        
Nhưng có khi chỉ bằng rất ít từ ông đã gợi tả lên một truyền thuyết:
Đất là nơi Chim về                                                                 
Nước là nơi Rồng ở                                                                 
Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng"   
        
 
Đoạn trích giúp ta nhìn vào lịch sử, văn hóa dân tộc thêm một bình bình diện mới, một góc độ mới với niềm biết ơn và kính trọng những con người lao động bình dị, những con người được gọi bằng hai tiếng bình dị "Nhân dân", "Đất nước này là đất nước của nhân dân", nhân dân chính là điệu hồn dân tộc:
 
"Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói                
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân"
 

Đoạn trích đã mang đến cho người đọc những cảm nhận tinh tế và mới mẻ về Đất nước. Đất nước đã thấm biết bao xương máu, mồ hôi và nước mắt của thế hệ cha ông, chính vì thế đất nước là sự hoá thân của bao dáng hình. Để cho mỗi người Việt Nam hôm nay và mai sau có "một phần Đất Nước" cho riêng mình. Để luôn nhắc nhở nhau:
 
"Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ s 
Làm nên Đất Nước muôn đời..."

0