05/10/2018, 23:20

Cảm nhận tình mẫu tử qua bài thơ con cò

Hướng dẫn tình mẫu tử qua bài thơ con cò hay nhất “Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi, ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau long cò con” Mỗi lần nghe bài ca dao, có lẽ chúng ta thương biết ...

Hướng dẫn tình mẫu tử qua bài thơ con cò hay nhất
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau long cò con”
Mỗi lần nghe bài ca dao, có lẽ chúng ta thương biết bao con cò ngày đêm lặn lội để kiến ăn, còn kiếm ăn như vậy đâu phải vì mình mà là vì con. Cò sống vì con mà ngay đến lúc chết cũng vì con, thương con. Ấy là tấm lòng của một người mẹ. Lấy tinh thần trên bài ca dao này, Chế Lan Viên đã sáng tác nên một bài thơ về tình mẫu tử đó là bài thơ “Con cò”. Tình mẫu tử được thể hiện trong bài con cò khiến cho trái tim mỗi người con chúng ta đều phải cảm động, bùi ngùi. Sau đây là bài phân tích cảm nhận tình mẫu tử qua bài thơ “Con cò” có tính chất tham khảo sẽ giúp các bạn định hướng khi đọc hiểu bài này. Để làm bài tập này, chúng ta cần giới thiệu tác giả, tác phẩm, phân tích tình mẫu tử qua hình tượng con cò trong bài thơ.

BÀI LÀM TÌNH MẪU TỬ QUA BÀI THƠ CON CÒ
“Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Người xưa đã từng căn dạn con cháu như thế! Quả thật chẳng có gì lớn lao bằng công cha nghĩa mẹ, chẳng có gì tồn tại vĩnh hằng ngoại trừ tình yêu thương của mẹ cha. Tình mẫu tử hay phụ tử từ lâu đã trở thành những tình cảm thiêng liêng cao đẹp , là nguồn gợi cảm hứng bất tận cho thi ca Việt Nam. Từ những câu ca dao về con cha nghĩa mẹ cho đến những câu Kiều đầy xúc động nói về sự ghi nhớ công ơn cha mẹ của một kiếp hồng nhan bạc mệnh Vương Thúy Kiều cho đến những vần thơ hiện đại, vẫn chất chứa tình yêu thương vô bờ của những người mẹ. Một trong số đó không thể không kể đến tình mẫu tử thiêng liêng và đẹp đẽ trong bài thơ” Con cò” của Chế Lan Viên. Bài thơ với cấu tứ của lời hát ru với giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu suy tư triết lí đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Mỗi chúng ta, ai chẳng lớn lên từ những câu ca lời hát ngọt ngào của mẹ. Những lời ru êm dịu bên tiếng võng đu đưa đã trở thành một phần đẹp đẽ trong kí ức tuổi thơ của mỗi con người. Có lẽ cũng bở thế mà Chế Lan Viên đã mượn hình thức một bài hát ru để thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng trong đời sống của mỗi con người nói chung và dân tộc Việt Nam nới riêng.

Tình yêu mà mẹ giành cho con xuất phát từ những điều giản đơn nhất, nhỏ bé nhất. Mẹ yêu con nên mẹ hát ru con. Bế đứa con thơ trên tay, ngắm nhìn đôi mắt tròn xoe và đôi môi chúm chím của bé yêu, mẹ dịu dàng vỗ về con vào giấc ngủ. Những giấc trẻ thơ của con luôn đong đầy những lời hát của mẹ:
  • “Con cò bay la
  • Con cò bay lả
  • Con cò cổng phủ
  • Con cò Đồng Đăng…”
Mẹ thương con như thân cò lận đận trong ca dao xưa:
  • “Con cò mà đi ăn đêm
  • Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
  • Ông ơi ông vớt tôi nao
  • Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
  • Có xáo thì xáo nước trong
  • Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.”
Mẹ cũng sẽ như thân cò, sẽ vì con. Để cho con một cuộc sống vui tươi và hạnh phúc, mẹ không sợ những vất vả, chông gai, thậm chí là không tiếc số phận mình.Mẹ sẽ làm một hứ vì con, sẽ không để con phải xấu hổ hay buồn phiền vì mẹ và tình yêu thương của mẹ. Vì thương con, vì yêu con, mẹ sẽ làm một người mẹ tốt. Còn lúc này, khi con vẫn còn thơ bé, mẹ sẽ chở che con, để con không phải giống như con cò:
  • “Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn
  • Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ”
Tiếng ru nhẹ nhàng của mẹ cất lên bên chiếc nôi xinh:
  • “Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!”
Phải chăng trong giấc ngủ con thơ bỗng giật mình, mẹ dịu hiền nhẹ nhàng vỗ về, ủi an tâm hồn bé bỏng của mẹ:
  • “Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng”
Mẹ sẵn sàng bảo vệ con, che chở cho con trước mọi bão tố của cuộc đời.
Tình yêu bao la của mẹ đi từ chăm chút giấc ngủ con đến những ước mớ mai sau được sát cánh cùng con. Mơ ước của mẹ được gửi vào cánh cò trong câu hát ru:
  • “Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
  • Cho cò trắng đến làm quen
  • Cod đứng ở quanh nôi
  • Rồi cò vào trong tổ
  • Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
  • Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi
  • Mai khôn lớn con theo cò đi học
  • Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
  • Lớn lên, lớn lên, lớn lên
  • Con làm gì?
  • Con làm thi sĩ!
  • Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
  • Trước hiên nhà
  • Và trong hơi mát câu văn…”
Trong mỗi chặng đường đời của con, cánh cò trong lời ru hay chính tình yêu thương của mẹ sẽ luôn sát bên con, luôn dõi theo con. Khi con vui đùa , khi con lớn hơn một chút và cắp sách đến trường, khi con khôn lớn và bắt đầu những mơ ước của chính con. Hình ảnh thơ gợi sự gắn bó, song đôi không rời của cánh cò và con trên những dấu mốc của cuộc đời. Đó hay cũng chính là mje, tình yêu thương bao la của mẹ luôn hướng về con, luôn luôn bên con, trên mọi bước đường con đi. Tình yêu thương ấy đã phát triển đến cực điểm và cất lên thành lời nguyền trong câu hát:
  • “ Dù ở xa con
  • Dù ở gần con
  • Lên rừng xuống bể
  • Cò sẽ tìm con
  • Cò mãi yêu con”
Cấu trúc đỗi lập kết hợp với điệp từ “dù” tạo nên một kết cấu đối lập tương phản, nhấn mạnh và khẳn định sự tồn tại bất biến của con cò, hay chính là tình mẹ. Dù có bị cách trở bởi những khoảng cách địa lí hữa hình, dù có khó khăn, vượt thác lội đèo hay lên rừng xuống bể, mẹ vẫn sẽ tìm con, vẫn sẽ mai yêu con. Tình yêu thương tha thiết ấy đã đúc kết thành một triết lí:
  • “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
  • Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
  • Đó là chân lí bất biến của tình mẫu tử thiêng liêng.
  • “Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
  • Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”
Tình mẹ bao la như biển cả thế đấy, vĩnh hằng và vô tận là thế đấy. Dù lớn khôn, dù trưởng thành, dù con có thể đã có một mái ấm của riêng con, nhưng với mẹ và tình yêu thương của mẹ, con mãi là đứa bé cần được chở che và vỗ về.
Bài thơ với âm điệu của một bài hát ru kết hợp với sự học tập và kế thừa một cách sáng tạo ngôn ngữ ca dao dân ca đã làm nên một bài ca bất tử về tình mẫu tử.
0