31/05/2017, 12:52

Cảm nhận không gian và thời gian của Huy Cận trong bài thơ Tràng giang?

Loại thứ hai hoang sơ, vắng vẻ. Ban đầu ta có thể nhận thấy thấp thoáng hình ảnh con người qua con thuyền. Nhưng ngay sau đó, con thuyền cũng mất hút “Thuyền về nước lại, sầu trăm ngữ. Mọi tín hiệu về con người đều vắng. Trước thiên nhiên như thế, cái tôi thi sĩ, nhân vật trữ tình làm sao tránh ...

Loại thứ hai hoang sơ, vắng vẻ. Ban đầu ta có thể nhận thấy thấp thoáng hình ảnh con người qua con thuyền. Nhưng ngay sau đó, con thuyền cũng mất hút “Thuyền về nước lại, sầu trăm ngữ. Mọi tín hiệu về con người đều vắng. Trước thiên nhiên như thế, cái tôi thi sĩ, nhân vật trữ tình làm sao tránh được cảm giác bơ vơ, lạc loài, sầu tủi.

Anh/chị hãy giải thích tiêu đề, lời đề từ và nêu âm điệu chung của bài thơ Tràng giang.

Gợi ý:

a)   Tiêu đề bài thơ là Tràng giang. Tràng giang gợi ra một con sông vừa dài, vừarộng.

b)  Ngay từ lời đề từ, tâm trạng nhân vật trữ tình đã tìm được, hoà cảm được với nỗi sầu của sông núi.

c)   Âm điệu chung của bài thơ

Âm điệu của bài thơ là âm điệu của thể thơ thất ngôn. Tạo bởi sự hài hoà của nhịp điệu và thanh điệu.

Nhịp thơ trong toàn bộ bài có thiên hướng trải dài theo nhịp 4/3:

Sóng gợn tràng giang / buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mải /nước song song,

Có những câu lạc điệu một chút vì tác giả cố ý:

Thuyền về / nước lại / sầu trăm ngả

Những câu sau lại trờ về với nhịp 4/3:

Củi một cành khô lạc mấy dòng

Sử dụng từ láy nguyên: điệp điệp, lớp lớp, song song, dợn dợn.

Âm điệu của bài thơ là âm điệu trầm buồn man mác “Lòng quê dợn dọn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Cách cảm nhận không gian và thời gian của Huy Cận trong bài thơ Tràng giang?

Gợi ý:

a)   Cảm nhận không gian

Trong bài thơ, chúng ta thấy nổi lên hai loại không gian:

-     Đó là không gian mênh mông vô định của trời rộng, sông dài. Không gian ấy biểu hiện nỗi cô đơn của kiếp người.

-     Loại thứ hai hoang sơ, vắng vẻ. Ban đầu ta có thể nhận thấy thấp thoáng hình ảnh con người qua con thuyền. Nhưng ngay sau đó, con thuyền cũng mất hút “Thuyền về nước lại, sầu trăm ngữ. Mọi tín hiệu về con người đều vắng. Trước thiên nhiên như thế, cái tôi thi sĩ, nhân vật trữ tình làm sao tránh được cảm giác bơ vơ, lạc loài, sầu tủi.

b)  Cảm nhận thời gian

Thời gian là buổi chiều đưa dần tới hoàng hôn.

Như vậy, cách cảm nhận về không gian, thời gian trong bài thơ là cách cảm nhận theo tâm trạng. Đó là không gian, thời gian nghệ thuật.

Câu thơ cuối bài “Không khói hoàng hôn cũng nhở nhà ” rất gần gũi với thơ Đường. Ý kiến của anh/chị về vấn đề này?

Gợi ý:

-     Các nhà thơ Việt Nam đó tiếp thu những tinh hoa của thơ Đường và vậndụng một cách sáng tạo, linh hoạt. Câu thơ của Huy Cận phảng phất phong vị Đường thi. Chúng ta nghĩ tới bài thơ “Hoàng Hạc Lâu ” của Thôi Hiệu:

 “Yên ba giang thượng sử nhân sầu ”

Tản Đà dịch: “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”.

Khương Hữu Dụng dịch: “Khói sóng trên sông não dạ người”.

-     Chỉ có khác, Thôi Hiệu cần có khói sóng để thương nhớ quê hương. Huy Cận chẳng cần đến khói sóng trên sông mà câu thơ bồng oà lên nức nở:

Lòng quê dọn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớnhà.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0