05/10/2018, 23:21

Cảm nhận của em về đoạn trích Trao duyên trong truyện Kiều tuyệt hay

Cảm nhận của em về đoạn trích Trao duyên Bài làm Nhắc đến đề tài số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua lăng kinh văn chương, bỏ qua nhân vật Thúy Kiều thì quả thực là có nhiều sai sót. Thúy Kiều, nhân vật văn chương ...

Cảm nhận của em về đoạn trích Trao duyên

Bài làm

Nhắc đến đề tài số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua lăng kinh văn chương, bỏ qua nhân vật Thúy Kiều thì quả thực là có nhiều sai sót. Thúy Kiều, nhân vật văn chương điển hình nhất của Nguyễn Du chính là nhân vật đại diện cho tiếng nói về nữ quyền của tác giả. Nguyễn Du thương Thúy Kiều vô cùng, thương cảm cho số phận một người con gái ngoan hiền, hiếu thảo như Thúy Kiều lại gặp lại cảnh ngộ “bạc mệnh” cả đời.Trong tác phẩm, qua đoạn trích Trao duyên có thể hiểu được sâu sắc tấm lòng của Thúy Kiều cũng như gợi mở về nguyên nhân dẫn đến tấn bi kịch của cuộc đời nàng.

Gia đình Kiều vốn là gia đình thuộc dòng trung lưu lương thiện, suốt đời chỉ biết làm ăn lương thiện, sống hướng về cái đức, cái tâm vậy mà trớ trêu thay, nghịch cảnh xảy ra khi gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan, khiến cha và em trai Thúy Kiều bị vướng vào vòng lao lý. Vậy là cuộc sống của gia đình Kiều bị đảo lộn, hoàn toàn đổi thay từ đây. Không còn đâu cảnh sống “Êm đềm trướng rủ màn che”, nay tài sản bị tịch thu, bị vơ vét, cha và em bị đánh đập tra tấn dã man, không còn cách nào khác, là con gái trưởng trong gia đình, Thúy Kiều không thể ngoảnh mặt làm ngơ.

Trằn trọc, suy nghĩ suốt bao đêm để đến được quyết định sẽ bán mình chuộc cha, khó khăn với Kiều vô cùng. Bởi không chỉ biết trước được cuộc đời tăm tối tương lai mà còn ngặt một nỗi vì chữ hiếu mà nàng sẽ trở thành kẻ phụ tình. Thúy Kiều mới ngày hôm qua thôi còn được hưởng một cuộc sống yên bình, hơn hết nàng còn hạnh phúc vô cùng với mối tình đầu đẹp đẽ và trong sáng với Kim Trọng. Nàng trao trọn trái tim cho người thương, hai người còn thề nguyền sống chết… Vậy mà giờ đây, cớ sự lại thành ra như vậy, Thúy Kiều đau đớn, buồn tủi vô cùng.

Nàng trân quý mối tình của mình vô cùng, đau đớn hổ thẹn vì là kẻ phụ tình, lo lắng cho Kim Trọng chuyện tương lai, thương Kim Trọng, nàng quyết định nhờ Thúy Vân – người em gái mà nàng hết sức tin tưởng thay mình trả nghĩa cho chàng Kim

“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”

Thúy Kiều là chị, là bề trên của Thúy Vân nhưng Thúy Kiều cũng không ngần ngại "cậy" nhờ em. Thúy Kiều đã thực sự bị đẩy vào đường cùng, giữa chữ hiếu và chữ tình, nàng chỉ có thể sống trọn vẹn với một. Vậy nhưng vì thương người yêu, muốn Kim Trọng có nơi có chốn tốt đẹp, nàng chẳng còn cách nào khác cậy nhờ em gái mình, trao lại duyên cho em mình, nhờ em tiếp tục mối lương duyên đó. Có như vậy nàng cũng sẽ bớt những day dứt, dằn vặt vì phụ tình chàng

“Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”

Cảm nhận của em về đoạn trích Trao duyên trong truyện Kiều tuyệt hay

Cảm nhận của em về đoạn trích Trao duyên

Thúy Kiều không giấu giếm Thúy Vân điều gì, nàng kể lại cho Thúy Vân về cuộc gặp gỡ định mệnh với chàng Kim, chuyện thề nguyền của hai đứa, chia sẻ với em chuyện sóng gió gia đình để em có thể thấu hiểu cặn kẽ hoàn cảnh của mình, để em có nguyên cớ mà giúp mình. Thúy Kiều là người con gái sống tại thời kỳ phong kiến phồn thịnh, những giáo huấn của lề thói tam tòng, tứ đức buộc chặt lên tấm thân của những người phụ nữ, chính bởi vậy mà sự hy sinh tưởng chừng rất lớn lao cao cả của Thúy Kiều đặt trong hoàn cảnh xã hội đó lại thấy sự hy sinh như vậy là rất đỗi bình thường. Qua đây có thể thấy, thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa thật sự đáng thương vô cùng. Vì chữ hiếu mà đánh đổi chữ tình, trái tim Kiều đau đớn khôn nguôi.

“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”

Thực chất chị em đều “xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” vậy mà Thúy Kiều lại nói lẻ “ngày xuân em hãy còn dài”, đau đớn lắm, nhưng biết sao được, quyết định bán mình, nàng cũng đã có chút dự trù về tương lai, nhưng quan trọng hơn, phải từ bỏ tình yêu, nàng tưởng chừng cuộc sống của mình từ nay coi như chấm hết. Nhưng trong đau khổ tuyệt vọng đến cùng cực, Thúy Kiều còn biết lo cho hạnh phúc của người khác, đức hi sinh của nàng lớn lao vô cùng. Thuyết phục được em thuận lòng, nàng trao lại kỷ vật kỷ vật giữa nàng và chàng Kim:

“Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung”

Thúy Kiều trân trọng kỷ vật, mong em cũng giúp mình giữ gìn. Cuộc đời này của nàng đã chấm dứt, nàng nguyện dành hết sức lực của mình vì hạnh phúc và bình yên cho gia đình

“Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tờ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai.”

Thúy Kiều không còn thiết tha gì với cuộc sống, không còn gì để nàng có thể bấu víu để sống, để tồn tại nữa. Những rốt cuộc, cho dù biết thân phận mình sẽ tăm tối nhưng vẫn lo lắng và nghĩ suy cho người khác. Vẫn khôn nguôi hướng về sự yên bình như xưa cho gia đình, không nguôi nghĩ về người yêu, day dứt vì sự phụ tình của mình. Tấm lòng của Thúy Kiều thật cao đẹp. Đau đớn đến uất hận, nàng khóc trong sự xót xa đến xé lòng:

“Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.”

"Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Ai thấu được cho nỗi lòng của Thúy Kiều bây giờ, đau đớn vô cùng, tuyệt vọng vô cùng. Vì tình, vì nghĩa, vì chữ hiếu mà phải đánh đổi, tấm lòng ấy của Kiều đáng thương cảm, đáng trân trọng vô cùng.

Nguyễn Du dành nhiều sự trân trọng cho nhân vật Thúy Kiều của mình. Người con gái là đại diện tiêu biểu khi nói về, bàn luận về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Người con gái  xinh đẹp, nết na, sống đúng theo tiêu chuẩn đạo đức lễ giáo phong kiến nhưng lại phải chịu một cuộc đời " bèo dạt mây trôi".

Minh Tuệ

0