31/05/2017, 12:48

Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của đoạn trích Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

Đoạn trích thể hiện rõ cái tâm và cái tài của tác giả. Cái tâm là lối cảm nhận văn chương "lấy hồn tôi để hiểu hồn người", cái tài là cách thể hiện nhuần nhuyễn, uyển chuyển, tinh tế và tài hoa những luận giải sâu sắc, chặt chẽ,... Chỉ với lượng câu chữ rất ít nhưng Hoài Thanh đã chỉ ra tinh thần ...

Đoạn trích thể hiện rõ cái tâm và cái tài của tác giả. Cái tâm là lối cảm nhận văn chương "lấy hồn tôi để hiểu hồn người", cái tài là cách thể hiện nhuần nhuyễn, uyển chuyển, tinh tế và tài hoa những luận giải sâu sắc, chặt chẽ,... Chỉ với lượng câu chữ rất ít nhưng Hoài Thanh đã chỉ ra tinh thần của thơ mới cũng như bản sắc, phong cách của những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào này.

Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của đoạn trích sau:

Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng độngtiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.

Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta.

Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế.

(Hoài Thanh, trích Một thời đại trong thi ca,

Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, tr.106)

1.   Mở bài

Giới thiệu về Hoài Thanh và tiểu luận Một thời đại trong thi ca.

-     Một thời đại trong thi ca là tiểu luận phê bình văn học nổi tiếng của Hoài Thanh, có ý nghĩa tổng kết về phong trào Thơ mới (1932 - 1945) trên nhiều bình diện, với nhiều luận điểmmới mẻ, sâu sắc, với cách diễn đạt giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, uyển chuyển và gợi cảm.

-     Đoạn trích đã chỉ ra "tinh thần thơ mới" và phong cách của những nhà thơ mới tiêu biểu bằng một cách luận giải sắc sảo, cách diễn đạt tài hoa, hóm hỉnh, có sức thuyết phục cao.

2.   Thân bài

-     Tinh thần thơ mới tập trunẹ vào chữ tôi. Chữ tôi và chữ ta là đặc trưng của hai thời đại thơ ca: thơ mới và thơ cũ. Nội dung chủ yếu của chữ tôi là ý thức cá nhân, còn chữ ta là ý thức cộng đồng, đoàn thể. Trong thời đại thơ cũ, "cái ta" lấn át hoàn toàn, "cái tôi" không có cơ hội để bày tỏ, bộc lộ. Đến phong trào Thơ mới, "cái tôi" có đủ điều kiện để trỗi dậy, đòi quyền sống. Phong trào Thơ mới đã nảy sinh từ sự trỗi dậy của "cái tôi". Điều đó đã kéo theo sự xuất hiện của một loạt phong cách thơ, mỗi nhà thơ đưa người đọc vào một thế giới tâm hồn với những sắc điệu tâm tư và nghệ thuật thể hiện độc đáo.

-     Văn phê bình của Hoài Thanh tự nhiên, linh hoạt và độc đáo. Cách phê bình của ông thiên về cảm xúc, rung động hơn là những suy lí khô khan, trừu tượng nhưng vẫn rất chặt chẽ, lô-gíc, sắc sảo. Lời văn giàu hình ảnh và chất thơ, tinh tế, uyển chuyển.

-    

3.   Kết bài

Nêu cảm xúc, ấn tượng riêng của cá nhân về lối văn phê bình đặc sắc của Hoài Thanh.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0