25/05/2017, 01:07

Cảm nghĩ về bài thơ Hầu Trời của Tản Đà – Văn mẫu lớp 11

Đánh giá bài viết Cảm nghĩ về bài thơ Hầu Trời của Tản Đà – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn trường THPT Nguyễn Huệ Hà Nội Tản Đà là đại diện tiêu biểu của kiểu nhà nho tài tử buổi giao thời, là người đầu tiên Mang văn chương ra bán phố phường. Sáng tác của Tản Đà thể hiện một cá tính ...

Đánh giá bài viết Cảm nghĩ về bài thơ Hầu Trời của Tản Đà – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn trường THPT Nguyễn Huệ Hà Nội Tản Đà là đại diện tiêu biểu của kiểu nhà nho tài tử buổi giao thời, là người đầu tiên Mang văn chương ra bán phố phường. Sáng tác của Tản Đà thể hiện một cá tính nghệ sĩ tài hoa, tài tử. Tản Đà viết cả văn và làm thơ nhưng ông nổi tiếng với tư cách nhà thơ hơn. ...

Cảm nghĩ về bài thơ Hầu Trời của Tản Đà – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn trường THPT Nguyễn Huệ Hà Nội

Tản Đà là đại diện tiêu biểu của kiểu nhà nho tài tử buổi giao thời, là người đầu tiên Mang văn chương ra bán phố phường. Sáng tác của Tản Đà thể hiện một cá tính nghệ sĩ tài hoa, tài tử. Tản Đà viết cả văn và làm thơ nhưng ông nổi tiếng với tư cách nhà thơ hơn. Thơ Tản Đà mang màu sắc cổ điển về hình thức và mới mẻ về nội dung, ông được gọi là cầu nối giữa hai thời đại văn học trung đại và hiện đại. Là thi sĩ tài hoa và đa tình, ông viết nhiều về tình yêu. Đồng thời thơ Tản Đà còn thể hiện tính dân tộc rõ nét từ hình thức đến nội dung. Trong thơ ông, lòng yêu nước, yêu quê hương được biểu hiện rất phong phú và đa dạng, khi thì trực tiếp, khi thì gián tiếp.

Hầu Trời được xếp trong tập Còn chơi (1921) là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Tản Đà. Bài thơ được viết dưới dạng tự sự, kể một tình huống tưởng tượng cảnh nhà thơ lên gặp trời để ngâm thơ cho trời nghe. Qua đó thể hiện ý thức cá nhân và thái độ của nhà thơ về nghề văn, về cuộc đời.

Tản Đà được coi là người nằm vắt mình qua hai thế kỉ, là gạch nối giữa thơ mới và thơ cũ, là người đặt nền móng cho thơ mới. Những đánh giá ấy đã xác nhận vị trí quan trọng của Tản Đà đối với văn học Việt Nam giai đoạn giao thời. Ông là đại diện tiêu biểu cua văn học Việt Nam giai đoạn này, giai đoạn văn học dân tộc có những bước chuyển mình, bắt đầu cho giai đoạn hiện đại hóa mau lẹ. Hầu Trời là một bài thơ có rất nhiều điểm mới. Bài thơ thể hiện đậm nét cá tính sáng tác của Tản Đà. Mạch thơ được triển khai theo lôgíc một câu chuyện với các chi tiết cụ thể, rành mạch, khiến cho bài thơ hấp dẫn và có sức thuyết phục: nằm một mình, buồn nên dậy đun nước uống rồi ngâm văn, động đến trời, tiên xuống hỏi rồi đưa lên gặp trời, trời cùng chư tiên đón tiếp long trọng, mời đọc thơ, giới thiệu về mình rồi đọc thơ và giãi bày cảnh ngộ cùng trời, trời giải thích, khen ngợi rồi cho đưa về trần giới. Nhà thơ đã chọn một cách rất độc đáo để thể hiện tâm sự của mình.

Chuyện hầu Trời bằng tưởng tượng đã giúp nhà thơ khẳng định tài năng của bản thân và bộc lộ quan niệm mới mẻ của ông về nghề văn, đồng thời thể hiện ý thức của cái Tôi cá nhân đầy cá tính của mình. Nhà thơ đã mở đầu câu chuyện của mình bằng một giọng điệu rất hấp dẫn, bịa mà rất tự nhiên, hóm hỉnh:

Đêm qua chẳng biết có hay không.
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng.
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
Thật được lên tiên – sướng lạ lùng.

Lí do được Trời mời lên hầu cũng thật đời thường và dễ tin: Nằm buồn dậy đun nước uống, rồi ngâm thơ, chơi trăng. Và Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà đã làm trời mất ngủ. Thế là được lên Trời.

Cuộc hội kiến với Trời và chư tiên được kể lại chi tiết, hồn nhiên, nghe tự nhiên như thật. Tác giả đã chọn lối kể chuyện nôm na của dân gian để tái hiện câu chuyện hầu Trời.

Nhà thơ tưởng tượng tình huống gặp Trời để giới thiệu về mình. Giới thiệu rõ, chính xác tên tuổi, quê hương, đất nước, nghề nghiệp, kể tên các tác phẩm của mình. Nhà thơ đã chọn tình huống độc đáo: gặp trời, ngâm thơ cho trời cùng chư tiên nghe, qua đó khẳng định tài năng của mình.

Đương cơn đắc ý đọc đã thích
Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi.
Văn dài, hơi tốt ran cung mây!…

Tự khen tài của mình nhưng lại chọn hình thức để trời cùng chư tiên khen ngợi. Đây là một kiểu ngông đáng yêu.

Sau khi giới thiệu các tác phẩm, có phân chia rõ ràng thành từng loại theo quan điểm của bản thân (văn thuyết lí, văn chơi, văn tiểu thuyết, văn vị đời và lối văn dịch) thì đưa ra nhận xét, cùng với những nhận xét của trời Văn đã giàu thay, lại lắm lối (đa dạng về thể loại, giọng điệu). Nhà thơ lại còn mượn lời của trời để khẳng định tài năng của bản thân:

Trời lại phê cho: Văn thật tuyệt
Văn trần được thế chắc có ít!..
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!

Nhà thơ đã hiên ngang khẳng định cái Tôi của mình, gắn liền với tên tuổi thật của mình. Đó là thái độ ngông của người có tài và biết trân trọng, khẳng định tài năng của mình. Trong thời đại của Tản Đà, đất nước đang mất chủ quyền, tự giới thiệu như còn là biểu hiện của sự tự hào, tự tôn dân tộc. Hóm hỉnh hơn, nhà thơ còn khẳng định cả phong cách ngông của mình:

Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu
 Đày xuống hạ giới vì tội ngông.

Qua cuộc đối thoại tưởng tượng với trời, nhà thơ còn khẳng định nghĩa vụ và trách nhiệm cao cả của mình nói riêng và cửa người nghệ sĩ nói chung là lo việc thiên lương của nhân loại:

Trời rằng: Không phải là Trời đày,
Trời định sai con một việc này
Là việc thiên lương của nhân loại,
Cho con xuống thuật cùng đời hay.

Tạo tình huống tưởng tượng này để an ủi mình, đồng thời cũng là để nói lên ý nghĩa cao quý của văn chương, của nhà văn.

Cũng nhân đây, nhà thơ giãi bày tâm sự của mình về nghề văn. Tản Đà được coi là người đặt nền móng cho Thơ mới, không chỉ bởi thơ ông mang hơi thở hiện đại của thời đại với cái Tôi cá nhân sừng sững giữa trang văn mà còn vì ông là nhà thơ đầu tiên mang văn chương ra bán phố phường, coi nghề văn là nghề kiếm sống. Khi giãi bày cảnh ngộ với Trời, nhà thơ đã kể lể rất chi tiết về nghề làm văn kiếm sống này. Tản Đà cũng đã dùng lời Trời để tự an ủi mình.

Với Hầu Trời, Tản Đà đã mang đến cho văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX một câu chuyện tưởng tượng vui và đầy không khí mới. Dưới hình thức một bài thơ hào hứng, nhà thơ đã khẳng định cái Tôi cá nhân của người nghệ sĩ. Nhà thơ vừa tự tin khẳng định tài năng của mình vừa nói lên quan điểm làm văn chương, đó là viết văn để phục vụ thiên lương. Viết văn hay làm cho đời đẹp hơn là .nhiệm vụ trời đã trao cho người nghệ sĩ.

Sáng tạo độc đáo về mặt nghệ thuật của Tản Đà là đã đưa ngôn ngữ đời thường nôm na, dễ hiểu, dung dị mà vẫn rất gợi cảm vào thơ ca. Ngôn ngữ thơ ở Hầu Trời đã có sự xâm nhập của giọng điệu văn xuôi và ngôn ngữ bình dân. Không quá câu nệ vào vần luật nên mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên và cái Tôi cá nhân đã thỏa sức bộc lộ và thê hiện mình. Điểm độc đáo và thành công của bài thơ còn thể hiện ở chỗ tạo ra cái cớ là tình huống hầu Trời để tự khẳng định tài năng và quan niệm của mình. Đó là một kiểu ngông rất nghệ sĩ, vui vẻ và đáng yêu. Bài thơ cũng đã phác họa một chân dung thi sĩ Tản Đà với phong cách ngông độc đáo, đó là cái ngông của một nhà nho tài tử ở thời kì mà ý thức cá nhân bắt đầu được trân trọng và khẳng định.

Cảm nghĩ về bài thơ Hầu Trời của Tản Đà – Bài làm 2

Bài thơ "Hầu Trời" của Tản Đà có sự khác biệt về số câu ở hai văn bản. Bản do Nguyễn Nghiệp sưu tầm, tuyển chọn – Nhà xuất bản Văn học, 1982 có 120 câu. Bản do Nguyễn Khắc Xướng sưu tập, chú thích – Nhà xuất bản Văn học, 1986 chỉ có 114 câu. Chúng tôi theo bản thứ nhất.

"Hầu Trời" là một bài thơ rất đặc sắc và độc đáo; độc đáo ở thi đề, độc đáo cảm hứng, độc đáo ở nội dung bài thơ.

"Hầu Trời" được viết theo thể thơ thất ngôn trường thiên, bên cạnh những khổ thơ bốn câu, tác giả đan xen vào những đoạn thơ sáu câu, mười câu, mười hai câu… mang dáng dấp một bài hành nhỏ. Câu trúc đa dạng ấy đã mở ra một không gian nghệ thuật để Tản Đà bộc lộ cái tôi của mình, và cho nó "tung hoành" nơi Thiên môn đế khuyết.

Phần đầu bài thơ kể chuyện lúc canh ba, thi sĩ ngâm thơ nơi hạ giới, tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà", đã "làm Trời mất ngủ…". Trời bực mình bèn sai hai cô tiên bay xuống triệu chàng thi sĩ lên Thiên môn.

Bốn câu thơ mở đầu, Tản Đà dùng bốn chữ "thật" để khẳng định đó là một chuyện thật đã xảy ra "sướng lạ lùng!".

Trong bài "Tìm hiểu Tản Đà", thi sĩ Xuân Diệu viết:

"Bài "Hầu Trời", tôi phục nhất đoạn mở:

Đêm qua chẳng biết có hay không

Chằng phải hoảng hốt không mơ mộng

Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!

Thật được lên tiên – sướng lạ lùng!

Vào đột ngột cứu đầu cũng ra vẻ đặt vấn đề cho nó khách quan, nghi ngờ theo khoa học, để ba câu sau toàn là khẳng định, ăn hiếp người ta".

Phái viên của Trời là hai nàng tiên "miệng cười mủm mỉm",… Thi sĩ như được chắp cánh cùng bay lên Trời: "Theo hai cô tiên lên đường mây – Vù vù không cánh mà như bay". Nhìn thấy Thiên môn tráng lệ, chàng thi sĩ vô cùng ngạc nhiên tự hỏi:

Cửa son đồ chói oai rực rỡ!

Thiên môn đế khuyết như là đây ?

Vị khách làm thơ nơi hạ giới được Trời và chư tiên trọng thị. Sau khi thi lễ "sụp xuống lạy", Trời ân cần sai tiên nữ "dắt tôi dậy", rồi mời thi sĩ "ngồi chơi" trên "Ghế bành như tuyết, văn như mây". Tiên đồng pha nước uống. Chư tiên kéo đến ngày một thêm đông. Đến để xem mặt người trần? Đến để đón tiếp với lòng hiếu khách? Hay đến để dự cuộc bình thơ, bình văn?

Tiên đồng pha nước uống vừa xong,

Bỗng thấy chư tiên đến thật đông,

Chung quanh bày ghế ngồi la liệt,

Tiên bà, tiên cô, cùng tiên ông.

Cuộc đọc văn và bình văn nơi Thiên môn đế khuyết được Tản Đà kể lại thật sinh động và hấp dẫn. Thính giả gồm có Trời và đông đảo chư tiên. Sau khi nghe lời truyền bảo của Trời, văn sĩ cung kính thưa: "Dạ, bẩm lạy Trời, con xin đọc", thì cuộc đọc văn, hình văn bắt đầu. Văn sĩ "Đọc hết văn vần sang văn xuôi

Hết văn thuyết lí lại văn chơi", càng đọc càng "đắc ý", càng "tốt hơi ", nhất là khi được nhấp giọng bằng "chè Trời". Thính giả và văn sĩ trở thành bạn tri âm trong cuộc đọc văn, bình văn. Trời và chư tiên đều say mê thưởng thức nghệ thuật. Văn sĩ cao hứng đọc "ran cung mây". Chẳng có rượu và hoa… nhưng biết bao thú vị. Trời nghe văn nghe thơ "cũng lấy làm hay". Chư tiên mỗi người có một cách biểu cảm riêng. Có nàng tiên thì "nở dạ" hoặc "lè lưỡi'. Có người đẹp nơi Thiên môn thì xúc động quá mà "chau đôi mày". Có nhiều nàng tiên bị thơ văn lôi cuốn "lắng tai đứng”. Ai cũng nhiệt thành "cũng vỗ tay" tán thưởng. Hỏi đã có văn sĩ nào xưa nay được hưởng hạnh phúc, được đọc văn, đọc thơ trước một thính giả nơi Thiên môn đế khuyết như vậy?

Văn sĩ tự hào “báo cáo” với Trời về những tác phẩm của mình đã được in: …

Hai quyển Khối tình văn thuyết lí

Hai Khối tình con là văn chơi

Thần tiền, Giấc mộng văn tiểu thuyết

Đài gương, Lên sáu văn vị đời

Quyển Đàn bà Tàu lối văn dịch

Đến quyển Lên tám nay là mười”

Trời "bật buồn cười" khen ngợi: "Văn đã giàu thay lại lắm lối" vì phong phú về thể cách, đa dạng về thể loại. Hạnh phúc biết bao khi văn sĩ được các tiên nữ gọi bằng "anh”:

“Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:

Anh gánh lên đây bún chợ Trời!".

Cách kể chuyện mộc mạc tự nhiên, cách sử dụng ngôn từ, giọng điệu hóm hỉnh, tác giả đã làm nổi bật phong cách "bình dân" của ông Trời và các chư tiên, cùng với cái điệu bộ khúm núm và "thật thà" của văn sĩ. Qua cảnh đọc văn hầu Trời, Tản Đà đã phản ánh thực trạng xã hội lúc bấy giờ thật đáng buồn, nhất là tầng lớp văn sĩ như ông:

Bán văn buôn chữ kiếm tiền tiêu.

Quanh năm luống những lo văn ế,

Thân thế xem thua chú hát chèo!

(Lo văn ế)

Đồng thời ông chỉ rõ, trong xã hội thực dân nửa phong kiến ấy đã có mấy tri âm hiểu và biết trân trọng những tác phẩm văn chương của ông, vì thế ông phải lên hầu Trời, đọc văn cho Trời và chư tiên thưởng thức. Nguyễn Khắc Hiếu đã tự hào bộc lộ cái bản ngã, cái tài năng đích thực của mình trước con mắt đồng loại!

Trời với con mắt xanh, với sự thẩm văn tinh tế đã dành cho văn sĩ lần đầu mới gặp những lời ngợi khen vô giá:

Trời lại phê cho: "Văn thật tuyệt!

Văn trần được thế chắc có ít!

Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!

Khí văn hùng mạnh như mây chuyển

Êm như gió thoảng, tinh như sương!

Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!…,

Sao băng, mây, gió, sương, mưa, tuyết được Trời đem ra so sánh để ngợi ca nhời văn, khí văn của chàng văn sĩ. Cách kể, cách tả của tác giả thật tài hoa và có duyên. Cái "tôi" bản ngã được khẳng định.

Sau cuộc đọc văn, bình văn là cuộc hầu chuyện với Trời của văn sĩ:

Dạ, bẩm lạy Trời con xin thưa

Con tên Khắc Hiếu, họ là Nguyễn…

Trời "ngợ", rồi sai Thiên Tào lấy sổ xét: "Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu

Đày xuống hạ giới vì tội ngông. Nhưng rồi Trời bao dung và ân cần an ủi, khích lệ. Trời không "đày" mà giao phó cho văn sĩ một trọng trách là đem việc thiên lương" thuật lại cho "đời hay", cho mọi người cùng biết. Văn sĩ phải gánh trọng trách đem "thiên lương"- giáo hoá người đời, để trần gian tươi đẹp hơn, yên vui hơn.

Bài thơ "Hầu Trời" không chỉ mang cảm hứng lãng mạn, mà còn hàm chứa yếu tố hiện thực, đó là đoạn thơ 16 câu văn sĩ thưa với Trời về thân phận mình bấy lâu nay nơi hạ giới: rất nghèo khó, không có một thước đất cắm dùi,  chỉ "còn một bụng văn"', kế sinh nhai ngày một thêm chật vật:

…Giấy người, mực người, thuê người in .

Mướn cửa hàng người bán phường phố

 Văn chương hạ giới rẻ như bèo

Kiếm được đồng lãi thực là khó

Kiếm được thời ít, tiêu thời nhiều

Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu…

Khi nghe văn sĩ lo lắng thưa: "Trời lại sai conviệc nặng quá – Biết có làm nổi mà dám theo?", thì Trời đã động viên và hứa:

Rằng: "Con không nói, Trời đã biết,

Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết.

Cho con cứ về mà làm ăn,

Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết,

Cố xong công việc của Trời sai,

Trời sẽ cho con về đế khuyết…

Đoạn cuối bài thơ kể chuyện Trời sai Khiên Ngưu đóng xe đưa Trích tiên trở lại trần gian. Cuộc tiễn đưa của chư tiên vừa lưu luyến, vừa trang trọng: "Hai hàng lụy biệt giọt sương rơi". Khi trăng tà non Đoài, tiếng gà gáy xao xác, nhà thơ đã về tới sân nhà, cảm thấy cô đơn và ngậm ngùi. Vừa tiếc rẻ, vừa mong ước:

Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi.

Một năm ba trăm sáu mươi đêm,

Sao được đêm đêm lên hầu Trời!

Bài "Hầu Trời" như một truyện cổ tích được viết bằng thơ. Nhân vật Trời và các chư tiên rất giản dị, bình dân, thân mật và dễ mến.

Bài thơ cho ta thấy Tản Đà có một trí tưởng tượng phong phú, một vốn từ ngữ giàu có, nhất là khi ông nói về Trời, về các chư tiên và cách sống của họ. Đoạn thơ nói về cuộc đọc văn và bình văn, về ngôn ngữ đối thoại giữa văn sĩ với Trời và các chư tiên được kể lại rất sinh động và lí thú. Có lúc chúng ta cảm thấy cuộc bình văn hình như đang diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật nơi cõi đời mà mình từng được tham dự.

"Hầu Trời" là một bài thơ độc đáo và đặc sắc, tuy khá dài nhưng bố cục chặt chẽ, giọng thơ liền mạch, nhất khí, cảnh và tình rất tự nhiên, diễn biến theo câu chuyện, lôi cuốn người đọc từ đầu đến cuối.

Bài thơ trường thiên "Hầu Trời" giúp ta cảm nhận thêm chất lài tử, tài hoa và cái ngông của Tản Đà thi sĩ.

Cảm nghĩ về bài thơ Hầu Trời của Tản Đà – Bài làm 3

  1. Sự nghiệp sáng tác của Tản Đà rất phong phú. Thể loại được nhà thơ sử dụng rất đa dạng và đặc biệt tư tưởng nhà thơ rất phức tạp. Không phải ngẫu nhiên công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về Tản Đà của Tầm Dương mang tên là Tản Đà – khối mâu thuẫn lớn. Tình hình ấy lí giải vì sao đã xuất hiện rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về sự nghiệp văn học của Tản Đà, vì sao trước đây bài Thề non nước được chọn đưa vào SGK Ngữ văn, nay lại được thay bằng Hầu Trời…

Thề non nước là một bài thơ rất hay của Tản Đà. Khó có thể phủ nhận được tinh thần yêu nước, dù là “mờ nhạt”, được thể hiện qua bài thơ, đặc biệt là tính dân tộc sâu sắc về hình thức nghệ thuật; tuy nhiên, bài thơ đã đặt ra rất nhiều vấn đề mà cho đến nay chưa thể có kết luận thống nhất, cho nên xảy ra tình hình đúng như GS. Nguyễn Văn Hạnh nhận định: “Bài thơ Thề non nước quả đã gây ra không ít lúng túng cho giáo viên và cho cả những người soạn sách giáo khoa, làm chương trình lâu nay” (Tạp chí Văn học số 1 – 1975). Mặt khác, ở từng thời kì, tiêu chuẩn lựa chọn văn bản đưa vào SGK Ngữ văn cũng có thay đổi. Dù các nhà nghiên cứu đang còn có những ý kiến khác nhau về Tản Đà và thơ văn Tản Đà thì tất cả đều cho rằng thơ văn Tản Đà là “dấu gạch nối giữa văn học truyền thống và văn học hiện đại. Mặc dù “Tản Đà là một hiện tượng phức tạp vào bậc nhất trong lịch sử văn học Việt Nam” vì “trong toàn bộ các tác phẩm của ông chỗ này, chỗ khác thường xuyên xuất hiện những mâu thuẫn sâu sắc và lạ lùng khiến mới thoạt nhìn tưởng không thể lí giải nổi” (Văn Tâm, Tản Đà – khối mâu thuẫn lớn. NXB Văn nghệ Thành phô’ Hồ Chí Minh, 2003, trang 14) thì người ta vẫn dường như nhất trí mặc định có cái gì đó mang tính chất thống nhất gọi là “bản sắc Tản Đà”, Hầu Trời được chọn lựa vì qua nó, vừa có thể cho ta thấy rõ vì sao thơ ca của Tản Đà được coi là “dấu gạch nối” giữa thơ ca truyền thống và thơ ca hiện đại, vừa cho ta thấy được khá nhiều điểm của cái gọi là “bản sắc Tản Đà”.

  1. Hầu Trời được viết ra năm 1921 song dường như bài thơ đã “tích hợp” được nhiều nét nói lên “bản sắc Tản Đà” của không ít tác phẩm sáng tác cùng thời hoặc trước, sau đó của ông.

Tinh thần lãng mạn là một điểm nổi bật trong thơ Tản Đà nói chung, trong Hầu Trời nói riêng và một trong những nét tiêu biểu thể hiện tinh thần lãng mạn đó là trí tưởng tượng vô cùng mới mẻ, táo bạo: “chuyện Bồng Lai của Tản Đà không phải là sự thật – tất nhiên – thậm chí cũng không phải cảnh ông được gặp trong một giấc mơ thực nào, mà chi là những hình ảnh hư cấu khi sáng tác … Vởi sức mạnh cùa đôi cánh tưcmg tượng trong hai “giấc mộng con”, Tản Đà đã bay tới nhừng đất nước xa xôi mà óng chỉ mới nghe tên qua các tân thư. Trong Giấc mộng con thứ nhất, Tản Đà đã đi St, Etienne, New York, Washington, đến Brésil, Canada, Alaska, Trung Quốc, Ân ĐỘ, … và cuối cùng lạc tới một thế giới đại đồng (Cõi đời mới) trên Bắc cực. Trong Giấc mộng con thứ hai, Tản Đả tưởng tượng một cuộc du lịch lên thiên đình, trên đó ông được gặp những nhân vật trong thần thoại và lịch sử: Cuội, Ngưu Lang, Đông Phương Sóc, Hàn Thuyên, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Trãi, Tây Thi, Dương Quý Phi, Chiêu Quân cho tới Rousseau, Khổng Tử, Nhiễm Cầu, Nhan Tử, Tử Lộ,… (Tầm Dương, Sđd, trang 174 -175).

Không chỉ trí tưởng tượng mới mẻ, táo bạo mà cả nhiều chi tiết cụ thể trong Hầu Trời, chúng ta cũng đã bắt gặp trong nhiều tác phẩm khác của Tản Đà. Hãy đọc khổ đầu tiên và hai khổ cuối cùng của bài Lo văn ế được sáng tác gần như đồng thời với Hầu Trời

Nhà tớ xưa nay vốn vẫn nghèo

Bán văn buôn chữ kiểm tiền tiêu

Quanh năm luống những lo văn ế

Thân thế xem thua chú hát chèo …

Tiền tiêu không có những băn khoăn

Vay ngược vay xuôi thật khó khăn.

Công việc nhà in còn chất đống

Còn đâu gan ruột nghĩ ra văn ?

Ra văn mà bán chẳng ra tiền

Cái nghiệp văn chương nghĩ thật phiền!

Văn ế bao giờ cho bán hết

Phen này có nhẽ gánh lên tiên.

(Tuyển tập Tản Đà, NXB Văn học, H. 1986, tr. 149 – 150)

Trong bài thơ này, cũng như ở Hầu Trời, ta thấy tác giả chia tác phẩm của mình thành hai loại chính là “văn có ích” và “văn chơi”, hơn thế, còn nói rõ lí do làm “văn chơi” là phải đáp ứng nhu cầu của thị trường: “Nghề nghiệp làm ăn phải thế thôi”, và dẫu thế, làm “văn chơi”, “lời riêng” cũng chỉ được “có mấy đồng!”.

Đặt Hầu Trời vào trong hệ thống tác phẩm của Tản Đà, sẽ thấy rõ hơn vẻ đẹp và ý nghĩa của nó.

  1. “Hầu Trời” rõ ràng là tình huống hư cấu. Tài năng của tác giả là đã khéo làm cho độc giả tự nhiên bị cuốn hút vào câu chuyện hoàn toàn bịa mà y như thật. Câu chuyện diễn biến ra trong gần một đêm, từ “đêm qua” cho đến tận sáng hôm sau theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Người kể chuyện đồng thời ỉà nhân vật chính, kể lại chuyện đã xảy ra với chính mình với một khoái cảm “sướng lạ lùng”. Mặc dù người kể chuyện thoạt đầu thoảng có chút hoài nghi không biết chuyện đêm qua “chẳng biết có hay không”, nhưng sau đó đã khẳng định rằng đêm qua mình hoàn toàn tỉnh táo: “chẳng phải hoảng hốt, không mơ mộng” tiếp theo lại điệp luôn ba chữ “thật” kèm theo cụm từ “thật được lên tiên”.Chuyện lên tiên chưa bắt đầu nhưng không khí y như “thật” của chuyện đã bao chùm.

  • Các khổ thơ gồm 24 câu đầu đã dựng lại rất hợp lí sự xuất hiện của tình huống “Hầu Trời”: đêm khuya, buồn, cô đơn, không ngủ được, nằm ngâm văn, chơi ngâm văn chán lại ra sân chơi trăng; “Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà!” “làm Trời mất ngủ”, Trời sai hai cô tiên xuống bảo tác giả lên đọc thơ văn cho Trời n Thế là tác giả có cơ hội lên “Hầu Trời”!

Nhân ở đây có chi tiết “Trời đương mắng” (mắng vắng nhà thơ), xin cung cấp thêm một đoạn trong bài thơ Trời mắng được sáng tác trước Hầu Trời ba năm, ở đó nhà thơ cũng bị Trời mắng vắng mặt, để tham khảo:

Tình riêng trăm ngẩn mười ngơ

Ngồi buồn lấy giấy viết thơ hỏi Trời.

Xem thơ Trời cũng bật cười

Cười cho hạ giới có người oái oăm.

Khách hà nhân giả?

Trời giao nhiệm vụ nặng nề; Trời động viên, khuyến khích sau khi nghe trình bày khó khăn và trước lúc tiễn biệt…

+ Về mặt phương thức biểu đạt, dã kết hợp nhuần nhuyễn tự sự và trữ tình, xen kẽ đúng chỗ một số yếu tố miêu tả: trữ tình qua tự sự (từ bản thân câu chuyện được kể đã toát lên cái “sướng lạ lùng”, cái “đắc ý” của nhà thơ, mặt khác cũng cho thấy thái độ bất bình của nhà thơ đối với nhiều hiện tượng ở “hạ giới”) trữ tình trực tiếp (cần phân biệt một cách tinh tế lời của nhà thơ với tư cách một bên tham gia đối thoại – được đặt trong dấu ngoặc kép – và lời của nhà thơ với tư cách nhân vật kế chuyện); trữ tình gián tiếp (qua lời khen của Trời và thái độ nhiệt tình tán thưởng của cả thiên cung).

  1. Tình huống “Hầu Trời” đã giúp nhà thơ trình bày được một cách rất tự nhiên nhiều điều về bản thân và của bản thân, từ lai lịch, đóng góp đối với sự nghiệp thơ văn, những khó khăn trong nghề nghiệp cho tới cả những quan niệm văn chương … cần lưu ý rằng Trời, chư tiên cũng là sự hóa thân của tác giả, nên khi nêu lên những nội dung được đề cập trong phần chính này, cần kết hợp tất cả ý kiến của bản thân nhà thơ và của cả “tập thể” thiên cung. Những vấn đề cần làm rõ qua các nội dung được đề cập:

  • Ý thức cá nhân, tinh thần dân tộc qua lời khai về lai lịch bản thân.

  • Thành tựu nghệ thuật to lớn và đa dạng về thế loại cũng như phong cách.

  • Sự ý thức mạnh mẽ về mọi mặt tính chất, giá trị … trong các tác phẩm của chính mình (“giàu”, “lắm lối”, “nhời văn chuốt đẹp”, “khí văn hùng mạnh”, giọng điệu “êm”, “đầm”…).

  • Những quan niệm, nhận thức khá mới mẻ về nghề văn, về văn chương. Có thể chỉ ra mặt hạn chế trong quan niệm về “văn vị đời” của Tản Đà so về cơ bản đó vẫn là một hiện tượng tích cực vì hướng văn học vào việc phục vụ nhân sinh: càng có thể chỉ ra hạn chế trong quan niệm về “văn chơi” của Tản Đà song cũng không thể phủ nhận hoàn toàn tác dụng đáp ứng một phần nhu cầu của cuộc sống, trước hết là của công chúng đô thị khách hàng trực tiếp của nhà thơ. Và phải chăng qua cách gọi này, từ rất lâu, một nhà thơ Việt Nam vừa bước ra khỏi ngưỡng của thời trung đại đã muốn nêu lên chức năng “giải trí” cho văn chương như một số nhà lí luận mãi sau này mới đề xuất? “Thiên lương” là một quan niệm rất phức tạp (xem chú thích 4, trang 6, SGK) của Tản Đà, song qua cách lí giải của ông, ít nhất ta cũng thấy được tinh thần hướng thiện và cái tâm trong sáng của ông trong quan niệm về sứ mạng cao cả của văn chương. Vì cuộc sống buộc phải “buôn văn bán chữ”, làm báo, làm nghề xuất bản nên ông là một trong những tác giả đầu tiên Việt Nam thấy rằng trong xã hội hiện đại, tác phẩm văn chương cũng là một sản phẩm cần và có thể đưa ra thị trường. Đó là điều mà bất cứ ở nhà văn nào của thời trung đại cũng không thể có được.

  • Bài thơ tràn đầy tinh thần lãng mạn song cũng có những dòng thơ thấm đẫm cảm quan hiện thực. Thị trường ngay từ lúc xuất hiện đã bộc lộ tính chất khốc liệt cùng những mặt trái của nó. Hầu Trời cũng như Lo văn ế đã phản ánh sinh động cuộc sống khó khăn, túng bấn của nhà thơ trong cuộc mưu sinh ấy.

  • Sự khẳng định phẩm chất trong sạch, bản lĩnh kiên trinh, phẩm chất của “lòng thông” không ngại gì “sương tuyết”.

  1. – Qua những điều khẳng định về bản thân nêu trên, ta có thể thấy ý thức cá nhân mạnh mẽ ở tác giả.

HS có thể tự quy về một số điểm cụ thể và tìm thêm một số dẫn chứng bồ sung trong bài thơ để minh họa. Chẳng hạn:

+ Tên đề thơ là Hầu Trời nhưng nhà thơ không hề chủ động xun xoe xin “hầu Trời”, mà “Trời đã sai gọi thời phải lên”; Ta đã có “giá” thì người khác ắt phải tìm đến Ta. Trời sai gọi không phải vô điều kiện: “có hay” thì mới “lên đọc”, Ta nhận lời, đồng nghĩa với việc khẳng định thơ của Ta là “hay”!

+ Ta cho thơ Ta “hay” nên khi lên thiên cung chưa có ai khen, Ta đã đọc một cách “đắc ý”

  • Không phải ai có ý thức cá nhân mạnh mẽ cũng muốn và có thể trở thành “ngông”. Phải có những cách nói năng, ứng xử, và với nhà văn nhà thơ, những cách viết lách đặc biệt, khác người, phải cho mình có tài năng hơn người và thực sự có tài hơn người, phải có tư cách, phẩm chất nếu không phải là cao cả thì cũng có những nét đáng khẳng định dưới cặp mắt người đương thời và cả hậu thế, mới có thể và đáng gọi là “ngông”. Hãy dùng những chi tiết trong hai thơ và những điều hiểu biết về tác giả để chứng minh cái “ngông” của Tản Đa Có thể làm rõ hơn một số điểm:

+ Không ít người nói đến cái “ngông” của Nguyễn Tuân nhưng bản thân ông rất ít và gần như không nói đến khái niệm này trong khi Tản Đà coi đó là “tội danh” chính của mình: “Đày xuống hạ giới vì tội ngông”. Tự “xưng tội” rồi ngay sau đó lại để Trời “minh oan”: “Trời rằng: Không phải là Trời đày ”!

1- Ta đã “trích tiên”, tức quá khứ Ta đã là “tiên”, nên nói năng, đối xử với chư tiên đương nhiên là có thể dân chủ, bình đẳng!

+ Từ trước tới nay, chỉ có Lí Bạch được gọi là “trích tiên” kể từ khi nhà thơ đàn anh Hạ Chi Trương tặng cho ông danh hiệu đó. Tự gọi là “trích tiên” là có ý so sánh tài năng, tính cách của mình với nhà thơ vĩ đại ấy, dĩ nhiên ở đây không loại trừ việc kèm theo ý vị khôi hài.

HS có thể tìm thêm nhiều chi tiết thú vị khác trong bài thơ để chứng minh điều này. Cần nói thêm là điều kiện xã hội khắc nghiệt đương thời đã không để cho nhà thơ có thể “ngông” như thế mãi. Chính vì thế, cuối đời, sau khi về sống ở làng quê Khê Thượng, saư “Hai chục năm dự cảnh khôn cùng”, nhà thơ đã viết ra những vần thơ buồn thảm, thổ lộ ý muốn từ bỏ cả cái “ngông” mà cả đời hằng ôm ấp:

Ngày xuân như ngựa đầu xanh bạc,

Chán cả giang hồ, chán cả ngông!

( Tiễn ông Công lên Trời)

  1. Về hình thức nghệ thuật, Hầu Trời có nhiều điểm đáng lưu ý:

  • Về thể thơ, Hầu Trời cơ bản giống như một bài thơ có thể thất ngôn trường thiên, song đã có nhiều sự biến đổi:

+ Phần lớn các khổ có 4 câu, nhưng theo yêu cầu diễn đạt, có khổ kéo dài đến 6, 8, 10 thậm chí đến 16 câu (như khổ thơ từ câu 79 đến câu 94).

+ Có gieo vần song không gò vào một mô hình nhất định.

+ Về kết hợp các thanh bằng trắc, có những câu gần như toàn thanh trắc như câu 73, 87, có câu toàn thanh bằng như câu 21: “Theo hai cô tiên lên đường mây”.

  • Có rất nhiều câu mang màu sắc khẩu ngữ như các câu 19 – 20, 31 – 32, 54

  • 58, 63 – 64, 75 – 78, 85 – 88, 93 – 94,… Việc sử dụng nhiều câu mang màu sắc khẩu ngữ như vậy không chỉ phù hợp với không khí đối thoại, mà còn cùng với những yếu tố khác như cách kể chuyện mang màu sắc dân dã, việc sử dụng một số mô-típ nghệ thuật dân gian, đã làm cho thơ Tản Đà, trong đó có Hầu Trời, mang tính chất đại chúng khá rõ nét: “Cũng như J.Rousseau ở Pháp vào hồi 1760, thi sĩ Tản Đà là một trong những người có tư tưởng bình dân đầu tiên trong làng thơ văn nước ta”. (Nguyễn Đức Tô’, Một nhận định về thơ Tản Đà. Chuyển dẫn từ Tầm Dương, Sđd, trang 161 – 162).

  • Một đặc sắc nữa về nghệ thuật ở Hầu Trời là giọng kể chuyện mang đậm tính chất khôi hài. ỞHầu Trời và Trời mắng cũng như trong nhiều tác phẩm thơ văn khác của Tản Đà, tính chất hài hước, hóm hỉnh không chỉ thể hiện qua tình huống chuyện mà còn ở cách kể chuyện, sử dụng ngôn từ. Tính chất khôi hài ở Hầu Trời cũng như ở Trời mắng không chỉ làm cho độc giả, và các tiên nữ nữa, phải “mủm mỉm” cười mà Trời cũng phải “bật cười”.

  1. Qua những đặc điểm nêu trên về nội dung cũng như về hình thức nghệ thuật của Hầu Trời, ta cũng có thể lí giải về cơ bản vì sao thơ của Tản Đà được coi là “dấu gạch nối” giữa thơ truyền thống và thơ hiện đại.

Điểm nổi bật nhất có thể thấy ở bài thơ là một ý thức cá nhân mạnh mẽ thể hiện thành cái “ngông” mang tinh thần của một con người có tài năng, bản lĩnh, có những quan niệm mới về nghề văn, về văn chương song phải vật lộn để kiếm sống trong thị trường của các đô thị những năm hai mươi đầu thế kỉ trước. Cái “ngông” của Tản Đà có nhiều điểm giống cái “ngông” của Nguyễn Công Trứ song cũng có những điểm khác: Tản Đà có lối sống, quan niệm về văn chương khác cụ Nguyễn, Tản Đà không còn phải vương vấn với chí làm trai, với công danh phong kiến, với nghĩa quân thần … như cụ Nguyễn.

Hầu Trời vẫn mang dáng dấp một bài thơ cố thể song trong lòng nó đã xuất hiện nhiều dấu hiệu rạn nứt báo hiệu cho sự ra đời của những hình thức thơ mới. Tinh thần lãng mạn bao trùm bài thơ song không ít chỗ có khá nhiều chi tiết của cuộc sống đời thường, mang đậm màu sắc hiện thực. Các nhân vật như lần lượt xuất hiện tự nhiên tham gia một màn hoạt cảnh, tham gia đối thoại đúng với cương vị của mình nhưng hầu như thấp thoáng khắp nơi có một nụ cười hóm hỉnh ẩn hiện qua tình huống chuyện độc đáo, qua những chất liệu sống chân thực, qua những ngôn từ sống động, mộc mạc mà đôi khi dí dỏm đến bất ngờ của các nhân vật.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà thơ, nhà văn rất nổi tiếng và thuộc nhiều trường phái khác nhau, đặc biệt là Xuân Diệu, Tú Mỡ, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân đã rất khâm phục Tản Đà và coi ông là bậc đàn anh đáng kính đã có công mở ra nhiều “ngã rẽ” cho văn học Việt Nam hiện đại.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà Huy Cận đã đặt tên cho một bài viết của mình về nhà thơ là Tản Đà, một tin xuân thời ấy của văn học Việt Nam.

Từ khóa tìm kiếm

  • đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài thơ hầu trời

Bài viết liên quan

0