25/05/2017, 00:59

Cảm nghĩ của em về truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê – Văn mẫu lớp 9

Cảm nghĩ của em về truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê – Văn mẫu lớp 9 4.8 (96.01%) 381 votes Cảm nghĩ của em về truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Bình Phước Là cây bút chuyên về truyện ngắn ,trong chiến ...

Cảm nghĩ của em về truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê – Văn mẫu lớp 9 4.8 (96.01%) 381 votes Cảm nghĩ của em về truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Bình Phước Là cây bút chuyên về truyện ngắn ,trong chiến tranh Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến ...

Cảm nghĩ của em về truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Bình Phước

Là cây bút chuyên về truyện ngắn ,trong chiến tranh Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn . “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay của bà ,được viết năm 1971 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra rất ác liệt.Truyện giúp ta hiểu hơn về cuộc sống của những cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn.

Truyện xoay quanh ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường . Họ là ba người nhưng công việc gắn bó họ thành một khối thống nhất. Họ cùng sống và chiến đấu tronh hoàn cảnh vô cùng gian khổ , ác liệt : ở trên một cao điểm trọng yếu của tuyến đường Trường Sơn, làm công việc đặc biệt nguy hiểm: “khi có bom nổ thì đo khối lượng đất lấp vào hố bom ,đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” .

Nghĩa là họ ở nơi tập trung nhiều bom đạn , làm công việc luôn đối mặt với cái chết . Họ cảm nhận rõ ràng : “Đất bốc khói , không khí bàng hoàng , máy bay đang ầm ì xa dần .Thần kinh căng như chão , tim đập bất chấp cả nhịp điệu ,chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ .” Công việc thường ngày mạo hiểm ấy đòi hỏi họ phải là những người dũng cảm ,gan góc có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc ,không sợ gian khổ hy sinh .

Mặc dù phải sống cách biệt , ở xa đồng đội , làm công việc nguy hiểm song cả ba cô gái ấy sống gắn bó cùng nhau và không hề mất đi những nét tính cách đáng yêu của những cô gái trẻ .Họ luôn yêu thương, lo lắng ,chăm sóc cho nhau , tâm hồn họ trong sáng , giàu mơ ước , dễ vui , dễ buồn và đặc biệt , họ rất thích làm đẹp cho cuộc sống của mình.

Chị Thao nhiều tuổi nhất , chăm chép bài hát , sợ máu và vắt. Nho thích thêu thùa , thích ăn kẹo , cô rất đáng yêu “trắng và tròn như một que kem mát lạnh”, có vẻ dịu dàng và gan góc . Người thứ 3 nổi bật nhất ,tiêu biểu cho tổ trinh sát mặt đường là Phương Định . Là một cô gái Hà Nội xinh xắn “hai bím tóc dày tương đối mềm ,một cái cổ cao , kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”và đôi mắt đẹp:“có cái nhìn sao mà xa xăm”.Vừa qua thời học sinh,cuộc sống chiến trường tôi luyện Định thành một chiến sỹ kiên cường , dũng cảm .Ngày nào Định cũng phá bom nhiều lần ,cô có nghĩ tới cái chết nhưng điều quan trọng hơn là “liệu mìn có nổ , bom có nổ không ?không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai ?”.

Tâm trạng Phương Định khi phá bom được miêu tả cụ thể ,tinh tế đến từng cảm giác .Từ sự cảm nhận không khí đầy căng thẳng đến cảm giác “các anh cao xạ đang dõi theo từng cử chỉ ,động tác của mình” và lòng dũng cảm như được tăng lên bởi sự tự trọng :“Tôi đến gần quả bom …tôi sẽ không đi khom, các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới ”.Cảm giác căng thẳng của Định khi ở bên quả bom , kề sát cái chết im lìm và bất ngờ được miêu tả tỉ mỉ đến từng chi tiết :“thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom .Một tiếng động sắc đến gai người ,cứa vào da thịt tôi …Vỏ quả bom nóng .Một dấu hiệu chẳng lành .”Đó là công việc hàng ngày đã quen của Định . Công việc hiểm nguy ấy khiến ba cô gái thanh niên xung phong trở nên thật phi thường ,thật đáng khâm phục .

Tuy vậy sự ác liệt của chiến trường không làm vơi đi đời sống tâm hồn trong sáng, giàu cảm xúc của Định .Cô hay mơ mộng, thích hát ,thậm chí “bịa lời ra mà hát ”thích dân ca quan họ ,thích hành khúc , thích Cachiusa , thích dân ca Ý…Định còn hay ngồi bó gối mơ màng, sống với những hồi tưởng về gia đình,quê hương…Cô ý thức về mình ,tự hào vì được nhiều người để ý nhưng lại tỏ ra hờ hững như là kiêu kỳ .Tuy vậy trong suy nghĩ và tình cảm của cô thì “những người đẹp nhất ,thông minh ,can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục,có sao trên mũ”. Định thực sự là cô thiếu nữ mộng mơ ,hồn nhiên ,trong sáng và dũng cảm.

Ngôi kể thứ nhất ,cách kể chuyện tự nhiên ,ngôn ngữ sinh động ,trẻ trung cùng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc của tác giả đã góp phần không nhỏ trong việc khắc hoạ thành công thế giới tinh thần phong phú và trong sáng của những cô gái trẻ .

Những trang cuối cùng của truyện khép lại nhưng dư âm của câu chuyện vẫn còn đọng mãi trong em .Vẻ đẹp tâm hồn của họ ,những chiến công lặng thầm của họ mãi toả sáng ,lung linh , lấp lánh và bí ẩn như những ngôi sao xa xôi.

Cảm nghĩ của em về truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê – Bài làm 2

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã có rất nhiều những tác phẩm văn học hay nói về những người lính cứu nước. Ở họ lúc nào cũng sôi sục những ý chí chiến đấu chống quân thù. Họ là những con người luôn nghiêm túc, nhanh nhẹn trong công việc nhưng cũng là những con người hoạt bát và lạc quan giống như chính lứa tuổi của mình. Và câu chuyện mà em thích nhất chính là hình ảnh của những người lính thanh niên xung phong, làm công việc lấp hố bom trong câu chuyện Những ngôi sao xa xôi. Đó là cuộc sống của ba người con gái Định, Nho và Thao trên tuyến đường Trường Sơn đầy mưa bom, bão đạn.

Ba cô gái trong truyện là ba người có công việc đó là làm ở tổ trinh sát mặt đường. Họ là ba cô gái luôn gắn bó cùng với nhau trong tất cả những công việc và cuộc sống. Chính những khó khăn, gian khổ và vất vả ấy đã giúp cho các cô càng trở nên gắn bó và hiểu nhau hơn. Công việc của các cô cũng đặc biệt nguy hiểm: đó là công việc lấp đất vào hố bom khi bom đã nổ và nếu có bom chưa nổ thì phải phá đi để lấy đường cho xe tải chạy. Chính vì những điều đó  mà cuộc sống của họ gần như hằng ngày phải đối mặt với những hiểm nguy và căng thẳng. Càng như vậy, mới cần đòi hỏi những con người phải có sự điềm tĩnh, có tinh thần trách nhiệm và không sợ gian khổ, vất vả. Trong hoàn cảnh như vậy, thế nhưng điều gây cho chúng ta sự xúc động và bất ngờ chính là việc mà những người con gái ở nơi đây không hề bị ảnh hưởng mà luôn giữ cho mình sự hồn nhiên và ngây thơ của những người con gái đang tuổi thanh xuân tươi đẹp. Đó là Thao, người chị cả trong cả ba người. Thao thích chép lời của các bài hát, thích hát nghêu ngao dù có khi sai cả lời, sợ máu và vắt. Đó là Nho, một cô gái nhỏ nhắn, thích thêu thùa, thích ăn kẹo và vô cùng đáng yêu “ trắng và tròn như một que kem mát lạnh”, có vẻ dịu dàng nhưng cũng rất gan góc. Đó là Phương Định- cô gái Hà Nội xinh xắn “ hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”.

cùng đôi mắt “ có cái nhìn sao mà xa xăm”. Ngày nào Định cũng phá bom nhiều lần, là người con gái dũng cảm và quyết đoán, cô luôn nghĩ tới công việc của mình mỗi khi làm việc. Có những khi nghĩ tới cái chết, nhưng cô lại lo lắng điều quan trọng hơn đó là việc liệu bom có nổ hay không. Tâm trạng của cô khi phá bom được tác giả miêu tả một cách chi tiết. Xung quanh đang là bầu không khí căng thẳng. Mỗi khi lo lắng, anh lại nghĩ tới những người anh cao xạ đang theo dõi từng cử chỉ, động tác của mình rồi cô lại tự điều chỉnh những bước đi và phong thái của mình sao cho phù hợp. Cho tới khi, cô tới gần được quả bom thì tác giả đã miêu tả một cách vô cùng chi tiết. “ hỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom .Một tiếng động sắc đến gai người ,cứa vào da thịt tôi …Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành .” Đó là công việc hằng ngày của Định, có những lúc nguy hiểm cận kề, thậm chí có lúc bị thương rất nặng nhưng các cô vẫn tiếp tục tlàm công việc của mình. Và cũng chính bởi vậy nên chúng ta cảm nhận được sự phi thường và đáng khâm phục của ba cô gái. Thế nhưng, sự ác liệt của chiến trường không hề ảnh hưởng tới sự hồn nhiên và vui tươi của ba cô gái.

Nhất là Định, cô vẫn luôn mang một tâm hồn giàu cảm xúc. Cô là người con gái hay mơ mộng, thích được hát, thậm chí bịa lời để hát. Cô còn hay ngồi bó gối mơ màng, luôn nghĩ tới quê hương của mình. Có rất nhiều người để ý nhưng cô chỉ cười mà không trả lời của họ. Tuy không nói ra nhưng trong lòng của cô thì người đẹp nhất chính là những người “ đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có sao trên mũ”.

Những ngôi sao xa xôi là câu chuyện có cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất với ngôn ngữ sinh động và trẻ trung, cùng nghệ thuật miêu tả tâm lí một cách chính xác, tác phẩm đã làm nên những giá trị của nó một cách rõ ràng nhất. Và câu chuyện của những cô gái trinh sát vẫn còn đọng mãi trong lòng của mỗi người chúng ta.

Cảm nghĩ của em về truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê – Bài làm 3

Tiếp cận với chiến tranh, miêu tả chiến tranh có nhiều cách, của nhiều người. Tuy nhiên, chiến tranh đã và sẽ qua đi, cái gì từ những trang văn còn lại ? Câu hỏi ấy phải chờ đến thời gian, người trọng tài công minh nhất chưa một lần bỏ sót tài năng. Vậy, Những ngôi sao xa xôi liệu có phải là một trong số ứng cử viên được bầu chọn ?

1. Điều sáng giá nhất tạo nên một cái nhìn không nhàm chán về chiến tranh, đối lập với chiến tranh là cái nhìn và khắc hoạ chân dung các cô gái. Bức tranh dữ dội về cái sống và cái chết nơi đạn bom trận mạc có được một thứ đường viền cứ óng ánh lên từ cái nhìn trong trẻo ấy. Ấy là chưa nói nhân vật trong truyện bước vào cuộc chiến đấu đầy ắp những ảo tưởng. Tường rằng gia nhập một đơn vị thanh niên xung phong ngoài hoả tuyến là "phải vác súng kia, đi rầm rộ dưới những cánh rừng không trăng sao. Nói với nhau phải mạnh và gọn như những câu khẩu hiệu", nghĩa là oai hùng lắm, một thứ hào quang của một thế hệ nếu không vừa rời ghế nhà trường thì cũng gần như thế. Dày dạn trước cái sống và cái chết hằng ngày mà chị Thao còn sợ máu, sợ nước mắt. Phương Định thì sợ nhất : cô đơn. Giữa tiếng bom địch gào thét, chỉ cần một tiếng súng bắn trả, "dù chỉ một tiếng súng trường thôi, con người cũng thấy mênh mông bên mình một sự che chở đồng tình". Gian khổ, thiếu thốn đến cùng cực, nhiều bữa cơm không có canh, bọn con gái lấy nước uống chan vào. Nhưng khi biết rằng "bọn con trai phải kêu lên vì thương", thế là đời lại tươi lên như không có gì đáng phàn nàn, lo lắng. Cuộc nói chuyện của nhân vật nữ xưng "tôi" với đại đội trưởng đơn vị trong điện thoại có lúc gắt lên : "Trinh sát chưa về", nhưng một cái gì đấy như ấm lòng hơn khi hình ảnh người cán bộ chỉ huy ấy hiện lên dưới con mắt dịu dàng con gái "Đại đội trưởng rất hay dùng những từ tế nhị như "cảm ơn", "xin lỗi", "chúc may mắn". Anh trẻ, người gầy, hay đau khớp, hay làm ca dao cho báo tường. Nhà đâu như cuối phố Lò Đúc".

Trong bối cảnh khắc nghiệt của chiến tranh, bao nhiêu tình cảm mới mẻ hình thành như tình đồng chí, tình bạn bè. Tất cả được cảm nhận bằng nỗi niềm riêng như thế. Có nhiều anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm, còn viết thư cho một cô gái (nhân vật tôi) làm trinh sát mặt đường, "những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hằng ngày". Cách tỏ tình thời hiện đại trong chiến tranh qua cách nhìn riêng này không phải không thú vị. Còn gì âu yếm hơn khi gặp một đồng đội vừa tắm ở dưới suối lên : "Tôi muốn bế nó lên tay. Trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng".

2. Họ thực sự là những anh hùng không tự biết. Tình nguyện vào cái nơi mà cái sự mất, còn chỉ diễn ra trong nháy mắt. Hơn ai hết họ biết thần chết là ai, "Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom". Nhưng có điều lạ là cái chết đối với họ chưa bao giờ là một ám ảnh, chưa bao giờ phải trằn trọc đêm đêm. "Bao giờ thì xong nhỉ", "cái gì xong ?",… Những câu hỏi bâng quơ dường như không hiểu mấy về chiến tranh nói về những mơ ước xôn xao sau đó. Nho bảo xong chiến tranh sẽ làm thợ hàn của một nhà máy thuỷ điện lớn, thành cầu thủ bóng chuyền. Chị Thao muốn làm y sĩ. Chồng chị sẽ là một anh bộ đội đeo quân hàm trung uý, hay đi xa và có râu quai nón, còn nhân vật "tôi" chưa biết lựa chọn thế nào : kiến trúc sư, thuyết minh trong rạp chiếu bóng thiếu nhi, lái xe ở cảng,… Chao ôi ! Họ là những người ham sống biết bao ! Cuộc đời phía trước là một ngày hội lớn. Có một tương lai, một tương lai hiển hiện mà giống như một giấc chiêm bao, họ còn có cả một quá khứ. Cái quá khứ ấy của Phương Định (nhân vật "tôi") dù chỉ thu gọn trong một căn phòng nhỏ gác hai, nó có sức mở rộng ra cả một thế giới cảm giác đêm đêm để cô biết được "cái bao la và trong lành của đêm thành phố". Ở cái căn gác nhỏ ấy đầy ắp kỉ niệm của thương yêu, nơi cô thề là sẽ không lấy chồng vì cái tính bừa bãi mà mẹ cô đã từng doạ "Lấy chồng rồi mà no đòn", đó thật sự là một hạnh phúc.

Có tương lai dang hứa hẹn từng giờ, có quá khứ để ràng buộc, những cô gái không xem đó là những nơi ẩn nấp để thu mình. Cái mà họ đang đối mặt là sự còn, mất từng phút, từng giây. Không khí của chiến tranh (không giống tương lai hay quá khứ) có một âm điệu riêng. Chẳng hạn như sự im lặng : "Cuộc sống ở đây dã dạy cho chúng tôi thế nào là sự im lặng". Im lặng có nghĩa là cái chết đang rình rập đâu đây, nó ập đến bất cứ lúc nào. Ấy là những trái bom, mà "nghe tiếng bom đầu tiên, có đứa chết giấc, nằm dán xuống đất". Nhưng, cái im lặng của không gian còn chưa đáng sợ bằng cái im lặng của lòng người. Đây là cái "vắng lặng đến phát sợ" của kẻ đi đêm sợ ma, yếu bóng vía. Đến với toạ độ chết, đến với quả bom cần phải phá nổ (mà không biết nó sẽ nổ vào lúc nào), sự cầu viện tâm linh của cô gái (nhân vật tôi) giống như một ảo ảnh "Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không ?". Mặc dù "Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần", nhưng cái hồi hộp vẫn dường như không hể thay đổi. Như cái cảm giác chờ bom phát nổ : tất cả đều đứng im, cả gió, cả nhịp tim trong lồng ngực. Chỉ có chiếc đồng hổ : "Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu…". Còn sau mỗi lần bom nổ, như từ cái chết trờ về đây là gương mặt tươi tắn của chị Thao "Chị cười răng trắng, vết sẹo bóng lên, mảnh dù bay trên lưng…", còn với Phương Định, cái chết chi là khái niệm "mờ nhạt, không cụ thể". Tuy dặn mình phải cảnh giác với nó, nhưng không phải là sợ nó mà chỉ vì sợ nếu "mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền". Còn khi tưởng là Nho đã chết, tất cả đều lặng đi với bao nhiêu tâm trạng trái ngược nhau. Kẽ muốn hát, người thì muốn khóc. Chị Thao muốn hát và chị đã hát, một bài hát có phần lạc lõng ("Đây Thăng Long, đây Đông Đô… Hà Nội"). Nhạc sai bét, còn giọng thì chua, nhưng tình cảm rất đỗi chân thành : ấy là một khúc thánh ca. Còn người thứ hai, thích hát, hát hay "nhưng không muốn hát lúc này" vì những bài hành khúc bộ đội hành quân hay quan họ mềm mại, nhưng với Phương Định, tất cả đều không đúng chỗ. Trước đau thương, cũng là trước cái dẹp, cái cao cả, cái vĩnh hằng, chưa có một bài ca nào diễn tả nổi.

3. Đặc sắc nghệ thuật ở truyện ngắn này là cách xây dựng nhân vật và sự phối hợp giữa hai bút pháp: tự sự, trữ tình.

Về xây dựng nhân vật, tác giả rất lưu ý đến sự đa dạng. Mỗi nhân vật có những đặc điểm không giống nhau. Nho, mộc mạc và thơ mộng. Còn gì mộc mạc hơn, thậm chí vụng về hơn, trên cái gối nhỏ nhắn, màu trắng, Nho thêu những bông hoa cẩu thả và loè loẹt, những "đường viển to như dây thừng", vì một lẽ đương nhiên "A, cho nó nối !". Có đến hai chi tiết, hai lần miêu tả Nho ở dưới suối đi lên, và cả hai lần Nho đều rất đẹp. Lần thứ nhất : "Tóc ướt. Nước dọng từng giọt trong trên trán và trên mũi". Lần thứ hai : "cứ quần áo ướt ngồi đòi ăn kẹo". Cái thực của nhân vật gần với cái thực trong mơ, vì tất cả không liên quan gì đến sự căng thẳng ở chiến trường, nó thuộc về vĩnh cửu. Còn chị Thao giống như một sự phân thân. Là một người con gái rất sợ máu và vất, cứ thấy máu và vắt là chị "nhắm mắt lại, mặt tái mét", nhưng trước lúc "có chuyện", trong khi Nho chụp cái mũ sắt lên đầu, chị Thao lại "móc bánh bích quy trong túi thong thả nhai". Trước tình huống Nho có thể hi sinh, chị yêu cầu Định hát, nhưng có trời mới biết "những tình cảm gì đang quay cuồng" ở trong đầu con người giàu nghị lực ấy.

Còn về sự đan gài giữa hai bút pháp hiện thực và lãng mạn thể hiện trong tâm hồn người con gái như những trận mưa bóng mây chợt đi chợt đến, bất ngờ. Nó giống như những vì sao, những đốm sáng. Một mặt chiến trường là một nhận thức hiên thực, thậm chí hiện thực nghiệt ngã "ở đây là nơi mà tuổi trẻ chúng tôi đang lớn lên", nhưng còn nỗi nhớ là hiện thực thứ hai, hiên thực tâm hồn "không lúc nào chúng tôi không nhớ về Hà Nội", cả hai không tách rời nhau tạo được một thứ âm hưởng bè đôi rất giàu có chất thơ, là một trong những thành công của tác giả. Cái kết của truyện đẩy sự kết hợp trên đây đến mức thăng hoa. Một trận mưa đá bất ngờ trở thành nỗi nhớ "Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố". Nỗi nhớ ấy chính là sự nối dài, quá khứ, hôm nay và khát vọng mai sau. Những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích, về những xứ sở thần tiên, trong bối cảnh của cuộc chiến tranh, nó giống như một huyền thoại có một sức mạnh diệu kì để con người đi tới với đôi cánh đang bay. Hiện thực và lãng mạn, âm điêu trữ tình bay bổng cứ toả ánh sáng ra từ đó, từ "những ngôi sao xa xôi".

Từ khóa tìm kiếm

  • cảm nhận của em về tác phẩm những ngôi sao xa xôi
  • viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống qua 3 nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện những ngôi sao xa sôi
  • cảm nhận về truyện ngắn những ngôi sao xa xôi
  • cam nhan cua em ve truyen nhung ngoi sao xa xoi
  • cam nhan cua em ve nhung ngoi sao xa xoi
  • cam nhan cua em ve bai nhung ngoi sao xa xoi
  • cảm ngĩ về những ngôi sao xa xôi
  • cảm nghĩ của em về truyện những ngôi sao xa xôi
  • cam nghi cua em ve bai nhung ngoi sao xa xoi
  • cảm ngan cua e ve bai Tho nhung ngoi sao xa

Bài viết liên quan

0