23/02/2018, 07:17

Cách làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống

Tiếp nối phần trước Cách làm bài văn nghị luận xã hội về 1 tư tưởng đạo lí, chúng ta cùng tìm hiểu những bí quyết, . Khác với dạng đề bàn về một tư tưởng đạo lí, dạng đề này thường nêu lên một hiện tượng có thật trong đời sống. Đó có thể là một hiện tượng tích cực, nhưng ...

    Tiếp nối phần trước Cách làm bài văn nghị luận xã hội về 1 tư tưởng đạo lí, chúng ta cùng tìm hiểu những bí quyết, .

cach-lam-bai-va-nghi-luan-hien-tuong-doi-song

Khác với dạng đề bàn về một tư tưởng đạo lí, dạng đề này thường nêu lên một hiện tượng có thật trong đời sống. Đó có thể là một hiện tượng tích cực, nhưng cũng có thể là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, hoặc một hiện tượng có cả hai mặt tích cực lẫn tiêu cực… Như thế đòi hỏi người viết bằng nhận thức của bản thân phải thể hiện được chủ kiến của mình, bằng phân tích và lập luận để ca ngợi và biểu dương cái đẹp, cái tốt, cái thiện (chân, thiện, mĩ) và lên án, vạch trần cái xấu, cái ác, cái phi nhân… Tất nhiên những hiện tượng đời sống nếu trong các đề văn dạng này vừa phải gần gũi với tuổi trẻ học đường vừa có ý nghĩa lớn lao đối với cả cộng đồng dân tộc và thế giới. Để luyện tập viết các bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, trước hết cần biết nhận diện hiện tượng ấy (sự việc, con người): các biểu hiện, các dạng tồn tại, thậm chí cần cả những số liệu cụ thể. Thực hiện thao tác này đòi hỏi học sinh một sự hiểu biết và quan tâm đến các vấn đề đang tồn tại trong đòi sống xã hội hiện nay. Nghĩa là không phải đợi tới lúc nhận đề bài mới tìm hiểu mà các em nên có sự chuẩn bị từ trước bằng việc chú ý nghe thời sự hàng ngày, cập nhật thông tin về các vấn đề trong nước cũng như quốc tế. Tất nhiên không phải hiện tượng nào cũng được đặt ra trong các đề NLXH mà phải là những gì có ý nghĩa sâu sắc, tạo ảnh hưởng rộng – và thường là ảnh hưởng xấu đến đời sống cộng đồng và cuộc sống của chính lứa tuổi học sinh: ô nhiễm môi trường, an toàn giao thông, các căn bệnh xã hội như HIV/AIDS, các tệ nạn như nghiện ma túy, mại dâm, các thói quen xấu như ham mê internet, hút thuốc lá, quay cóp bài trong giờ kiểm tra… Tất nhiên, cũng có khi người ra đề đưa ra những hiện tượng có ảnh hưởng tích cực làm đê tài bàn luận như việc triển khai quỹ “vi người nghèo”, sự trở lại với trào lưu sông giản dị, phong trào thanh niên tình nguyện hay những tấm gương hiếu thảo, vượt khó của thanh thiếu niên, hay những vấn đề chủ quyền biển đảo, quê hương đất nước… Khi phản ánh thực trạng, ta cần đưa ra những con số, những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ vì chính sự cụ thể của thông tin sẽ tạo sức thuyết phục cho những ý kiến đánh giá sau đó. Chảng hạn, muôn bàn về tình trạng ô nhiễm nguồn nước, cần tìm thông tin vê những con sông đang bị ô nhiễm nặng nhất, mức độ ô nhiễm cụ thể, các loại chất gây ô nhiễm hiện có mặt trong nguồn nước sống… Muốn bàn về nạn bạo hành với phụ nữ, cần tìm hiểu xem trong xã hội hiện tại người phụ nữ phải đôi mặt với những kiểu – dạng bạo hành như thế nào, tỉ lệ phụ nữ phải sống chung với nạn bạo hành…

Sau khi xác định rõ thực trạng, cần phân tích hiện tượng ở các mặt nguyên nhân, hậu quả và cô gắng tìm các giải pháp để giải quyết thực trạng đó. Việc này không quá khó. Chỉ cần chú ý một chút tới cách nói của các phóng viên, bình luận viên trên các báo, đài, chú ý quan tâm đến dư luận xã hội và chịu khó tìm hiểu cuộc sống xung quanh mình là các em sẽ làm được. Tuy nhiên, khi nghe và tiếp nhận thông tin, dư luận, cần có sự tỉnh táo để xem xét, chọn lọc và xử lí đích đáng trên cơ sở hiểu biết và cố gắng xây dựng một lập trường tư tưởng vững vàng, tránh chạy theo dư luận không chính thống mà dẫn tới chủ quan, hồ đồ khi phân tích, đánh giá hiện tượng. Lưu ý là khi phân tích nguyên nhân nên chú ý tới các mặt khách quan- chủ quan. Chẳng hạn, với hiện tượng tai nạn giao thông thì nguyên nhân khách quan là do hệ thống giao thông còn nhiều bất cập (cách phân luồng, phân tuyến, hệ thông biển báo chỉ dẫn, chất lượng của phương tiện tham gia giao thông…), nguyên nhân chủ quan là người tham gia giao thông chưa ý thức đầy đủ về trách nhiệm, chưa nắm vững luật pháp, chưa chú ý đúng mức tới vấn đề an toàn… Khi đánh giá hậu quả cần xem xét ở các phạm vi cá nhân – cộng đồng, hiện tại – tương lai… Ví dụ: nạn bạo hành phụ nữ gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ với chính người phụ nữ về mọi mặt sức khỏe cũng như tâm lý mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội trong cả quá trình phát triển lâu dài; hiện tượng nghiện internet không chỉ làm hao tổn về sức lực, tiền của, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách cá nhân mà còn tạo mầm mống cho những bất ổn trong xã hội. Còn khi tìm giải pháp, ta cần xem lại phần nguyên nhân vì chính nó là gợi ý tốt nhất. Chẳng hạn một trong những nguyên nhân của nạn bạo hành phụ nữ là nhận thức về bình đẳng giới thì một trong những giải pháp khắc phục tình trạng này là tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức và ý thức về bình đẳng giới cho cộng đồng, nguyên nhân của tai nạn giao thông là do người tham gia giao thông chưa có ý thức trách nhiệm, chưa nắm vững luật pháp và chưa chú ý đầy đủ đến sự an toàn thì một trong những giải pháp có thể thực hiện là tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông, xây dựng chê tài xử phạt đối với những trường hợp vi phạm an toàn giao thông…

Về cơ bản, bài nghị luận về hiện tượng đời sống cần là sự bộc lộ vốn hiểu biết và lập trường, thái độ của người viết vê hiện tượng được nêu. Vì vậy, bên cạnh việc nắm vững các bưóc cơ bản trong quá trình làm bài, người viết còn cần thể hiện tiếng nói cá nhân và quan điểm đánh giá thật rõ ràng, sắc sảo, bài viết mới có sức thuyết phục.

0