25/04/2018, 20:59

Cách làm bài văn lập luận giải thích SBT Văn 7 tập 2 trang 67, 68: Hãy giải thích câu tục ngữ “Thì giờ là vàng bạc”...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 67, 68 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2 – Cách làm bài văn lập luận giải thích SBT Ngữ Văn 7 tập 2 . Em hãy viết một phần Kết bài sao cho: Những câu văn trong phần Kết bài đó không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp;.. Bài tập 1. Bài luyện tập, trang 87, SGK. 2. ...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 67, 68 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2 – Cách làm bài văn lập luận giải thích SBT Ngữ Văn 7 tập 2 . Em hãy viết một phần Kết bài sao cho: Những câu văn trong phần Kết bài đó không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp;..

Bài tập

1.  Bài luyện tập, trang 87, SGK.

2.  Cho các đề bài tập làm văn nghị luận sau :

a)  Hãy giải thích câu tục ngữ “Thì giờ là vàng bạc”.

b)  Hãy giải thích câu “Lao động là vàng”.

c)  Hãy giải thích rõ : Vì sao trong bài thơ ngụ ngôn Lão nông và các con, tác giả La Phông-ten lại viết :

                  Rõ ràng ông bố ấy khôn ngoan,

Trước khi từ giã trần gian

Lấy câu “lao đông là vàng” dạy con.

   Theo em, trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng, nhận xét nào sai ? Vì sao đúng (hoặc sai) ?

   (1)  Điều cần giải thích trong ba đề ấy hoàn toàn giống nhau, ba đề như một.

   (2)  Điều cần giải thích trong ba đề ấy hoàn toàn khác nhau, không có một chút gì chung giữa ba đề ấy.

   (3)  Điều cần giải thích trong ba đề ấy có mặt giống nhau nhưng cũng có mặt khác nhau.

   (4)  Chỉ có đề b và đề c là có điều cần giải thích giống nhau.

3.  Một bạn nói rằng đã viết được những câu sau cho phần Mở bài :

   “Đã có nhiều câu nói rất hay về sự quý báu của thời gian. Nhưng trong số đó, chắc khó có câu nào ngắn gọn hơn, cô đọng hơn, vừa dễ nhớ lại vừa sâu xa, thấm thía hơn câu tục ngữ Thì giờ là vàng bạc.”

   Em hãy cho biết :

   a)    Những câu ấy được viết cho phần Mở bài của bài làm theo đề nào trong số các đề a, b, c của bài tập 1 ?

   b)    Nếu chỉ có những câu ấy thôi thì phần Mở bài đó đã có thể coi là đầy đủ chưa? Vì sao?

   c)    Để thực sự hoàn thành phần Mở bài đó, nên viết tiếp câu nào trong số những câu sau :

        (c1) Thực tế đã xác nhận rằng câu tục ngữ trên đây là hoàn toàn đúng đắn.

        (c2) Nhưng vì sao lại có thể coi thì giờ cũng quý như vàng bạc ?

        (c3) Ta hãy tìm hiểu xem người xưa muốn nói điều gì qua câu tục ngữ này.

        (c4) Ta hãy cùng nhau tìm hiểu để nhận ra những ý nghĩa rất quý giá trong câu nói của người xưa.

4.  Em hãy viết một phần Kết bài sao cho :

–  Những câu văn trong phần Kết bài đó không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp.

–  Phần Kết bài đó phải có quan hệ hô ứng với phần Mở bài.

5.  Tìm những ý thích hợp có thể điền vào chỗ trống trong phần bố cục sau đây :

(II)  Thân bài :

   (1)   Giải thích rõ ý nghĩa của câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”.

        a)    Từ mẹ ở đây chỉ có nghĩa là điều sinh ra, là điều làm nên.

        b)      …

   (2)  Giải thích rõ : Vì sao người xưa lại nói : “Thất bại là mẹ thành công”.

        a)    Sự thất bại giúp ta hiểu rõ hơn bản chất công việc ta phải làm, giúp ta có thêm kinh nghiệm.

        b)    …

   (3)  Giải thích rõ : Ta phải vận dụng câu tục ngữ ấy như thế nào trong đời sống.

        a)    Ta không nên ngã lòng trước thất bại. Thắng không nên kiêu, nhưng bại cũng không được nản.

        b)      …


Gợi ý làm bài

1.  Ví dụ : Khi nghĩ về câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, tôi lại thấy lòng mình cứ vang lên một khúc ca dao quen thuộc :

Làm trai cho đáng nên trai,

Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng.

   Và tôi càng thấm thía lời thúc giục ẩn chứa trong câu tục ngữ. Tôi hiểu, mọi người ở thời đại này, không riêng gì kẻ làm trai, đều cần đi thật nhiều những “ngày đàng”, tới những nơi còn xa hơn cả Phú Xuân hoặc Đồng Nai. Chỉ có thế, họ mới mong thu về cho mình những “sàng khôn”, để có thể đóng góp cho đời sống.

2.  Dễ dàng thấy được rằng : Nhận xét (1) là không chính xác. Không thể có việc “ba đề ấy hoàn toàn giống nhau, ba đề như một”.

   Nhận xét (2) cũng không đúng. Không thể nói : Điều cần giải thích trong ba đề ấy hoàn toàn khác nhau, không có một chút gì chung giữa ba đề ấy. Bởi rõ ràng là cả ba đề yêu cầu làm rõ những giá trị vô cùng quý báu trong đời sống, những giá trị hoàn toàn xứng đáng để người xưa so sánh với vàng bạc.

   Cũng không thể kết luận như nhận xét (4) : Chỉ có đề b và đề c là có điều cần giải thích giống nhau. Bởi đề b yêu cầu giải thích câu “Lao động là vàng” như một chân lí chung trong đời sống, trong khi đề c lại yêu cầu dựa vào nội dung bài “Lão nông và các con” để giải thích rõ : Vì sao có thể nói nhân vật lão nông đã lấy câu “Lao động là vàng” để dạy con.

   Em hãy tự xét xem nhận xét (3) có đúng không.

3. a) Những câu ấy chỉ có thể được viết cho phần Mở bài của bài làm theo đề a của bài tập 1.

   b) Hãy xét xem phần Mở bài đã có định hướng giải thích rõ ràng chưa, và do đó, đã đầy đủ chưa ?

4.  Tham khảo Kết bài sau :

   “Thì giờ là vàng bạc”, đây là di huấn mà tiền nhân đã truyền lại cho hậu thế : hãy biết coi thời gian vô hình là của báu, hãy biết quý thời gian, tiết kiệm thời gian như quý trọng một thứ vàng bạc, châu báu đặc biệt, đắt nhất ở trên đời. Vậy lẽ nào chúng ta, những người trẻ tuổi, dám trái lời dạy của tiên tổ, để hoài phí những tháng ngày đẹp nhất của tuổi thanh xuân ?

5.  Có thể điền vào chỗ trống những ý sau đây :

(1b) Qua câu “Thất bại là mẹ thành công”, người xưa muốn nói : Thất bại sẽ sinh ra được thành công, sự thất bại có thể giúp ta làm nên những thành công.

(2b) Sự thất bại còn giúp ta tôi rèn ý chí.

(3b) Ta cũng cần tỉnh táo rút kinh nghiệm vì sao thất bại, để từ đó tìm tòi những con đường mới đưa ta tới thành công.

0