13/01/2018, 10:53

Bình luận câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” – Văn hay lớp 7

Bình luận câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” – Văn hay lớp 7 Bình luận câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Lạng Sơn Cái nết đánh chết cái đẹp” là lời nhận định của người xưa nhằm nhắc nhở con cháu một bài học về kinh ...

Bình luận câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” – Văn hay lớp 7

Bình luận câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Lạng Sơn

Cái nết đánh chết cái đẹp” là lời nhận định của người xưa nhằm nhắc  nhở con cháu một bài học về kinh nghiệm sống ở đời, về nhận xét  đánh giá con người: khi nhận xét đánh giá một người nào đó ta cần phải chú ý đến nết na, đức hạnh hơn là cái vẻ đẹp bên ngoài. Điều này lại được khẳng định một lần nữa  trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:

 “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Ngày nay  ta cần hiểu lời dạy trên như thế nào cho hợp lý?

Câu tục ngữ là lời khuyên thật giản dị, nêu lên hai chất liệu hết sức gần gũi và quen thuộc trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Đó là “gỗ” và “nước sơn”. “Gỗ” là chất liệu dùng để tạo nên vật dụng như tủ, bàn ghế…Còn “nước sơn”  là chất liệu dùng để quét bên ngoài nhằm làm tăng thêm vẻ đẹp  của đồ vật. Muốn có một đồ dùng bền ta nên chú ý đến chất gỗ bên trong, đừng vì màu sắc hòa nhoáng bên ngoài mà dễ bị nhầm lẫn. Qua kinh nghiệm trong cuộc sống ông bà ta đã kết luận “gỗ tốt” hơn hẳn “nước sơn” đẹp. Từ nghĩa thực ấy, câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta nên thận trọng hơn trong cách nhìn nhận và thực tế hơn trong cách sống, không nên dựa vào hình thức bên ngoài mà phải chú ý quan tâm đến chất lượng, phẩm giá bên trong để phán xét vấn đề. Thật vậy, thực chất bên trong của sự vật, cũng như đạo đức năng lực của con người phải có giá trị hơn hẳn cái hình thức dáng vé hào nhoáng bên ngoài . Và lời khuyên ấy là một bài học quý báu cho mỗi chúng ta.

Trong thực tế cuộc sống, mỗi sự vật, mỗi con người thì giữa hình thức và nội dung, giữa bên ngoài và thực chất bên trong không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau. Những vật dụng có chất lượng kém nhưng được mang một hình dáng thật hấp dẫn. cái bàn, cái tủ làm bằng gỗ xấu thì luôn luôn được phủ một lớp sơn thật rực rỡ. Cũng như con người độc ác, bất tài thường được che giấu bởi lớp vỏ bên ngoài thật lịch sự, sang trọng…Đứng trước những trường họp ấy ta phải thật tỉnh táo và sáng suốt để nhận định đánh giá không bị nhầm lẫn. Và nếu phải lựa chọn thì ta nên lấy nội dung, chất lượng bên trong là tiêu chuẩn làm thước đo để đánh giá. Là vật dụng ta chú ý đến chất gỗ; là con người nên quan tâm đến đạo đức, trình độ năng lực của con người. Có như vậy ta mới không hối tiếc sau này. Bởi lẽ hình thức bên ngoài không thể bền lâu rồi cũng sẽ tàn phai theo tháng năm, còn cái trường tồn vững chắc vẫn là cái cốt lõi bên trong. Ngoài ra, câu tục ngữ còn giúp ta một phương châm ở đời, đó là lý do tu dưỡng rèn luyện cho bản thân. Đừng mãi mê chạy theo hình thức mà quên đi cái giá trị của con người là phẩm hạnh, là tài năng, là trí tuệ. Đây là một lời giáo dục thật đúng đắn để giúp chúng ta vững vàng hơn trong cuộc sống.

Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được như vậy. vì hiện nay có biết bao kẻ ưa chuộng hình thức, lớp hào nhoáng bên ngoài. Họ thấy đẹp, thấy lịch sự là vừa ý, là hài lòng. Thậm chí còn tệ hại hơn nữa là họ quan niệm về cái đẹp không đúng đắn,nên họ chỉ lo chăm chút cho cái dáng vẻ bên ngoài cho thật nổi bật, cho thật sáng rực mà quên đi việc rèn luyện phẩm chất bên trong. Những hạng người đó chỉ lo làm cho xã hội rối rắm, không giúp ích gì cho đất nước cả. Nói như vậy, không có nghĩa là ta phủ nhận hoàn toàn giá trị của hình thức. Bởi lẽ, mặc dù nội dung quyết định giá trị sản phẩm, giá trị con người nhưng hình thức cũng góp phần biểu hiện nội dung, như ông bà ta xưa thường nói “cái răng, cái tóc là gốc con người” đó sao? Do vậy, hình thức  đẹp càng tăng gí trị nội dung. Trong trường hợp này hình thức và nội dung thống nhất nhau. Vì thế, một đồ vật vừa có chất liệu tốt, mà có màu nước sơn đẹp thì đồ vật ấy càng có giá trị hơn. Cũng như con người, nếu có phẩm chất đạo đức, có năng lực tốt mà lại có thêm dáng vẻ bên ngoài dễ nhìn, lịch sự thì đáng quý vô cùng. Cho nên khi đánh giá sự vật hay con người, ta phải biết kết hợp giữa nội dung, chất lượng với hình thức, dáng vẻ bên ngoài thì sự đánh giá nhận xét sẽ chính xác hơn.

Câu tục ngữ: tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đã giúp cho ta mọt bài học kinh nghiệm vầ cách nhận định đánh giá một đồ vật hoặc con người. hiểu đúng, vận dụng đúng lời khuyên dạy trên chúng ta sẽ ít vấp phải sai lầm. Cũng như từ ài học này giúp ta biết cách rèn luyện, tu dưỡng bản thân để tự nâng cao phẩm chất của một người học sinh; đồng thời ta cũng thấy rõ hơn mối quan hệ hỗ trợ giữa hai mặt nội dung và hình thức để ta phấn đấu vươn lên thành người toàn diện sau này giúp ích cho đất nước, quê hương.

Bình luận câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" – Bài làm số 2

Từ thực tế cuộc sống vất vả, gian nan và đầy thử thách, nhân dân ta đã rút ra cách đánh giá, nhìn nhận sự vật và con người. Người xưa thường Ăn lấy chắc, mặc lấy bền và coi trọng phẩm chất bên trong hơn là hình thức bên ngoài. Điều đó thể hiện qua câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Quan điểm đấy đúng hay không đúng? Trong hoàn cảnh ngày nay, nó có còn giữ nguyên giá trị hay không? Chúng ta hãy thử cùng nhau bình luận.

Tất cả các sự vật đều có hai mặt: nội dung và hình thức. Mặt nội dung còn gọi là chất lượng của sản phẩm thường được đánh giá cao.

Thực tế cho thấy các đồ vật (giường, tủ, bàn ghế,… ) làm bằng gỗ tốt, gỗ quý có thời gian sử dụng rất lâu dài và càng về sau càng đẹp. Người ta chỉ cần bào nhẵn rồi đánh bóng chúng bằng một lớp véc-ni là đủ. Trong khi đó, những đồ dùng bằng gỗ xấu, gỗ tạp bên ngoài lại hay được sơn phết hào nhoáng. Dù có đẹp đến đâu chăng nữa thì chúng cũng rất mau hỏng. Vì thế cho nên mọi người chuộng tốt, chuộng bền mà coi nhẹ hình thức của đồ vật. Nghĩa đen của câu tục ngữ trên là như vậy.

Nhưng cũng như bao câu tục ngữ khác, câu Tốt gỗ hơn tốt nước sơn còn hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc hơn. Đó là lời khuyên thiết thực, đúng đắn về cách nhìn nhận, đánh giá con người. Chúng ta thấy rõ tính nhất quán trong việc khẳng định sự hơn hẳn của nội dung bên trong so với hình thức bên ngoài.

Lời khuyên này rất đúng vì nó được đúc kết từ kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Đánh giá một con người cần phải trải qua thời gian khá dài, không thể chủ quan, hồ đồ, rất dễ dẫn đến sai lầm, thậm chí gây nên những hậu quả tai hại khó lường.

Tại sao người xưa cho rằng nội dung bên trong (phẩm chất tốt) hơn hẳn hình thức bên ngoài?

Điều mà ai cũng phải thừa nhận là người có đạo đức tốt, trình độ hiểu biết sâu rộng, năng lực làm việc cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Ngược lại, không có được những phẩm chất tốt đẹp ấy thì khó có thể thành công trên đường đời, cho dù con người ấy hình thức bên ngoài có hào nhoáng, đẹp đẽ đến đâu chăng nữa. Người xưa đã dùng cách gọi hàm ý châm biếm những kẻ chỉ có hình thức bên ngoài, hay dùng hình thức bên ngoài để lừa bịp người khác, để che giấu những xấu xa, khuyết điểm bên trong… là loại Tốt mã giẻ cùi, nói thẳng ra là vô dụng, chẳng có giá trị gì.

Trên cơ sở quan điểm của người xưa, ngày nay chúng ta nên đánh giá con người như thế nào cho đúng? Chúng ta đều biết là giữa nội dung và hình thức có mối tương quan với nhau. Nội dung quyết định hình thức, hình thức làm tăng thêm giá trị cho nội dung. Vì vậy, khi nhận xét đánh giá về một người nào đó, chúng ta hãy bình tĩnh, sáng suốt tìm hiểu, phân tích để có được những kết luận đúng đắn và chính xác nhất.

Thống nhất với quan điểm của người xưa, chúng ta vẫn lấy phẩm chất (đạo đức, tài năng,… ) làm tiêu chuẩn cơ bản, làm thước đo giá trị con người. Hãy căn cứ vào chất lượng và mục đích của công việc mà đánh giá người tốt, kẻ xấu và hãy đặt người ấy vào mối quan hệ với gia đình, nhà trường, xã hội. Người tốt là người có lương tâm và trách nhiệm với bản thân, với mọi người.

Chú trọng nội dung nhưng chúng ta cũng không nên xem nhẹ hình thức, bởi hình thức phần nào phản ảnh nội dung. Xưa nay, các bậc vĩ nhân, các nhà bác học… thường rất giản dị. Giản dị nhưng nghiêm túc và tôn trọng mình, tôn trọng người khác. Trái lại, những kể thích phô trương hình thức thì bên trong lại hời hợt và trống rỗng. Nếu kết hợp được một cách hài hòa giữa nội dung và hình thức, tất nhiên giá trị con người sẽ tăng lên rất nhiều.

Tuy câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn xuất hiện đã khá lâu nhưng cho đến nay nó vẫn giữ nguyên giá trị. Câu tục ngữ là một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàn cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp- yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người.

Bình luận câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" – Bài làm số 3

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu tục ngữ nêu lên những kinh nghiệm trong việc đánh giá nhìn nhận con người thông qua cách nhìn nhận, đánh giá một sự vật, một đồ vật cụ thể. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là một câu tục ngữ thuộc loại trên.

Nó vừa đúng cả nghĩa đen, vừa đúng cả nghĩa bóng. Vì trước hết nó nêu lên một kinh nghiệm để nhìn nhận về chất lượng một đồ vật bằng gỗ mà ta dùng thường ngày. Đồ vật bằng gỗ đó được sơn một lớp sơn hào nhoáng, nhìn mặt ngoài ta thấy nó đẹp nhưng thực chất gỗ của nó ra sao thì ta chưa biết được. “Nước sơn” chính là mặt ngoài, mặt trang trí, tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn về hình thức. Nhưng “nước sơn” cũng có thể che giấu đi cái chất gỗ tạp bên trong. Gỗ là nguyên liệu làm nên đồ vật. Nếu gỗ không tốt, thì các đồ vật ta dùng cũng chóng hỏng. Khi đó “nước sơn” cũng không thể cứu nỗi sự hỏng nát của các đồ vật.

Một con người cũng vậy, tư tưởng, đạo đức, cái quyết định không phải là hình thức bên ngoài mà là phẩm chất tư tưởng, đạo đức của người đó. Hình thức bên ngoài: Đẹp hay xấu, giảm dị hay diêm dúa… ta dễ nhận ran gay, qua một cái nhìn nhưng còn phẩm chất bên trong, người đó nhân hậu hay ích kỉ, cao cả hay thấp hèn, trung thực hay giả đối… thì phải sống lâu với nhau mà biết được. Mà đã là con người thì cuộc sống tồn tại chủ yếu là thông qua các mối quan hệ giữa người với người. Trong các mối quan hệ này, muốn sống lâu dài với nhau được, quả thực con người phải tôn trọng nhau, yêu thương nhau… Không thể sớm nắng, chiều mưa! Thực tế có những người, son phấn lòe loẹt chưng diện hết mốt này đến mốt khác,nói năm xem ra cũng nhẹ nhàng, quyến rũ… nhưng tiếp xúc và gần gũi một thời gian ta sẽ thấy họ thuộc loại ăn xổi, ở thì, lừa thầy, dối bạn, coi thường cả bố mẹ.

Tuy rằng nội dung, phẩm chất là cái quyết định nhưng cũng không thể xem thường hình thức bên ngoài. Bởi hình thức là cái đập vào mắt ta trước tiên. Mà con mắt của ai thì cũng thích nhìn cái đẹp, một phong cách đẹp, một khuôn mặt đẹp, một bộ quần áo đẹp… ai mà chả thích ngắm!

Thực ra câu tục ngữ trên không hề có ý xem nhẹ hình thức mà chú yếu là so sánh giữa nội dung và hình thức để thấy nội dung quan trọng hơn hình thức. Điều đó là đúng. Nhưng hình thức cũng hết sức quan trọng. Hình thức góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp của nội dung. Gỗ tốt không mối mọt, có độ bền lâu, nhưng lại đánh bóng, sơn mài, thì lại vừa tốt, vừa đẹp chứ sao? Con người cũng vậy, vừa có phẩm chất tốt, lại vừa có vẻ đẹp của hình thức bên ngoài, từ cái dáng hình đến nụ cười, giọng nói, từ cử chỉ đến cách ăn mặc, đi đứng… thì ai mà chẳng thích sống gần, thích làm bạn với nhau? Chính vì vậy mà bên cạnh câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” lại có câu “Cái răng, cái tóc là gốc con người”.

Hơn nữa trong cuộc sống của con người có những hiện tượng rất khó tách bạch đâu là nội dung, đâu là hình thức, bởi lẽ ở đó hình thức và nội dung, cả hai cái đều quan trọng cả. Một lời nói nhẹ nhàng trước một sai lầm của bạn, giọng nói chưa phải là nội dung của câu nói nhưng quả thật nó cũng phản ánh một thái độ, một phương pháp, một cách xử thế… đó không phải là nội dung thì là gì nữa?

Tóm lại, nội dung và hình thức, cái bên ngoài và cái bên trong thống nhất, có quan hệ chặt chẽ và liên hệ với nhau. Nội dung quyết định giá trị và hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung. Khi muốn xem một con người, ta phải xem xét cả hai mặt: Nội dung và hình thức.

Trong cuộc sống của mỗi con người, ai cũng có thể rèn luyện để cho phẩm chất của mình ngày càng tốt hơn và ai cũng có thể làm đẹp thêm hình thức bên ngoài của mình từ cách ăn mặc đến giao tiếp để góp phần làm cho xã hội thêm văn minh, lịch thiệp.

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”là một lời khuyên của cha ông ta, luôn đúng cho mọi thế hệ.

Bình luận câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" – Bài làm số 4

Ca dao tục ngữ Việt Nam là một kho từ điển đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta qua hàng ngàn năm lao động. Từ thực tế cuộc sống vất vả, gian lao và đầy thử thách, nhân dân ta đã rút ra cách đánh giá, nhìn nhận sự vật và con người. Trong cách sống, chọn lựa ông cha ta đã khuyên bảo con cháu “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Câu tục ngữ đến nay vẫn mang những giá trị quý báu cho thế hệ chúng ta.

Câu tục ngữ là một lời dạy đúng đắn và sâu sắc. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn được hiểu một cách đơn giản đó là xuất phát từ người làm gỗ quan trọng là gỗ tốt hơn là nước sơn đẹp, bóng bẩy mà chất lượng kém. Trong cuộc sống hàng ngày, khi chọn lựa, đừng quá coi trọng mẫu mẫu mã mà hãy xem xét chất liệu của nó. Nước sơn có thể xóa đi những khuyết điểm, mang lại  hào nhoáng  cho mọi vật nhưng sẽ mau hỏng, nhanh xuống cấp. Tuy nhiên câu tục ngữ còn mang nghĩa khái quát, rộng lớn mà sâu sắc. Xuất phát từ việc chọn gỗ mà câu nói nhằm khuyên người ta trong cách nhìn người, quan sát cuộc sống. Tốt “gỗ” ở đây là cái bản chất, bên trong, là vẻ đẹp tâm hồn con người mà không dễ dàng nhìn thấy khi quan sát hời hợt. Chẳng hạn như một cô gái nhan sắc bình thường mà đức hạnh tốt sẽ đáng quí hơn là những người xinh đẹp, lộng lẫy mà có những hành động suy nghĩ xấu xa, lười biếng, nhỏ nhen.

Lời khuyên này rất đúng vì nó được đức kết từ kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Đánh giả một con người cần phải trải qua thời gian khá dài, không thể chủ quan, hồ đồ, rất dễ dẫn đến sai lầm, thậm chí gây nên những hậu quả tai hại khó lường.Vì sao vậy?

Trước tiên những người có tài,có đức sẽ đóng góp những giá trị tốt đẹp cho bản thân gia đình và xã hội, trong khi những kẻ kém cỏi sẽ khó có được thành công trong sự nghiệp hay cuộc sống. Nhiều người còn lợi dụng vẻ hào nhoáng bên ngoài để trục lợi cá nhân, lừa bịp kẻ khác. Người xưa có câu “ Dụng nhân như dụng mộc” phải chăng cũng là cách nói tốt gỗ hơn tốt nước sơn như thế. Suy cho cùng, trong cách nhìn người nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ.

Tuy nhiên, coi trọng nội dung không có nghĩa là không cần đến hình thức. Một người tài năng, đức độ giỏi giang trong công việc nhưng không thể đến công ty với mái tóc bù xù, cái áo nhăn nhúm. Khi gặp một ai đó trong lần  phỏng vấn, ấn tượng ban đầu rất quan trọng, nhà tuyển dụng sẽ xem xét trang phục,cử chỉ, nếu chỉ chăm chăm vào hồ sơ hay kỹ năng mà không chuẩn bị tốt ngoại hình thì có thể  bạn sẽ tự đánh mất cơ hội của mình. Như vậy,coi trọng cái nội dung, cái đẹp bản chất nhưng đồng thời cũng cần lựa chọn, chăm chút để hình thức trở nên tương xứng.

Để đánh giá và nhận xét một vật dụng, một con người,chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức. Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy, con người ấy, trong đó nội dung giữ vai trò quyết định. Khi đánh giá, ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức, tài năng trí tuệ của con người.

Như vậy “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không những chỉ giúp ta một phương châm đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá, chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phương châm trong cách đối nhân xử thế. Mỗi người cần tự rèn luyện cho bản thân những phẩm chất cần thiết để hoàn thiện bản thân và đạt được những thành công trong cuộc sống.

Ca dao tục ngữ Việt Nam là một kho từ điển đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta qua hàng ngàn năm lao động. Từ thực tế cuộc sống vất vả, gian lao và đầy thử thách, nhân dân ta đã rút ra cách đánh giá, nhìn nhận sự vật và con người. Trong cách sống, chọn lựa ông cha ta đã khuyên bảo con cháu “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Câu tục ngữ đến nay vẫn mang những giá trị quý báu cho thế hệ chúng ta.

Câu tục ngữ là một lời dạy đúng đắn và sâu sắc. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn được hiểu một cách đơn giản đó là xuất phát từ người làm gỗ quan trọng là gỗ tốt hơn là nước sơn đẹp, bóng bẩy mà chất lượng kém. Trong cuộc sống hàng ngày, khi chọn lựa, đừng quá coi trọng mẫu mẫu mã mà hãy xem xét chất liệu của nó. Nước sơn có thể xóa đi những khuyết điểm, mang lại  hào nhoáng  cho mọi vật nhưng sẽ mau hỏng, nhanh xuống cấp. Tuy nhiên câu tục ngữ còn mang nghĩa khái quát, rộng lớn mà sâu sắc. Xuất phát từ việc chọn gỗ mà câu nói nhằm khuyên người ta trong cách nhìn người, quan sát cuộc sống. Tốt “gỗ” ở đây là cái bản chất, bên trong, là vẻ đẹp tâm hồn con người mà không dễ dàng nhìn thấy khi quan sát hời hợt. Chẳng hạn như một cô gái nhan sắc bình thường mà đức hạnh tốt sẽ đáng quí hơn là những người xinh đẹp, lộng lẫy mà có những hành động suy nghĩ xấu xa, lười biếng, nhỏ nhen.

Lời khuyên này rất đúng vì nó được đúc kết từ kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Đánh giả một con người cần phải trải qua thời gian khá dài, không thể chủ quan, hồ đồ, rất dễ dẫn đến sai lầm, thậm chí gây nên những hậu quả tai hại khó lường.Vì sao vậy?

Trước tiên những người có tài,có đức sẽ đóng góp những giá trị tốt đẹp cho bản thân gia đình và xã hội, trong khi những kẻ kém cỏi sẽ khó có được thành công trong sự nghiệp hay cuộc sống. Nhiều người còn lợi dụng vẻ hào nhoáng bên ngoài để trục lợi cá nhân, lừa bịp kẻ khác. Người xưa có câu “ Dụng nhân như dụng mộc” phải chăng cũng là cách nói tốt gỗ hơn tốt nước sơn như thế. Suy cho cùng, trong cách nhìn người nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ.

Tuy nhiên, coi trọng nội dung không có nghĩa là không cần đến hình thức. Một người tài năng, đức độ giỏi giang trong công việc nhưng không thể đến công ty với mái tóc bù xù, cái áo nhăn nhúm. Khi gặp một ai đó trong lần  phỏng vấn, ấn tượng ban đầu rất quan trọng, nhà tuyển dụng sẽ xem xét trang phục,cử chỉ, nếu chỉ chăm chăm vào hồ sơ hay kỹ năng mà không chuẩn bị tốt ngoại hình thì có thể  bạn sẽ tự đánh mất cơ hội của mình. Như vậy,coi trọng cái nội dung, cái đẹp bản chất nhưng đồng thời cũng cần lựa chọn, chăm chút để hình thức trở nên tương xứng.

Để đánh giá và nhận xét một vật dụng, một con người,chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức. Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy, con người ấy, trong đó nội dung giữ vai trò quyết định. Khi đánh giá, ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức, tài năng trí tuệ của con người.

Như vậy “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không những chỉ giúp ta một phương châm đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá, chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phương châm trong cách đối nhân xử thế. Mỗi người cần tự rèn luyện cho bản thân những phẩm chất cần thiết để hoàn thiện bản thân và đạt được những thành công trong cuộc sống.

Bình luận câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" – Bài làm số 5

Từ xưa tới nay, tục ngữ vẫn luôn là hành trang, túi khôn của con người. Tục ngữ cho ta biết bao lời khuyên, biết bao kinh nghiệm quý giá. Một trong số vô vàn các câu tục ngữ là: “Tốt gỗ han tốt nước san”. Câu tục ngữ này đã nói lên quan hệ giữa nội dung bên trong và hình thức bên ngoài, nội dung bao giờ cũng tốt hơn, có giá trị hơn hình thức, đồng thời khuyên chúng ta đừng quá coi trọng hình thức mà bỏ qua nội dung. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ cùng nhau giải thích câu tục ngữ này.

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ “Tốt gỗ han tốt nước sơn”. Nghệ sĩ dân gian đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể là gỗ và nước san. Giữa gỗ và nước sơn có từ so sánh “hơn” để làm nổi bật ý nghĩa rằng: gỗ bao giờ cũng tốt hơn, bền hơn nước sơn. Cũng chính vì vậy mà khi đi mua tủ, mua bàn ghế bằng gỗ, người khôn ngoan không bao giờ nhìn nước sơn đẹp hay xấu, nhìn hình thức bóng bẩy bề ngoài mà họ thường quan tâm đến loại gỗ làm ra vật đó, gỗ lim, gỗ trắc hay loại gỗ gì? Bởi vì: nước sơn tuy đẹp thật nhưng theo năm tháng sẽ dần dần phai nhạt đi, mờ đi, còn gỗ thì vẫn bền lâu. Từ việc “gỗ” và “nước sơn”, ta suy nghĩ đến con người. Con người cũng cần ở cái nết, phẩm chất chứ con người không phải chỉ cần có cái đẹp bên ngoài. Ông cha ta từng nói “cái nết đánh chết cái đẹp” mà. Khi chọn vợ, chọn chồng cho con, cha mẹ ít khi cho rằng: người vợ, người chồng của con phải thật đẹp, mà họ thường để ý xem người đó phẩm chất, nhân cách thế nào? Bởi vì, con người ta làm sao mà trẻ đẹp mãi được, con người sẽ dần già đi, sắc đẹp sẽ dần tàn phai, ai mà giữ mãi được tuổi thanh xuân của mình. Tuy sắc đẹp của con người tàn phai, nhưng phẩm chất, nhân cách của con người vẫn còn đó, không bị mất đi.

Chúng ta đã hiểu được câu tục ngữ nhưng vì sao ta lại nói như vậy? Vì đầy là lời khuyên của ông cha ta, nó đã tồn tại rất nhiều năm, được mọi người chấp nhận, làm theo, và nó đã được truyền từ đời này sang đời khác. Hơn nữa, ta hiểu được vì thực tế hàng ngày diễn ra trước mất ta. Cạnh nhà tôi có một chị tên là Phương, chị rất xinh đẹp, nhà giàu, lúc nào cũng ăn mặc sang trọng, vòng vàng, nhẫn vàng, hoa tai vàng, nhưng chị chẳng biết làm gì cả, suốt ngày chỉ mắng chị Lan, làm thuê trong nhà. Có hôm chị Lan về quê, mẹ chị đi vắng, bố chị bảo chị nấu cơm, nhưng khi về thì nồi cơm điện không ấn nút cắm điện, nên gạo hoàn gạo, thịt kho cháy, rau thì sông sượng chẳng ăn được gì. Bố chị lại phải đưa chị đi ăn ngoài hàng. Cả xóm tôi đều cười chê chị. Chị thi đại học ba, bôn năm nay mà chẳng năm nào đỗ cả. Thử hỏi, người như chị rời bố mẹ thì làm ăn được gì, sắc đẹp đâu có làm ra cơm, gạo, thức ăn, làm ra tiền cho chị? Muốn có kiến thức thì phải học, phải lao động. Ngược lại với chị Phương, chị Vân là con nhà nông dân chân lấm tay bùn, nhà chị chẳng giàu có gì lại có tới ba chị em gái; chị là cả phải vừa giúp bố mẹ làm việc đồng áng, vừa nội trợ, vừa trông em, vừa học, thế mà năm nào chị cũng đạt học sinh xuất sắc, chị đã giành được bao nhiêu giải của quận, của thành phố trong suốt 12 năm học. Chị lại rất ngoan ngoãn, chăm chỉ, đảm đang và hiếu thảo, nên được mọi người yêu mến, chị thi một lúc đỗ cả ba trường đại học, mẹ tôi thường bảo tôi học tập chị. Đó là những tấm gương rất rõ để tôi hiểu được câu tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” này. Người nào nết na, đảm đang, ngoan ngoãn luôn được mọi người yêu quý, kính trọng dù họ xấu hay đẹp. Đó, nội dung bên trong bao giờ cũng có giá trị hơn, quan trọng hơn là hình thức bề ngoài. Hiểu như vậy, tôi và các bạn, chúng ta phải làm gì nào? Chúng ta phải chăm chỉ học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi. Ngoài việc học ta phải tham gia các hoạt động thể thao cho cơ thể khỏe mạnh, ta phải giúp đỡ bố mẹ mọi công việc nhà như nấu cơm, rửa bát, rửa ấm chén, quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Ta phải tu dưỡng đạo đức tốt, chứ đừng bỏ ra quá nhiều thời gian để ngắm vuốt trước gương, trang điểm son phấn. Câu tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” ngày nay vẫn đúng, nhưng ở năm 2003 này, khi đời sống vật chất đầy đủ và sinh hoạt tinh thần phong phú, con người càng cần tu dưỡng đạo đức, tuy để khỏi bị gọi là lạc hậu, hiệu quả giao tiếp trong cuộc sống cao hơn thì mọi người. cũng cần chọn cho mình quần áo đẹp, lịch sự, hợp với bản thân.

Như vậy, câu tục ngữ của ông cha ta ngày nay vẫn đúng là “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Dân tộc ta hiện nay đã có điều kiện để làm cho hình thức cuộc sống  bên ngoài đẹp lên, song chúng ta cũng không nên nhầm lẫn, không lóa mắt vì hình thức. Ta vẫn coi trọng nội dung bên trong – phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người. Các bạn hãy phấn đấu để đạt mục tiêu thế nhé!

Bình luận câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" – Bài làm số 6

Trong cuộc sống, đôi lúc ta chỉ nhìn hình thức bên ngoài của một người mà đánh giá họ. Và điều đó là không đúng. Giá trị của một người không được đánh giá bởi hình thức bên ngoài mà được đánh giá bằng nội dung bản chất bên trong người đó. Vì vậy ông bà ta ngày xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Câu này tuy ngắn ngọn nhưng nó mang ý nghĩa rất sâu sắc và là một kinh nghiệm sống quý báu mà ông bà ta để lại. “Gỗ “là chất liệu để đóng bàn, ghế, tủ quần áo.”Nước Sơn” là dụng cụ để quét lên cho bàn ghế đẹp hơn, bền hơn. Tuy nghĩa đen là thế nhưng thật chất ý nghĩa sâu sắc của nó là khuyên người ta không nên nhìn hình thức bên ngoài mà đánh giá phẩm chất thật sự của một con người.

Khi đánh giá một vật ta không nên nhìn hình thức của nó mà hãy xem chất lượng của nó. Nhiều người khi đi mua bàn ghế chỉ lo nhìn bề ngoài thấy đẹp là mua nhưng không biết đằng sau hình thức đẹp đẽ đó là một thứ gỗ mục nát. Một sản phẩm tuy bề ngoài không đẹp nhưng chất lượng thì đem về rất hữu dụng và còn xài được bền nữa. Vì vậy chất lượng là cái quan trọng nhất. Trong cuộc sống ta cũng vậy, không ai hoàn chỉnh về cả hình thức và nội dung. Có những người bề ngoài bảnh bao nhưng suốt ngày chỉ biết đi lừa bịp người khác. Có những người nhìn vẻ ngoài tầm thường nhưng bên trong lại là một người hiểu biết, thông minh. Một người con gái đẹp nhưng nói năng vô lễ không tôn trọng ai thì chỉ bị người ta khinh thường. Còn một người bình thường nhưng nói năng lễ phép, thông minh tài giỏi thì vẫn được người đời kính trọng. Khi đánh giá một con người chúng ta phải dựa trên đạo đức và tại năng của người đó vì đó là cái giá trị thật sự của một con người.Nhưng trong thực tế đôi khi hình thức và nội dung đi chung thì rất là đẹp. Một món hàng vừa đẹp vừa chất lượng thì ai nhìn cũng thích. Một người ăn mặc lịch sự nói năng lịch, thông minh tài giỏi thì ai nhìn vào cũng mến. Do đó cái đẹp lý tưởng chính là khi có cả nội dung và hình thức.

Trong cuộc sống còn nhiều người chỉ xem trọng vẻ bề ngoài mà quên đi cái nội dung bên trong. Những người này thật đáng phê phán. Khi họ làm vậy một ngày nào đó họ sẽ thấy cái hại của nó. Vì vậy ngay từ bây giờ mỗi học sinh chúng ta phải rèn luyện đạo đức và phẫm chất thật tốt để. Phải luôn ghi nhớ những điều tốt.

Tóm lại câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn “muốn khuyên ta không được đánh giá người khác chỉ bằng hình thức bên ngoài mà còn phải xem xét nội dung – phẩm chất, tài năng của người đó vì đó là giá trị chân chính của một con người. Và chúng ta phải sống bằng chính thực lực của mình không được lừa dối, giả tạo với mọi người.

Hồng Loan tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm:

  • hay binh luan cau tuc ngu sau tot go hon tot nuoc son

Bài viết liên quan

  • Bình luận câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” – Văn hay lớp 9
  • Nghị luận xã hội về câu cổ ngữ: Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều – Văn hay lớp 12
  • Giải thích câu tục ngữ “Chị ngã em nâng” – Văn hay lớp 8
  • Phân tích tác phẩm Ông đồ – Văn hay lớp 8
  • Thuyết minh về di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi – Văn hay lớp 9
  • Giải thích câu ca dao “Anh em như thể tay chân, …” – Văn hay lớp 8
  • Tả cảnh trường em trước buổi học – Văn hay lớp 5
  • Tả cảnh sân trường em vào buổi sáng trước giờ học – Văn hay lớp 6
0