29/01/2018, 21:24

Bình luận câu tục ngữ “Có làm thì mới có ăn …” – Văn mẫu lớp 7

Nội dung bài viết1 Bình luận câu tục ngữ "Có làm thì mới có ăn …" – Bài số 1 2 Bình luận câu tục ngữ "Có làm thì mới có ăn …" – Bài số 2 3 Bình luận câu tục ngữ "Có làm thì mới có ăn …" – Bài số 3 4 Bình luận câu tục ngữ "Có làm ...

Nội dung bài viết1 Bình luận câu tục ngữ "Có làm thì mới có ăn …" – Bài số 1 2 Bình luận câu tục ngữ "Có làm thì mới có ăn …" – Bài số 2 3 Bình luận câu tục ngữ "Có làm thì mới có ăn …" – Bài số 3 4 Bình luận câu tục ngữ "Có làm thì mới có ăn …" – Bài số 4 Bình luận câu tục ngữ "Có làm thì mới có ăn …" – Bài số 1 Để nói về vai trò cũng như giá trị của lao động trong cuộc sống, nhân dân ta thường khuyên bảo nhau: Có làm thì mới có ăn Không dưng ai dễ dem phần đến cho. Thật vậy, trong phạm vi toàn xã hội, của cải vật chất cũng như tất cả các giá trị tinh thần, không tự dưng mà có. Do đó, mọi người phải hăng say lao động để tạo ra của cái vật chất nuôi sống chính bản thân mình, gia đình mình và góp phần xây dựng quê hương, đưa đất nước tiến lên giàu mạnh. Trái lại, không lao động, lười biếng lao động, con người sẽ thiếu thốn, khổ sở mọi mặt, sẽ chết đói. Từ đó, xã hội sẽ hủy diệt, thế giới không còn bóng dáng của con người. Nếu xét trong phạm vi của một gia đình, một con người thì giá trị của lao động vẫn không thay đổi. Bất kì gia đình nào, con người nào chăm chỉ lao động đều được ăn no, mặc ấm. Cho nên, cuộc sống của cá nhân đó chẳng những hạnh phúc mà gia đình và xã hội cũng được yên vui. Ngược lại, không chịu lao động, không yêu thích lao động, con người đó sẽ là kẻ ăn bám, cuộc sống luôn phụ thuộc vào người khác và trở nên ngột ngạt, tù túng. Xét cho cùng, nguyên tắc “có làm thì mới có ăn” sẽ là đòn bẩy, thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển, là nguồn động viên, cổ vũ tinh thần hăng hái, mê say, yêu thích lao động của tất cả những người tham gia sản xuất. Mặc dù công việc của mỗi người trong xã hội và mỗi gia đình khác nhau nhưng lại có tính chất bổ sung cho nhau, góp phần làm đa dạng, phong phú thêm bức tranh cuộc sống. Người công nhân ngày đêm cần cù lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ để tạo ra cho xã hội các sản phẩm công nghiệp có chất lượng cao. Người nông dân dầm mưa dãi nắng, lam lũ nơi đồng ruộng, nơi vườn tược để sản xuất ra lúa gạo, ngô khoai, rau quả… nuôi sống bản thân mình, gia đình mình, đồng thời cung cấp nông sản cho toàn xã hội. Các nhà bác học, nhà khoa học có những đêm không ngủ vì miệt mài nghiên cứu khoa học để cống hiến cho toàn thể loài người. Một số y – bác sĩ là người mẹ hiền, dành nhiều thời gian và công sức để chăm sóc, ân cần thăm hỏi, tận tình cứu chữa bệnh nhân cho mau lành bệnh, chóng vượt qua cơn nguy kịch. Những nhà giáo – những kĩ sư tâm hồn – từng đêm trăn trở bên trang giáo án để khi lên lớp mang hết khả năng của mình truyền đạt cho đàn em thân yêu những kiến thức cơ bản nhất, sâu rộng nhất… Thế nhưng trong xã hội cũ, nguyên tắc lao động và phân phối mà câu tục ngữ trình bày có được thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để hay không? Thật ra dưới các triều đại phong kiến, nhất là xã hội ta trước Cách mạng tháng Tám 1945 có rất nhiều người tích cực lao động mà vẫn không có ăn hoặc thiếu ăn. Cuộc sống của họ vừa nghèo khổ, vừa đói rách, rất thảm thương. Ngược lại, có không ít những kẻ chẳng chịu làm việc gì nhưng lại được ăn ngon, mặc đẹp, sống một cuộc sống sung túc, vương giả, thậm chí của cải, vật chất của những kẻ “ngồi mát ăn bát vàng” đó còn trở nên thừa thãi, phải đổ đi. Tại sao lại có hiện tượng ấy? Như chúng ta đã biết, sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có sự phân hóa rõ rệt do ảnh hưởng của chính sách khai thác thuộc địa được đẩy mạnh trên quy mô lớn của bọn thống trị. Các thế lực phong kiến đã cấu kết với bọn thực dân để chiếm đoạt ruộng đất, xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ và ra sức bóc lột của người lao động. Đặc biệt, giai cấp nông dân và giai cấp công dân chịu nhiều đắng cay, thiệt thòi nhất trong xã hội. Giai cấp nông dân chiếm trên 90% số dân, bị thực dân – phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề bằng các thủ đoạn sưu cao, thuế nặng, tô tức, phu phen, tạp dịch. Họ bị bần cùng hóa và phá sản. Họ phải đi làm thuê, sức cùng, lực kiệt mà vẫn không đủ ăn do giai cấp địa chủ phong kiến trả tiền công rẻ mạt. Còn giai cấp công nhân bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, địa chủ người Việt. Cho nên, họ cũng có làm mà chẳng có ăn như giai cấp nông dân. Trong xã hội ta ngày nay với sự công bằng, văn minh và ưu việt, người dân lao động hoàn toàn làm chủ xã hội, nhất là giai cấp công – nông, không còn vấn nạn người bóc lột người, “người là chó sói của người” như xã hội cũ. Do đó, câu tục ngữ “có làm thì mới có ăn” cũng được thực hiện và phát huy một cách năng động, sáng tạo, tích cực. Sự công bằng được nghiêm túc thực thi theo nguyên tắc: “làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng”. Tóm lại, câu tục ngữ trên không chỉ phản ánh niềm mơ ước, khát vọng của những người lao động chân chính trong xã hội cũ mà còn có ý nghĩa tích cực trong thời đại mới. Vậy nên, chúng ta phải say mê lao động để làm ra nhiều của cải, mang hạnh phúc đến cho mình, cho mọi người và đưa đất nước ta tiến lên giàu mạnh, phồn vinh, kịp sánh vai với các cường quốc khắp năm châu. Bình luận câu tục ngữ "Có làm thì mới có ăn …" – Bài số 2 "Có làm thì mới có ăn, Không dưng ai dễ dem phần đến cho" Câu tục ngữ diễn đạt dưới hình thức thơ lục bát. Câu lục mộc mạc, giản dị như một lời ăn tiếng nói hàng ngày của bà con lao động về một sự thật hiển nhiên ở đời: ‘Có làm thì mới có ăn’. Dân gian đã sử dụng cách nói điều kiện – hệ quả để chỉ ra một chân lí. ‘Có làm’ là điểu kiện; ‘có ăn’ là hệ quả. Thật là dễ hiểu, vì có làm thì mới có ăn; muốn có ăn thì phải làm, phải lao động. Hai tiếng ‘không dưng’ trong câu bát nghĩa là không bỗng chốc, không tự nhiên, tự dưng mà có. Chữ ‘phần’ là miếng ăn, là của cải vật chất. ‘Có con mà gả chồng gần – Nửa đêm đốt đuốc đem phần biếu cha’ (ca dao). Nghĩa câu bát bổ sung cho nghĩa câu lục, dân gian đã nhắc khẽ người đời nên biết, nên nhớ là không tự dưng, không bỗng chốc vô cớ mà thiên hạ đem miếng ăn, đem của cải vật chất đến cho không mình. Tóm lại, câu tục ngữ đã chỉ rõ: muốn sống, muốn tồn tại, muốn ấm no thì phải lao động; không thể sống ỷ lại thiên hạ. Câu tục ngữ đã khẳng định giá trị to lớn của lao động, ca ngợi sức lao động và con người lao động. Lao động trước hết để nuôi sống bản thân mình, nuôi sống gia đình mình. Lao động còn để phục vụ đất nước và nhân dân trên vị thế công dân. Có làm có lao động mới sản xuất ra mọi của cải vật chất và sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần để làm cho đất nước ngày thêm giàu đẹp. Lao động là nguồn sống, nguồn ấm no hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Qua câu tục ngữ, nhân dân ta đã phê phán những kẻ lười biếng, ăn bám, chỉ biết ‘ăn dày làm mỏng’ ỷ lại ‘há miệng chờ sung’. ‘Có làm thì mới có ăn’ siêng năng, chịu khó lao động thì ấm no, có bát ăn bát để. Lười biếng thì đói rét, khổ cực, chẳng ai cho, chẳng ai thương! Muốn ấm no hạnh phúc và được mọi người tôn trọng thì phải lao động, cần cù, chịu khó. Đã từ bao đời nay, người nông dân Việt Nam đem mồ hôi và công sức bám lấy ruộng đồng, nương rẫy, cuốc bẫm cày sâu, một nắng hai sương, cày cấy quanh năm mới làm ra được hạt gạo để nuôi sống mình, nuôi sống gia đình mình. Nhờ thế mới có lương thực nuôi bộ đội đánh giặc, mới có nhiều gạo để xuất khẩu. Khái niệm làm và ăn rất rộng lớn. Người thợ xây nhà, làm cầu đường, trường học, bệnh viện, dệt vải, làm ra mọi vật dụng cho quốc kế, dân sinh. Thầy thuốc chữa bệnh, săn sóc sức khỏe nhân dân. Giáo viên dạy học, đào tạo thế hệ trẻ thành người lao động có văn hóa, có kĩ thuật cho đất nước. Lao động chân tay và lao động trí óc đều vẻ vang. Tất cả đều là nguồn nhân lực để nuôi sống xã hội, để xây dựng đất nước ngày một thêm văn minh, giàu đẹp. ‘Có làm thì mới có ăn’, từ chân lí ấy ta mới cảm nhận được, lao động là cái đáng quý nhất, người lao động là người đáng kính nhất trong xã hội. Câu tục ngữ trên chỉ rõ lao động là thước đo giá trị phẩm giá của mỗi người, mỗi thành viên trong gia đình, mỗi công dân trong xã hội. Cần cù siêng năng, kiên nhẫn, chịu khó, dũng cảm, sáng tạo, v.v… là những đức tính tốt đẹp được hình thành phát triển trong lao động, làm nên nhân cách công dân. Và cũng vì thế mà các thói xấu, tệ nạn như lười biếng, ỷ lại, ngại khó ngại khổ, tham lam, thích ăn ngon, mặc dẹp, xài sang mà chây lười, bóc lột, tham nhũng, xa hoà, lãng phí, v.v… đều bị cộng đồng chê cười, khinh bỉ, lên án. Dân gian nói thật hay về chuyện làm và ăn ở đời. Những câu tục ngữ ấy đã trở thành bài học luân lí thấm thía: – ‘Hay ăn thì lăn vào bếp’. – ‘Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn’. – ‘Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ’. – ‘Có khó mới có miếng ăn, Không dưng ai dễ mang phần đến cho’ Câu tục ngữ ‘Có làm thì mới có ăn…’n êu lên một nguyên tắc, một quan niệm đúng đắn, công bằng, về làm và ăn, về cống hiến và hưởng thụ: có làm thì có hưởng, làm tốt hưởng nhiều, làm ít, làm dở thì hưởng ít, không làm không hưởng. Trong xã hội cũ, nhân dân lao động đầu tắt mặt tối quanh năm mà vẫn đói rét, trái lại, tầng lớp trên không làm mà lại sống trong nhung lụa. Đó là nghịch lí, bất công: ‘Thằng còng làm cho thằng ngay ăn’, ‘Kẻ ăn không hết người tần không ra. Lao động thủ công, lao động cơ bắp thật đáng quý. Một giọt mồ hôi, một hạt cơm vàng. Nhưng lao động kĩ thuật, lao động sáng tạo, tài kinh doanh quản lí mới là phẩm chất cần có, nên có đối với mọi người sống trong nền kinh tế – xã hội tri thức. Nếu làm mà không tiết kiệm, sống xa hoa lãng phí, cần mà không kiệm, thì có thể nói là chưa hiểu đầy đủ câu tục ngữ ‘Có làm thì mới có ăn…’. Qua câu tục ngữ trên, nhân dân ta đã đề cao lao động, nêu lên bài học giáo dục tinh thần lao động, nhắc nhở mọi người yêu lao động, biết sống bằng lao động. Bước vào đời, ai cũng phải sống bằng lao động, phải biết làm giàu một cách chính đáng bằng vốn liếng của mình, bằng chất xám và tài năng của mình. Cuộc đời đâu chỉ vì ăn mà làm, mà lao động? Còn nhiều ý nghĩa cao quý hơn. Vì sự ấm no hạnh phúc của 208 cộng đồng, vì sự phú cường của đất nước mà người người lao động, nhà nhà lao động. Làm để ăn để sống; làm còn để hiến dâng và phục vụ. Ông cha ta còn nhắc nhở: ‘Miệng ăn núi lở’, vì thế cần kiệm phải là quốc sách. Học đi đôi với hành, học tập khoa học, kĩ thuật,… phải là niềm say mê của thanh thiếu nhi. Để có miếng ăn mà phải lấy cái xe bò làm công cụ, phải làm kiểu con trâu đi trước, người cày theo sau thì buồn lắm! Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giúp chúng ta hiếu sâu hơn hai chữ làm và ăn trong câu tục ngữ ‘Có làm thì mới có ăn…’ này. Vì thế, học giỏi, lao động giỏi, được sống trong khoa học và giàu có là chí hướng, là ước vọng của mỗi chúng ta. Bình luận câu tục ngữ "Có làm thì mới có ăn …" – Bài số 3 Tục ngữ là những kinh nghiệm và bài học mà ông cha ta để lại và truyền bá cho con cháu, tuy đó chỉ là một phần của cuộc sống, nhưng nếu hiểu hết được giá trị tinh thần thì nó là vô giá, đó không chỉ là tâm huyết và đó là sự kỳ vọng của thế hệ trước cho thế hệ sau. Câu tục ngữ: “Có làm thì mới có ăn Không dưng ai để đem phần đến cho” Là lời khuyên mà ông cha ta muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng, muốn có cái ăn, cái để đổ vào mồm thì phải làm ra mới có, phải lao đông, đổ mồ hôi sôi nước nước, chứ không tự nhiên ai đưa cái gì cho mình một cách dễ dàng được. “Tay làm hàm nhai” là câu nói khẳng định lại một lần nữa câu tục ngữ trên, chỉ có sự vất vả, bỏ công sức vào đó thì chúng ta mới có thành quả, dù làm gì đi chăng nữa, miễn là chúng ta kiếm ra đồng tiền bằng chính đôi bàn tay, công sức, mồ hôi, chất xám của mình ra thì mới có ý nghĩa, có như thế thì chúng ta mới cảm thấy trân trọng được. Hồ Chí Minh còn dạy chúng ta rằng “nước ta còn nghèo lắm, phải, muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Đất nước chúng ta đang còn quá nhiều khó khăn, chúng ta đã phải oằn mình lên để có sự độc lập như ngày hôm nay được, chúng ta phải trải qua biết bao những thăng trầm, biến cố của cuộc sống vì thế chúng ta hãy bắt tay vào xây dựng đất nước bằng chính những gì mà chúng ta có, nhân lực, nguồn nhân tài của đất nước, đừng trông chờ vào bất cứ ai, bất cứ thế lực nào, vì chỉ có thành quả do chính công sức của mình mới giữ được lâu, mới biết trân trọng được. chúng ta phải cần cù, lao động, hăng say, làm hết sức mình, chịu khó, chịu khổ thì chúng ta mơi hái được quả ngọt. chúng ta phải tự mình giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống, đừng trông chờ, nhờ vả vào ai”. Khi nước ta còn chiến tranh, chúng ta có sự giúp đỡ của nhiều anh em, bạn bè và các lực lượng đồng mình chung tay vào cùng chúng ta vượt qua khó khăn, nhưng cái gì cũng chỉ ở mức độ thôi, giới hạn nào đó, chứ làm sao mà giúp chúng ta tất cả được, chúng ta phải tự lực, tự sinh bám vào nhau để chiến đấu, chỉ có như thế chúng ta mới có được những thành quả như ngày hôm nay được. Khi đất nước ngày càng phát triển, khi mà đất nước còn nhiều khó khăn thì có một bộ phận, nhiều nhất là thanh niên đang độ tuổi lao động và học tập lại đi vào các tệ nạn xã hội, ăn chơi không có điểm dừng, chỉ biết ăn bám, lúc nào cũng muốn ăn ngon mặc đẹp mà không bỏ sức lực của mình vào thì sẽ sinh ra các tệ nạn xấu như trộm cắp, nghiện hút, mại dâm, phá hoại cả một thế hệ mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hôi. Điều này cho thấy nếu chỉ biết hưởng thụ, muốn sung sướng mà không chịu làm ăn, vất vả, chịu khó, chịu khổ thì sớm muộn gì cũng hư đốn. Đây chính là lời khuyên, lời dạy bảo cũng chính là lời động viên, hãy cần cù lao động hăng say, dùng sức của mình làm ra thì mới có giá trị, chứ dựa dẫm hay trông chờ vào bất cứ cá nhân, tập thể nào thì chỉ khiến chúng ta trì trệ lại, kém phát triển hơn so với bạn bè và mở rộng ra đó là sự tụt hậu của đất nước so với năm châu, bè bạn trên thế giới. Câu tục ngữ thật sự có giá trị khi chúng ta học tập và rèn luyện bản thân mình, trong thời đại này những câu tục ngữ đó vẫn nguyên giá trị của mình, vẫn tồn tại trường tồn cùng với thời gian, hãy sống và lao động, đam mê và hăng say với nó thì thành quả chúng ta đạt được sẽ có ý nghĩa sâu sắc hơn. Không ai có thể dễ dàng mang gì, cho mình cái gì để ăn, để hưởng thụ đâu, vì thế hãy thật tỉnh táo để nhận thức đâu là tốt đều là xấu. Bình luận câu tục ngữ "Có làm thì mới có ăn …" – Bài số 4 Trong xã hội phong kiến xưa kia, phần lớn của cải do người dân lao động làm ra rơi vào tay giai cấp bóc lột. Bọn chúng sống xa hoa, phè phỡn trên mồ hôi nước mắt dân nghèo. Thằng còng làm cho thằng ngay ăn, Ngồi mát ăn bát vàng là những sự thực phũ phàng diễn ra hằng ngày. Bởi thế, ông cha ta đã thể hiện rõ ràng quan điểm của mình về lao động và hưởng thụ; qua đó phản ánh mơ ước, khát khao có dược sự công bằng, hợp lí trong xã hội: Có làm thì mới có ăn Không dưng ai dễ đem phần đến cho. Câu tục ngữ trên đúc kết một nguyên tắc sống bất di bất dịch dưới hình thức mộc mạc, giản dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày của quần chúng. Có làm thì mới có ăn – đó là một thực tế hiển nhiên ai cũng thấy rõ. Có lao động mới làm ra của cải vật chất và tinh thần để phục vụ đời sống con người. Lao động là niềm vui của mỗi người. Lao động thúc đấy sự phát triển không ngừng của xã hội. Một trong những quy luật sống cơ bản của con người là phải làm việc, phải tự lập, trước hết là để nuôi sống bản thân, sau đó là góp phần xây dựng cuộc sống chung của cộng đồng. Khác với các sinh vật khác sống dựa vào thức ăn có sẵn kiếm được trong thiên nhiên, con người phải lao động sáng tạo, làm ra mọi của cải phục vụ đời sống. Trên đồng ruộng, nông dân vất vả quanh năm, đổ mồ hôi, sôi nước mắt, làm ra củ khoai, hạt lúa nuôi đời. Trong nhà máy, công xưởng, người thợ ngày đêm miệt mài sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Đó là những người lao động chân chính. Họ xứng đáng được hưởng thành quả của mình và xứng đáng được xã hội tôn trọng. Nếu việc phân phối thành quả lao động thực sự dựa trên mức độ cống hiến của mỗi người thì nó sẽ đem lại công bằng, hợp lí. Đồng thời mỗi cá nhân sẽ tự đánh giá được năng lực bản thân, từ đó có tinh thần tự chủ, tự tin, sáng tạo trong lao động. Giá trị con người vì vậy được khẳng định một cách khách quan và đúng đắn hơn. Công bằng, hợp lí là một trong những động lực thúc đẩy quá trình phát triển của mọi lĩnh vực xã hội. Dưới chế độ cũ, quyền lợi của giai cấp thống trị gắn liền với quyền lợi của giai cấp bóc lột. Vì thế mà nguyên tắc: Có làm thì mới có ăn khó có thể thực hiện được. Vai trò của người lao động không được đánh giá đúng mức. Người làm ra của cải vật chất lại phải sống nghèo khổ, thiếu thốn, trong khi đó, kẻ không làm thì lại được hưởng thụ rất nhiều. Điều đó tạo ra sự bất công, đẩy mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt, khiến nền kinh tế lâm vào tình trạng ngừng trệ và suy thoái. Câu tục ngữ trên đây vừa là quan niệm đúng đắn của nhân dân ta về cống hiến và hưởng thụ vừa là lời cảnh cáo phê phán những kẻ bóc lột, ăn bám. Qua câu tục ngữ, người xưa còn khẳng định lao động là tiêu chuẩn, là thước đo phẩm giá con người. Kẻ nào không yêu lao động, vô trách nhiệm với bản thân, với cuộc đời thì không xứng đáng làm người. Ý nghĩa đúng đắn và tích cực của quan niệm này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phân phối trong xã hội ta ngày nay: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Tất cả những người trong độ tuổi lao động phải làm việc. Mỗi người cống hiến cho gia đình, xã hội theo năng lực của mình. Nguyên tắc phân phối công bằng sẽ thúc đẩy nền kinh tế không ngừng phát triển, đem đến cho xã hội những thành quả tốt đẹp. Sự công bằng và hợp lí sẽ trả lại giá trị cao quý đích thực cho người lao động, phá vỡ cơ sở của mọi biểu hiện tiêu cực như lười biếng, ỷ lại, tham nhũng… Trong tình hình đất nước ta đang trên đà đổi mới, ý nghĩa câu tục ngữ trên đây càng được khẳng định là đúng đắn và khoa học. Chúng ta tin tưởng rằng, với sự đóng góp tích cực của mỗi cá nhân vào sự nghiệp dựng xây đất nước, bảo vệ nguyên tắc công bằng xã hội, chẳng bao lâu nữa, đất nước ta sẽ thực sự giàu mạnh, đủ sức sánh vai với các cường quốc trên thế giới, như ước nguyện tha thiết của Bác Hồ kính yêu. Nguyễn Tuyến tổng hợp Bình luận câu tục ngữ “Có làm thì mới có ăn …” – Văn mẫu lớp 74.8 (96%) 380 đánh giá Có thể bạn quan tâm?Nghị luận về câu ngạn ngữ Hy Lạp “Học vấn có những chùm rễ đắng cay …” – Văn mẫu lớp 7Bình luận câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương …” – Văn mẫu lớp 7Phát biểu cảm nghĩ về Những câu hát than thân – Văn mẫu lớp 7Bình luận câu tục ngữ “Cá không ăn muối cá ươn, …” – Văn mẫu lớp 7Bình luận “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây …” – Văn mẫu lớp 7Phát biểu cảm nghĩ về bài Ca dao, dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình – Văn mẫu lớp 7Bàn luận “Không thầy đó mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” – Văn mẫu lớp 7Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu – Văn mẫu lớp 7

Bình luận câu tục ngữ "Có làm thì mới có ăn …" – Bài số 1

Để nói về vai trò cũng như giá trị của lao động trong cuộc sống, nhân dân ta thường khuyên bảo nhau:

Có làm thì mới có ăn

Không dưng ai dễ dem phần đến cho.

Thật vậy, trong phạm vi toàn xã hội, của cải vật chất cũng như tất cả các giá trị tinh thần, không tự dưng mà có. Do đó, mọi người phải hăng say lao động để tạo ra của cái vật chất nuôi sống chính bản thân mình, gia đình mình và góp phần xây dựng quê hương, đưa đất nước tiến lên giàu mạnh.

Trái lại, không lao động, lười biếng lao động, con người sẽ thiếu thốn, khổ sở mọi mặt, sẽ chết đói. Từ đó, xã hội sẽ hủy diệt, thế giới không còn bóng dáng của con người. Nếu xét trong phạm vi của một gia đình, một con người thì giá trị của lao động vẫn không thay đổi. Bất kì gia đình nào, con người nào chăm chỉ lao động đều được ăn no, mặc ấm. Cho nên, cuộc sống của cá nhân đó chẳng những hạnh phúc mà gia đình và xã hội cũng được yên vui. Ngược lại, không chịu lao động, không yêu thích lao động, con người đó sẽ là kẻ ăn bám, cuộc sống luôn phụ thuộc vào người khác và trở nên ngột ngạt, tù túng. Xét cho cùng, nguyên tắc “có làm thì mới có ăn” sẽ là đòn bẩy, thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển, là nguồn động viên, cổ vũ tinh thần hăng hái, mê say, yêu thích lao động của tất cả những người tham gia sản xuất.

Mặc dù công việc của mỗi người trong xã hội và mỗi gia đình khác nhau nhưng lại có tính chất bổ sung cho nhau, góp phần làm đa dạng, phong phú thêm bức tranh cuộc sống. Người công nhân ngày đêm cần cù lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ để tạo ra cho xã hội các sản phẩm công nghiệp có chất lượng cao. Người nông dân dầm mưa dãi nắng, lam lũ nơi đồng ruộng, nơi vườn tược để sản xuất ra lúa gạo, ngô khoai, rau quả… nuôi sống bản thân mình, gia đình mình, đồng thời cung cấp nông sản cho toàn xã hội. Các nhà bác học, nhà khoa học có những đêm không ngủ vì miệt mài nghiên cứu khoa học để cống hiến cho toàn thể loài người. Một số y – bác sĩ là người mẹ hiền, dành nhiều thời gian và công sức để chăm sóc, ân cần thăm hỏi, tận tình cứu chữa bệnh nhân cho mau lành bệnh, chóng vượt qua cơn nguy kịch. Những nhà giáo – những kĩ sư tâm hồn – từng đêm trăn trở bên trang giáo án để khi lên lớp mang hết khả năng của mình truyền đạt cho đàn em thân yêu những kiến thức cơ bản nhất, sâu rộng nhất… Thế nhưng trong xã hội cũ, nguyên tắc lao động và phân phối mà câu tục ngữ trình bày có được thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để hay không? Thật ra dưới các triều đại phong kiến, nhất là xã hội ta trước Cách mạng tháng Tám 1945 có rất nhiều người tích cực lao động mà vẫn không có ăn hoặc thiếu ăn. Cuộc sống của họ vừa nghèo khổ, vừa đói rách, rất thảm thương. Ngược lại, có không ít những kẻ chẳng chịu làm việc gì nhưng lại được ăn ngon, mặc đẹp, sống một cuộc sống sung túc, vương giả, thậm chí của cải, vật chất của những kẻ “ngồi mát ăn bát vàng” đó còn trở nên thừa thãi, phải đổ đi. Tại sao lại có hiện tượng ấy? Như chúng ta đã biết, sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có sự phân hóa rõ rệt do ảnh hưởng của chính sách khai thác thuộc địa được đẩy mạnh trên quy mô lớn của bọn thống trị. Các thế lực phong kiến đã cấu kết với bọn thực dân để chiếm đoạt ruộng đất, xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ và ra sức bóc lột của người lao động. Đặc biệt, giai cấp nông dân và giai cấp công dân chịu nhiều đắng cay, thiệt thòi nhất trong xã hội. Giai cấp nông dân chiếm trên 90% số dân, bị thực dân – phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề bằng các thủ đoạn sưu cao, thuế nặng, tô tức, phu phen, tạp dịch. Họ bị bần cùng hóa và phá sản. Họ phải đi làm thuê, sức cùng, lực kiệt mà vẫn không đủ ăn do giai cấp địa chủ phong kiến trả tiền công rẻ mạt. Còn giai cấp công nhân bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, địa chủ người Việt. Cho nên, họ cũng có làm mà chẳng có ăn như giai cấp nông dân.

Trong xã hội ta ngày nay với sự công bằng, văn minh và ưu việt, người dân lao động hoàn toàn làm chủ xã hội, nhất là giai cấp công – nông, không còn vấn nạn người bóc lột người, “người là chó sói của người” như xã hội cũ. Do đó, câu tục ngữ “có làm thì mới có ăn” cũng được thực hiện và phát huy một cách năng động, sáng tạo, tích cực. Sự công bằng được nghiêm túc thực thi theo nguyên tắc: “làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng”.

Tóm lại, câu tục ngữ trên không chỉ phản ánh niềm mơ ước, khát vọng của những người lao động chân chính trong xã hội cũ mà còn có ý nghĩa tích cực trong thời đại mới. Vậy nên, chúng ta phải say mê lao động để làm ra nhiều của cải, mang hạnh phúc đến cho mình, cho mọi người và đưa đất nước ta tiến lên giàu mạnh, phồn vinh, kịp sánh vai với các cường quốc khắp năm châu.

Bình luận câu tục ngữ "Có làm thì mới có ăn …" – Bài số 2

"Có làm thì mới có ăn,

Không dưng ai dễ dem phần đến cho"

Câu tục ngữ diễn đạt dưới hình thức thơ lục bát. Câu lục mộc mạc, giản dị như một lời ăn tiếng nói hàng ngày của bà con lao động về một sự thật hiển nhiên ở đời: ‘Có làm thì mới có ăn’. Dân gian đã sử dụng cách nói điều kiện – hệ quả để chỉ ra một chân lí. ‘Có làm’ là điểu kiện; ‘có ăn’ là hệ quả. Thật là dễ hiểu, vì có làm thì mới có ăn; muốn có ăn thì phải làm, phải lao động.

Hai tiếng ‘không dưng’ trong câu bát nghĩa là không bỗng chốc, không tự nhiên, tự dưng mà có. Chữ ‘phần’ là miếng ăn, là của cải vật chất. ‘Có con mà gả chồng gần – Nửa đêm đốt đuốc đem phần biếu cha’ (ca dao). Nghĩa câu bát bổ sung cho nghĩa câu lục, dân gian đã nhắc khẽ người đời nên biết, nên nhớ là không tự dưng, không bỗng chốc vô cớ mà thiên hạ đem miếng ăn, đem của cải vật chất đến cho không mình.

Tóm lại, câu tục ngữ đã chỉ rõ: muốn sống, muốn tồn tại, muốn ấm no thì phải lao động; không thể sống ỷ lại thiên hạ.

Câu tục ngữ đã khẳng định giá trị to lớn của lao động, ca ngợi sức lao động và con người lao động. Lao động trước hết để nuôi sống bản thân mình, nuôi sống gia đình mình. Lao động còn để phục vụ đất nước và nhân dân trên vị thế công dân. Có làm có lao động mới sản xuất ra mọi của cải vật chất và sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần để làm cho đất nước ngày thêm giàu đẹp. Lao động là nguồn sống, nguồn ấm no hạnh phúc cho gia đình và xã hội.

Qua câu tục ngữ, nhân dân ta đã phê phán những kẻ lười biếng, ăn bám, chỉ biết ‘ăn dày làm mỏng’ ỷ lại ‘há miệng chờ sung’. ‘Có làm thì mới có ăn’ siêng năng, chịu khó lao động thì ấm no, có bát ăn bát để. Lười biếng thì đói rét, khổ cực, chẳng ai cho, chẳng ai thương! Muốn ấm no hạnh phúc và được mọi người tôn trọng thì phải lao động, cần cù, chịu khó. Đã từ bao đời nay, người nông dân Việt Nam đem mồ hôi và công sức bám lấy ruộng đồng, nương rẫy, cuốc bẫm cày sâu, một nắng hai sương, cày cấy quanh năm mới làm ra được hạt gạo để nuôi sống mình, nuôi sống gia đình mình. Nhờ thế mới có lương thực nuôi bộ đội đánh giặc, mới có nhiều gạo để xuất khẩu. Khái niệm làm và ăn rất rộng lớn. Người thợ xây nhà, làm cầu đường, trường học, bệnh viện, dệt vải, làm ra mọi vật dụng cho quốc kế, dân sinh. Thầy thuốc chữa bệnh, săn sóc sức khỏe nhân dân. Giáo viên dạy học, đào tạo thế hệ trẻ thành người lao động có văn hóa, có kĩ thuật cho đất nước. Lao động chân tay và lao động trí óc đều vẻ vang. Tất cả đều là nguồn nhân lực để nuôi sống xã hội, để xây dựng đất nước ngày một thêm văn minh, giàu đẹp. ‘Có làm thì mới có ăn’, từ chân lí ấy ta mới cảm nhận được, lao động là cái đáng quý nhất, người lao động là người đáng kính nhất trong xã hội.

Câu tục ngữ trên chỉ rõ lao động là thước đo giá trị phẩm giá của mỗi người, mỗi thành viên trong gia đình, mỗi công dân trong xã hội. Cần cù siêng năng, kiên nhẫn, chịu khó, dũng cảm, sáng tạo, v.v… là những đức tính tốt đẹp được hình thành phát triển trong lao động, làm nên nhân cách công dân. Và cũng vì thế mà các thói xấu, tệ nạn như lười biếng, ỷ lại, ngại khó ngại khổ, tham lam, thích ăn ngon, mặc dẹp, xài sang mà chây lười, bóc lột, tham nhũng, xa hoà, lãng phí, v.v… đều bị cộng đồng chê cười, khinh bỉ, lên án. Dân gian nói thật hay về chuyện làm và ăn ở đời. Những câu tục ngữ ấy đã trở thành bài học luân lí thấm thía:

– ‘Hay ăn thì lăn vào bếp’.

–  ‘Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn’.

–  ‘Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ’.

–  ‘Có khó mới có miếng ăn,

Không dưng ai dễ mang phần đến cho’

Câu tục ngữ ‘Có làm thì mới có ăn…’n êu lên một nguyên tắc, một quan niệm đúng đắn, công bằng, về làm và ăn, về cống hiến và hưởng thụ: có làm thì có hưởng, làm tốt hưởng nhiều, làm ít, làm dở thì hưởng ít, không làm không hưởng. Trong xã hội cũ, nhân dân lao động đầu tắt mặt tối quanh năm mà vẫn đói rét, trái lại, tầng lớp trên không làm mà lại sống trong nhung lụa. Đó là nghịch lí, bất công: ‘Thằng còng làm cho thằng ngay ăn’, ‘Kẻ ăn không hết người tần không ra.

Lao động thủ công, lao động cơ bắp thật đáng quý. Một giọt mồ hôi, một hạt cơm vàng. Nhưng lao động kĩ thuật, lao động sáng tạo, tài kinh doanh quản lí mới là phẩm chất cần có, nên có đối với mọi người sống trong nền kinh tế – xã hội tri thức.

Nếu làm mà không tiết kiệm, sống xa hoa lãng phí, cần mà không kiệm, thì có thể nói là chưa hiểu đầy đủ câu tục ngữ ‘Có làm thì mới có ăn…’. Qua câu tục ngữ trên, nhân dân ta đã đề cao lao động, nêu lên bài học giáo dục tinh thần lao động, nhắc nhở mọi người yêu lao động, biết sống bằng lao động. Bước vào đời, ai cũng phải sống bằng lao động, phải biết làm giàu một cách chính đáng bằng vốn liếng của mình, bằng chất xám và tài năng của mình. Cuộc đời đâu chỉ vì ăn mà làm, mà lao động? Còn nhiều ý nghĩa cao quý hơn. Vì sự ấm no hạnh phúc của 208 cộng đồng, vì sự phú cường của đất nước mà người người lao động, nhà nhà lao động. Làm để ăn để sống; làm còn để hiến dâng và phục vụ. Ông cha ta còn nhắc nhở: ‘Miệng ăn núi lở’, vì thế cần kiệm phải là quốc sách.

Học đi đôi với hành, học tập khoa học, kĩ thuật,… phải là niềm say mê của thanh thiếu nhi. Để có miếng ăn mà phải lấy cái xe bò làm công cụ, phải làm kiểu con trâu đi trước, người cày theo sau thì buồn lắm! Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giúp chúng ta hiếu sâu hơn hai chữ làm và ăn trong câu tục ngữ ‘Có làm thì mới có ăn…’ này. Vì thế, học giỏi, lao động giỏi, được sống trong khoa học và giàu có là chí hướng, là ước vọng của mỗi chúng ta.

Bình luận câu tục ngữ "Có làm thì mới có ăn …" – Bài số 3

Tục ngữ là những kinh nghiệm và bài học mà ông cha ta để lại và truyền bá cho con cháu, tuy đó chỉ là một phần của cuộc sống, nhưng nếu hiểu hết được giá trị tinh thần thì nó là vô giá, đó không chỉ là tâm huyết và đó là sự kỳ vọng của thế hệ trước cho thế hệ sau. Câu tục ngữ:

“Có làm thì mới có ăn

Không dưng ai để đem phần đến cho”

Là lời khuyên mà ông cha ta muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng, muốn có cái ăn, cái để đổ vào mồm thì phải làm ra mới có, phải lao đông, đổ mồ hôi sôi nước nước, chứ không tự nhiên ai đưa cái gì cho mình một cách dễ dàng được.

“Tay làm hàm nhai” là câu nói khẳng định lại một lần nữa câu tục ngữ trên, chỉ có sự vất vả, bỏ công sức vào đó thì chúng ta mới có thành quả, dù làm gì đi chăng nữa, miễn là chúng ta kiếm ra đồng tiền bằng chính đôi bàn tay, công sức, mồ hôi, chất xám của mình ra thì mới có ý nghĩa, có như thế thì chúng ta mới cảm thấy trân trọng được.

Hồ Chí Minh còn dạy chúng ta rằng “nước ta còn nghèo lắm, phải, muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động.

Đất nước chúng ta đang còn quá nhiều khó khăn, chúng ta đã phải oằn mình lên để có sự độc lập như ngày hôm nay được, chúng ta phải trải qua biết bao những thăng trầm, biến cố của cuộc sống vì thế chúng ta hãy bắt tay vào xây dựng đất nước bằng chính những gì mà chúng ta có, nhân lực, nguồn nhân tài của đất nước, đừng trông chờ vào bất cứ ai, bất cứ thế lực nào, vì chỉ có thành quả do chính công sức của mình mới giữ được lâu, mới biết trân trọng được. chúng ta phải cần cù, lao động, hăng say, làm hết sức mình, chịu khó, chịu khổ thì chúng ta mơi hái được quả ngọt. chúng ta  phải tự mình giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống, đừng trông chờ, nhờ vả vào ai”.

Khi nước ta còn chiến tranh, chúng ta có sự giúp đỡ của nhiều anh em, bạn bè và các lực lượng đồng mình chung tay vào cùng chúng ta vượt qua khó khăn, nhưng cái gì cũng chỉ ở mức độ thôi, giới hạn nào đó, chứ làm sao mà giúp chúng ta tất cả được, chúng ta phải tự lực, tự sinh bám vào nhau để chiến đấu, chỉ có như thế chúng ta mới có được những thành quả như ngày hôm nay được.

Khi đất nước ngày càng phát triển, khi mà đất nước còn nhiều khó khăn thì có một bộ phận, nhiều nhất là thanh niên đang độ tuổi lao động và học tập lại đi vào các tệ nạn xã hội, ăn chơi không có điểm dừng, chỉ biết ăn bám, lúc nào cũng muốn ăn ngon mặc đẹp mà không bỏ sức lực của mình vào thì sẽ sinh ra các tệ nạn xấu như trộm cắp, nghiện hút, mại dâm, phá hoại cả một thế hệ mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hôi. Điều này cho thấy nếu chỉ biết hưởng thụ, muốn sung sướng mà không chịu làm ăn, vất vả, chịu khó, chịu khổ thì sớm muộn gì cũng hư đốn.

Đây chính là lời khuyên, lời dạy bảo cũng chính là lời động viên, hãy cần cù lao động hăng say, dùng sức của mình làm ra thì mới có giá trị, chứ dựa dẫm hay trông chờ vào bất cứ cá nhân, tập thể nào thì chỉ khiến chúng ta trì trệ lại, kém phát triển hơn so với bạn bè và mở rộng ra đó là sự tụt hậu của đất nước so với năm châu, bè bạn trên thế giới.

Câu tục ngữ thật sự có giá trị khi chúng ta học tập và rèn luyện bản thân mình, trong thời đại này những câu tục ngữ đó vẫn nguyên giá trị của mình, vẫn tồn tại trường tồn cùng với thời gian, hãy sống và lao động, đam mê và hăng say với nó thì thành quả chúng ta đạt được sẽ có ý nghĩa sâu sắc hơn. Không ai có thể dễ dàng mang gì, cho mình cái gì để ăn, để hưởng thụ đâu, vì thế hãy thật tỉnh táo để nhận thức đâu là tốt đều là xấu.

Bình luận câu tục ngữ "Có làm thì mới có ăn …" – Bài số 4

Trong xã hội phong kiến xưa kia, phần lớn của cải do người dân lao động làm ra rơi vào tay giai cấp bóc lột. Bọn chúng sống xa hoa, phè phỡn trên mồ hôi nước mắt dân nghèo. Thằng còng làm cho thằng ngay ăn, Ngồi mát ăn bát vàng là những sự thực phũ phàng diễn ra hằng ngày. Bởi thế, ông cha ta đã thể hiện rõ ràng quan điểm của mình về lao động và hưởng thụ; qua đó phản ánh mơ ước, khát khao có dược sự công bằng, hợp lí trong xã hội:

Có làm thì mới có ăn

Không dưng ai dễ đem phần đến cho.

Câu tục ngữ trên đúc kết một nguyên tắc sống bất di bất dịch dưới hình thức mộc mạc, giản dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày của quần chúng. Có làm thì mới có ăn – đó là một thực tế hiển nhiên ai cũng thấy rõ. Có lao động mới làm ra của cải vật chất và tinh thần để phục vụ đời sống con người. Lao động là niềm vui của mỗi người. Lao động thúc đấy sự phát triển không ngừng của xã hội.

Một trong những quy luật sống cơ bản của con người là phải làm việc, phải tự lập, trước hết là để nuôi sống bản thân, sau đó là góp phần xây dựng cuộc sống chung của cộng đồng. Khác với các sinh vật khác sống dựa vào thức ăn có sẵn kiếm được trong thiên nhiên, con người phải lao động sáng tạo, làm ra mọi của cải phục vụ đời sống. Trên đồng ruộng, nông dân vất vả quanh năm, đổ mồ hôi, sôi nước mắt, làm ra củ khoai, hạt lúa nuôi đời. Trong nhà máy, công xưởng, người thợ ngày đêm miệt mài sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Đó là những người lao động chân chính. Họ xứng đáng được hưởng thành quả của mình và xứng đáng được xã hội tôn trọng.

Nếu việc phân phối thành quả lao động thực sự dựa trên mức độ cống hiến của mỗi người thì nó sẽ đem lại công bằng, hợp lí. Đồng thời mỗi cá nhân sẽ tự đánh giá được năng lực bản thân, từ đó có tinh thần tự chủ, tự tin, sáng tạo trong lao động. Giá trị con người vì vậy được khẳng định một cách khách quan và đúng đắn hơn. Công bằng, hợp lí là một trong những động lực thúc đẩy quá trình phát triển của mọi lĩnh vực xã hội.

Dưới chế độ cũ, quyền lợi của giai cấp thống trị gắn liền với quyền lợi của giai cấp bóc lột. Vì thế mà nguyên tắc: Có làm thì mới có ăn khó có thể thực hiện được. Vai trò của người lao động không được đánh giá đúng mức. Người làm ra của cải vật chất lại phải sống nghèo khổ, thiếu thốn, trong khi đó, kẻ không làm thì lại được hưởng thụ rất nhiều. Điều đó tạo ra sự bất công, đẩy mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt, khiến nền kinh tế lâm vào tình trạng ngừng trệ và suy thoái.

Câu tục ngữ trên đây vừa là quan niệm đúng đắn của nhân dân ta về cống hiến và hưởng thụ vừa là lời cảnh cáo phê phán những kẻ bóc lột, ăn bám. Qua câu tục ngữ, người xưa còn khẳng định lao động là tiêu chuẩn, là thước đo phẩm giá con người. Kẻ nào không yêu lao động, vô trách nhiệm với bản thân, với cuộc đời thì không xứng đáng làm người.

Ý nghĩa đúng đắn và tích cực của quan niệm này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phân phối trong xã hội ta ngày nay: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Tất cả những người trong độ tuổi lao động phải làm việc. Mỗi người cống hiến cho gia đình, xã hội theo năng lực của mình. Nguyên tắc phân phối công bằng sẽ thúc đẩy nền kinh tế không ngừng phát triển, đem đến cho xã hội những thành quả tốt đẹp. Sự công bằng và hợp lí sẽ trả lại giá trị cao quý đích thực cho người lao động, phá vỡ cơ sở của mọi biểu hiện tiêu cực như lười biếng, ỷ lại, tham nhũng…

Trong tình hình đất nước ta đang trên đà đổi mới, ý nghĩa câu tục ngữ trên đây càng được khẳng định là đúng đắn và khoa học. Chúng ta tin tưởng rằng, với sự đóng góp tích cực của mỗi cá nhân vào sự nghiệp dựng xây đất nước, bảo vệ nguyên tắc công bằng xã hội, chẳng bao lâu nữa, đất nước ta sẽ thực sự giàu mạnh, đủ sức sánh vai với các cường quốc trên thế giới, như ước nguyện tha thiết của Bác Hồ kính yêu.

Nguyễn Tuyến tổng hợp

0