09/05/2018, 07:58

Bình luận: "Cái khó bó cái khôn"

Đề bài: Bình luận câu nói: "Cái khó bó cái khôn" Bài làm Thông thường, khi cố gắng mà không đạt được một ý định nào đó, chúng ta thường tự động viên mình: "Cái khó bó cái khôn". Vậy, "cái khó bó cái khôn" có nghĩa là gì? "Cái khó" được hiểu là hoàn cảnh, điều kiện ...

Đề bài: Bình luận câu nói: "Cái khó bó cái khôn"

Bài làm

   Thông thường, khi cố gắng mà không đạt được một ý định nào đó, chúng ta thường tự động viên mình: "Cái khó bó cái khôn".

   Vậy, "cái khó bó cái khôn" có nghĩa là gì? "Cái khó" được hiểu là hoàn cảnh, điều kiện khó khăn không cho thực hiện một việc nào đó. "Cái khôn" là những dự kiến, kế hoạch, dự định tốt, sáng suốt. "Bó" nghĩa là trói buộc, hạn chế, không cho thực hiện. Cả câu có nghĩa chung là: hoàn cảnh khó khăn cản trở việc thực hiện một dự định, một kế hoạch tốt đẹp.

   Rất nhiều lần trong cuộc sống, chúng ta nghe những câu, đại ý như: vẫn biết là như thế, nhưng "cái khó bó cái khôn", chưa thể làm được...

   Có lẽ, thành ngữ này ra đời là để giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn tìm được lời giải thích về sự bất lực của mình, cũng như động viên, an ủi họ.

   Dân gian còn có câu: "Lực bất tòng tâm", nghĩa là: trong lòng rất mong muốn nhưng khả năng không thể đạt được. Đây cũng là một cách để giúp người ta nhìn vào thất bại mà không hoàn toàn mất tinh thần trước thất bại ấy.

   Từ trong ý nghĩa sâu xa, ta thấy, câu tục ngữ xác nhận một thực tế: hoàn cảnh tạo nên tính cách con người; hoàn cảnh thực tế quyết định ý chí, ý thức... của mỗi chúng ta. Chính "cái khó" (tức hoàn cảnh) đã quyết định "cái khôn" (tinh thần) của người ta.

   Câu nói trên phản ánh thực tế và quy luật khách quan: vật chất sinh ra ý thức, hoàn cảnh quy định tính cách con người...

   Tuy nhiên, câu tục ngữ trẽn cũng có mặt phiến diện: nó chưa phải đã chi hết tính quy luật của sự tác động ngược chiều giữa ý thức đối với vật chất, giữa ý chí, nghị lực đối với hoàn cảnh.

   Thực ra, còn có câu tục ngữ

0