24/02/2018, 19:45

Bình giảng đoạn văn sau đây trích trong truyện “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài: “Ngày tết, Mị cũng uống rượu… Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau dứt từng mảnh thịt”.

Bình giảng đoạn văn sau đây trích trong truyện "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài: "Ngày tết, Mị cũng uống rượu… Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau dứt từng mảnh thịt". YÊU CẦU – Thể loại Kiểu bài bình giảng tác phẩm văn học, cụ thể là ...

 Bình giảng đoạn văn sau đây trích trong truyện "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài:  "Ngày tết, Mị cũng uống rượu… Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau dứt từng mảnh thịt".

YÊU CẦU

–   Thể loại

Kiểu bài bình giảng tác phẩm văn học, cụ thể là bình giảng một đoạn trích trong một tác phẩm tự sự.

–   Nội dung

•   Lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc (của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ — Tô Hoài).

•   Nghệ thuật đối lập, ngôn ngữ độc thoại nội tâm.

GỢI Ý

Thân bài có thể gồm ba đoạn chính.

A. CUỘC SỐNG BÊN NGOÀI VÔ CẢM

1. Nhà văn đã khéo đối chiếu để miêu tả cô Mị hiện tại như một người vô cảm:

–   Uống rượu say, lịm mặt nhìn mọi người nhảy đồng, mọi người về, người đi chơi đãvãn mà không biết.

–   Mị vào phòng theo thói quen, vì chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chai, MỊ cũng chẳng buồn đi.

–   A Sử về, Mị cũng không nói, không quan tâm, không lo sợ, cứ chuẩn bị đi chơi, không đề phòng,

–   A Sử nắm Mị, trói Mị như trói một đồ vật, Mị cũng không phản ứng gì.

2. Các chi tiết cho thấy đối với cuộc sống hiện tại, Mị đã trở thành một người vô cảm, không phản ứng, không suy nghỉ, mọi việc đều làm theo thói quen. Điều này chứng tỏ sự áp bức bất công cực kì nặng nề, đến mức Mị từ bỏ mọi đòi hỏi của một con người.

II. LÒNG HAM SỐNG VÀ KHÁT VỌNG HẠNH PHÚC

1. Nhưng bêntrong con người vô cảm đó là một cuộc sống vô thức mãnh liệt, trẻ trung, một nỗi niềm tủi cực, uất ức bị nén lại, chỉ chờ lúc bùng nổ.

–   Mị sống về ngày trước, tai nghe tiếng sáo gọi bạn.

–   Đáng chú ý là cái mâu thuẫn khi mọi người đi hết, mãi sau MỊ mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chai, để rồi sau đó lòng đột nhiên vui sướng, rồi lại muốn đi chai. Đó là mâu thuẫn giữa con người có ý thức thì cam chịu, còn con người đích thực thì kêu gọi, thôi thúc, phản kháng, uất hận: nếu có nắm lá ngón lúc này…

–   Mị muốn đi chơi. Tác giả lặp lại hai lần cái ý nghĩ: Mị muốn đi chai khi có tiếng sáo rập rờn trong đầu. Hành động quấn tóc, lấy váy hoa chuẩn bị đi chơi thể hiện lòng ham sống, làm cho Mị không biết sợ.

2. Khi bị A Sử trói, Mị như không biết mình bị trói, tai vẫn nghe tiếng sáo đưa mình theo cuộc chơi. Mãi đến khi vùng bước đi, Mị mới trở về thực tại, mới biết mình không bằng con ngựa. Nhưng rồi khi tiếng sáo, tiếng chó sủa xa xa, Mị lại bồi hồi, lúc mê, lúc tính.

C. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT

1. Đoạn văn miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế. Tiếng sáo gọi bạn được nhắc lại ba lần như một tín hiệu của tuổi trẻ, tiếng chó sủa cũng là tín hiệu người yêu đến với nhau. Tác giả miêu tả đối lập đời sống bên ngoài và đời sống bản năng bên trong, những tâm trạng trái ngược thay nhau, chứng tỏ sức sống tiềm tàng trong nhân vật là không dập tắt được. Dù cho bị trói, bị hành hạ, sức sống ấy hễ có dịp lại bùng lên. Mà sức sống của Mị lại tràn đầy chất thơ mộng, bay bổng theo tiếng sáo đêm tình.

2. Lòng ham sống của nhân vật đã sáng lên trong khung cảnh ngột ngạt, tăm tối. Đoạn văn là một bài ca về sức sống tiềm tàng trẻ trung không dập tắt được, đồng thời cũng là một bản cáo trạng về tội ác của bọn lãnh chúa miền núi.

0