24/05/2017, 13:13

Bình giảng bài thơ mưa xuân của Nguyễn Bính ngữ văn 12

Binh giang bai tho Mua xuan cua Nguyen Binh – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài mưa xuân của Nguyễn Bính. Bài làm của Ngọ Thị Quỳnh trường THPT Tuyên Quang. Nhận xét về Nguyễn Bính Hoài Thanh, Hoài Chân đã từng nói: “ Nguyễn Bính nhà quê hơn cả nên chỉ ưa sống trong tình ...

Binh giang bai tho Mua xuan cua Nguyen Binh – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài mưa xuân của Nguyễn Bính. Bài làm của Ngọ Thị Quỳnh trường THPT Tuyên Quang. Nhận xét về Nguyễn Bính Hoài Thanh, Hoài Chân đã từng nói: “ Nguyễn Bính nhà quê hơn cả nên chỉ ưa sống trong tình quê mà ít để ý đến cảnh quê”. Thật vậy nhà thơ Nguyễn Bính của chúng ta thắm đẫm cái tình của quê hương trong toàn bộ sáng tác nói cảnh quê nhưng lại là nhắc đến cái ...

– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài mưa xuân của Nguyễn Bính. Bài làm của Ngọ Thị Quỳnh trường THPT Tuyên Quang.

Nhận xét về Nguyễn Bính Hoài Thanh, Hoài Chân đã từng nói: “ Nguyễn Bính nhà quê  hơn cả nên chỉ ưa sống trong tình quê mà ít để ý đến cảnh quê”. Thật vậy nhà thơ Nguyễn Bính của chúng ta thắm đẫm cái tình của quê hương trong toàn bộ sáng tác nói cảnh quê nhưng lại là nhắc đến cái tình gắn theo nó chứ không phải tả cảnh. Ngoài bài thơ tương tư đặc trưng cho phong cách nghệ thuật của ông thì ta còn được biết đến bài mưa xuân cũng mang những nét đặc sắc nghệ thuật mà chỉ thơ Nguyễn Bính mới có. Nhan đề mưa xuân gợi cho ta những liên tưởng tả cảnh trời mưa của nhà thơ nhưng không mục đích chủ yếu của nhà thơ ở đây là mượn hình ảnh cơn mưa xuân kia để nói lên cái tình.

Bài thơ nói về câu chuyện tình cảm của cô gái dệt khung cửi, cô gái ấy chân quê mộc mạc giản dị và biết đỏ mặt khi nhớ đến anh. Nhưng tổn thương thay khi chính ngày hẹn đầu tiên cô lại chẳng thấy anh đâu. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn chân tình và có yếu tố tự sự giống như một câu chuyện dài.

binh giang mua xuan nguyen binh

Câu chuyện bắt đầu bằng những câu thơ giới thiệu về người con gái chân quê ấy. Đó là một cô gái có cuộc sống bên khung cửi hay đó chính là cuộc sống khi chưa có mưa xuân tới:

“Em là con gái trong khung cửi

Dệt lụa quanh năm với mẹ già

Lòng trẻ còn như cây lụa trắng

Mẹ già chưa bán chợ làng xa. ”

Cô gái quanh năm  dệt lụa với mẹ già sống ngoan ngoãn chỉ biết sống việc đó và chăm ngoan làm cùng mẹ già. Hình ảnh một cô gái đang quay tơ bên khung cửi trông thật đẹp và chính chuyên biết bao. Điều đó thể hiện sự chăm chỉ của người con gái Việt Nam. Quanh năm ở làm lụng với mẹ già, nghe lời mẹ. Lòng cô trẻ như một tấm lụa trắng vậy, sự trong trắng thể hiện trong tâm hồn cũng như trinh tiết của người con gái. Mẹ cô chưa “ bán làng xa” có nghĩa là chưa gả chồng cho cô.
              

Thế rồi một dạo khi mưa xuân đến, cô gái quay sợi bên khung cửi ấy bắt đầu có tình cảm với một chàng trai nọ. hình ảnh mưa xuân hiện lên thật đẹp:

“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy

Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ

Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay". ”

Mưa xuân trở thành hoàn cảnh sống để cho cô gái gặp gỡ chàng trai mình đem long thương mến. cô gái ở thôn Đặng mến chàng trai kia ở thôn Đoài. Hình ảnh mưa xuân mang đầy vẻ đẹp của thiên nhiên nước ta mỗi độ xuân về. một cơn mưa xuân phơi phới hay chính lòng cô gái đang phơi phới gặp người yêu của mình và đặc biệt đây lại là mối tình đầu tiên, buổi hẹn hò đầu tiên trong đời của cô gái. Phải chăng mưa xuân đến để đem lại hạnh phúc ngọt ngào của rình yêu dành cho cô. Chính cái hội chèo kia là cơ hội để diễn ra buổi hẹn hò với chàng trai. Một hình ảnh đáng chú ý ở đây là cảnh mùa xuân của làng quê hay chính là của đất nước ta thật đẹp. Hình ảnh hoa xoan rụng vơi đầy như những nỗi nhớ niềm thương của cô. Hình ảnh thôn Đoài xuất hiện nhiều trong thơ của Nguyễn Bính. Trong bài tương tư Nguyễn Bính có viết:

“ Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười thương một người”
            

Hình ảnh người con gái ấy hiện lên thật xinh xắn và thẹn thùng với khuôn mặt đỏ lên vì ngại :
“Lòng thấy giăng tơ một mối tình

Em ngừng thoi lại giữa tay xinh

Hình như hai má em bừng đỏ

Có lẽ là em nghĩ đến anh.

Bốn bên hàng xóm đã lên đèn

Em ngửa bàn tay trước mái hiên

Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh

Thế nào anh ấy chả sang xem!”
Một mối tình thường trực trong tim cô gái, trong lòng cô nghĩ tới anh mà ngừng lại thoi. Hình ảnh cô gái má ửng hồng thể hiện sự bẽn lẽn thẹn thùng rất có duyên của người con gái Việt Nam. Hàng xóm bốn bên thì đã lên đèn, mọi công việc được gác lại và những ánh đèn đêm được thắp lên sáng rõ. Cô gái thơ mộng ngửa bàn tay trước mái hiên hứng những hạt mưa xuân buốt lạnh mà trong lòng thì nồng ấm một mối tình đang giăng tơ. Hạt mưa kia như càng làm cho cô gái thấy mát lạnh cả tâm hồn, cô phơi phới đợi chờ đến ngày lễ hội thế nào cũng gặp được anh.
                

Ngày lễ hội cũng đã đến cô gái lòng háo hức mong gặp người mình “ chín nhớ mười thương” cô vội vàng xin mẹ đi, gấp gáp chỉ mong sớm có thể nhìn thấy anh:

 “Em xin phép mẹ, vội vàng đi

Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe.

Mưa bụi nên em không ướt áo

Thôn Đoài cách có một thôi đê.

Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm

Em mải tìm anh chả thiết xem

Chắc hẳn đêm nay dường cửi lạnh

Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em. ”

Cô gái háo hức đi và hứa về kể chuyện xem hội về cho mẹ. thế nhưng cô đến xem hội chỉ với mục đích để gặp người thương của mình. Hội hát thâu đêm nhưng cô thì mải tìm anh mà không xem được gì. Cô vượt qua con đê ấy để đến với anh, có thể nói trong trái tim cô bây giờ chỉ hướng theo anh, mọi giác quan của cô hướng đến anh, đôi mắt cô tìm anh không thèm xem hội làng. Trái tim cô thao thức tìm anh, cả tâm hồn và thể xác cô để dành chọn cho việc tìm thấy anh được nhìn thấy anh là cô mãn nguyện rồi.
                

Thế nhưng người con trai kia nỡ nào lại quên đi buổi hẹn hò ấy làm cho cô gái đội mưa xuân ra về trong tủi nhục, tổn thương, bẽ bàng. Không những không tìm được anh mà không xem được hội để về kể cho mẹ:

“Chờ mãi anh sang, anh chẳng sang
 Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!
 
Mình em lầm lũi trên đường về
Có ngắn gì đâu một dải đê!
Áo mỏng che đầu, mưa nặng hạt
Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya
 
Em giận hờn anh cho đến sáng
Hôm sau mẹ hỏi hát trò gì
Thưa u, họ hát… rồi em thấy
Nước mắt trào ra, em ngoảnh đi. ”

Hội làng đã tan mà anh vẫn chưa sang khiến cho cô gái một mùa xuân nhỡ nhàng. Vậy mà anh nỡ nào hẹn hò cô để rồi cô mong ngóng từng ngày thế mà tại sao lại quên đi chính lời hẹn của mình. Một mình cô bước trên đường về cơn mưa xuân không còn là mưa bay nữa mà là mưa nặng hạt. Giọt mưa ấy hay chính là nước mắt của cô. Cô gái tổn thương bẽ bàng thêm tủi thân khi chính thời tiết cũng không thương cô để cho cô chỉ với một tấm vải mỏng che đầu đi về trên đê. Con đê ấy chỉ có một dải thôi thế nhưng sao cô cảm thấy nó dài như vậy. sáng hôm sau khi mẹ hỏi cô xem được gì thì cô trả lời rằng họ hát, cô có xem đâu mà biết được thế rồi ngậm ngùi giọt nước mắt cô khẽ trào ra trong sự tủi thân và trách móc anh.
              

Những tủi thân ấy không thể nào quên nhưng mùa mưa xuân ấy cũng đến ngày cạn nhưng tình yêu của cô gái dành cho anh không hề vơi chút nào. Giận anh như thế nhưng cô vẫn mong đợi đến một ngày hội để tìm thấy anh:

 “Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Mẹ bảo: "Mùa xuân đã cạn ngày".
 
Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng: hát tối nay?”

Những hình ảnh hoa xoan lại tiếp tục được tái hiện lại nhưng không phải là hình ảnh của sự sống mới mẻ ngày xuân nữa mà là sự tàn úa. Điều đó báo hiệu mùa xuân đang qua đi, những cánh hoa xoan đã nát dưới chân giày, mưa xuân thì ngại không muốn rơi nữa, hội làng cũng thế mà hết. không biết đến bao giờ cô gái mới gặp lại được người yêu của mình. Không biết đến bao giờ màu xuân lại đến để cô có thể gặp anh.
                

Như vậy có thể thấy bài thơ mang tâm trạng của một cô gái đang yêu nhớ thương chàng trai trong tuyệt vọng ngóng chờ. Thơ Nguyễn Bính là thế tình yêu luôn luôn ở trạng thái tương tư, một tình yêu của những cô gái chàng trai miền quê hiền lành chân chất mà thật thà. Cô gái kia thật sự thật là một điển hình cho tình yêu đôi lứa trong thơ Nguyễn Bính. Mưa xuân kia hay chính là cơ hội để cô gặp người thương nhớ của cô hay cũng chính là những giọt buồn, giọt tủi trong lòng người con gái đồng trinh khi chàng trai bỏ mặc lời hẹn, buổi hẹn đầu tiên với cô. Dẫu vậy nhưng cô vẫn mong mùa xuân đến nhanh để có thể tìm thấy anh.

0