25/05/2017, 00:54

Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải – Văn mẫu lớp 11

Đánh giá bài viết Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải – Bài làm 1 của một bạn học sinh chuyên Văn trường THPT Lê Quý Đôn Bình Định Trần Tuấn Khải (1894 – 1983) bút danh chính là Á Nam; ngoài ra còn các bút Hiệu khác: Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền, Xử Sĩ, Giang Hồ Tản ...

Đánh giá bài viết Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải – Bài làm 1 của một bạn học sinh chuyên Văn trường THPT Lê Quý Đôn Bình Định Trần Tuấn Khải (1894 – 1983) bút danh chính là Á Nam; ngoài ra còn các bút Hiệu khác: Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền, Xử Sĩ, Giang Hồ Tản Nhân… Cụ quê ở Nam Định. Là nhà thơ cùng thời với thi sĩ Tản Đà. Nổi tiếng với bài thơ "Tiễn chân ...

Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải – Bài làm 1 của một bạn học sinh chuyên Văn trường THPT Lê Quý Đôn Bình Định

Trần Tuấn Khải (1894 – 1983) bút danh chính là Á Nam; ngoài ra còn các bút Hiệu khác: Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền, Xử Sĩ, Giang Hồ Tản Nhân… Cụ quê ở Nam Định. Là nhà thơ cùng thời với thi sĩ Tản Đà. Nổi tiếng với bài thơ "Tiễn chân anh khóa xuống tàu". Thơ của Trần Tuấn Khải mang nội dung yêu nước và nỗi niềm tâm sự bất đắc chí của một tâm hồn yêu đời, yêu quê hương nhưng rồi buồn chán vì bất lực. Giọng thơ du dương thiết tha cứ quyện lấy vương vấn hồn người.

Tác phẩm của Trần Tuấn Khải gồm có: "Duyện nợ phù sinh" (1921), "Bút quan hoài" (1927), "Với sơn hủ" (1936).

Bài thơ "Cánh nước đêm" được sáng tác năm 1917, in trong tập "Duyên nợ phù sinh" (1921) chứa chan nặng tình non nước. Bài thơ mượn chuyện một cô gái gánh nước đêm khuya để kín đáo gửi gắm tâm sự của nhà thơ: trân trọng, cảm  thương và kính phục những người yêu nước, những chiến sĩ cách mạng, ngầm thức tỉnh lòng yêu nước và tinh thần cứu nước.

Cuộc đầu độc ở Hà Thành thất bại, tiếng súng đánh Pháp của người anh hùng Đề Thám giữa núi rừng Yên Thế cũng không còn vang rền nữa (1913), Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu đi tìm đường cứu nước mãi chưa về. Tình hình đất nước ta lúc bấy giờ nặng nề, u ám "Chứa chan máu quốc, nước vẩn vơ hồn –

Xao xác tiếng gà, trời mờ mịt tối" (Phan Bội Châu). Thơ văn của những thi sĩ như Tản Đà, Trần Tuấn Khải… phải tìm đến một cách nói xa xôi bóng gió để gửi gắm tâm sự và khêu gợi lòng yêu nước. Bài "Thề non nước" của Tản Đà, bài "Gánh nước đêm" của Trần Tuấn Khải là những bài thơ đa nghĩa, kín đáo bày tỏ lòng yêu nước thiết tha.

Một không gian "xa tít", "mù mịt", sông thì rộng, trời thì khuya. Tương phản với cảnh tối tăm, bao la… ấy là chỉ có một mình "em", một mình cô gái. Càng trở nên bé nhỏ, cô đơn và lẻ loi. Cảnh khuya vắng vẻ, thân gái dặm trường, càng nghe rõ tiếng "kĩu kịt" của đòn gánh. Câu thơ bốn tiếng, nhịp thơ gấp như tiếng thở hồi hộp, lo âu của người con gái gánh nước đêm:

"Em bước chân xa

Con đường xa tít

Con sông mù mịt

Nặng gánh em trở ra về…"

Câu thơ ngắn 4 từ được mở rộng dần đến 10 từ, 12 từ, người đọc cảm nhận rõ và sâu hơn tâm trạng người gánh nước đêm:

"Ngoảnh cổ trông sông rộng trời khuya

Vì chưng nước cạn, nặng nề em dám kêu ai".

Vần thơ như một tiếng thở dài. Bao nhiêu khó khăn: "Giời khuya", "sông rộng", "nước cạn", "nặng nề". Bóng tối như bủa vây, vì sông rộng và nước sâu, nước lại cạn thì việc gánh nước càng nhiều khó khăn hơn. Cái cử chỉ "Ngoảnh cổ trông", biểu lộ nỗi cô đơn, lẻ loi, trông đợi, kiếm tìm. Sự "nặng nề" đôi vai là do hoàn cảnh, nên "em dám kêu ai"', than mà chẳng hề dám trách. Hình ảnh cô gái gánh nước đêm khuya chính là hình ảnh người yêu nước, người làm cách mạng thời bấy giờ; gặp nhiều khó khăn, lẻ loi, tận lòng trung hiếu. Đó là cảm nhận của Á Nam Trần Tuấn Khải. Ông đã dành nhiều cảm thương cho họ. Con đường cứu nước những năm bài thơ ra đời thật mù mịt và xa tít – Nhà thơ đã thể hiện đúng thực trạng lịch sử thời bây giờ. Tâm trạng và điệu thơ, vần thơ man mác buồn, bi quan… Cái đáng quý nhất là tấm lòng nhà thơ cần biết "Khi Đảng chưa ra đời, tình hình đen tối như không có đường ra…" (Hồ Chí Minh)

Có biết bao tấm gương ái quốc nhiệt thành. Có biết bao chí sĩ dứt bỏ gia đình quê hương, ôm chí lớn lên đường. Họ là những con người phi thường "đội đá vá trời", nhưng chí lớn không thành chẳng khác nào công con dã tràng xe cát lấp bể. Cảm hứng thơ khơi nguồn từ thần thoại, ca dao, cho ta nhiều liên tưởng về một sự đánh giá: "nghĩ tiếc công", "Biết đời nào xong?”. Đó là sự trân trọng, cảm phục, biết ơn, lo âu. Màu sắc bi quan thời cuộc bao trùm vần thơ.

Mặc dù sông rộng, trời khuya, em vẫn dấn thân "em trở vai này”. Câu thơ "Nước non gánh nặng cái đức ông chồng hay hỡi có hay?" là một câu thơ hàm ẩn, một câu hỏi có giá trị lay tỉnh. Những ai đó, những "đức ông chồng" còn "ngủ yên trong đời chật" hãy biết rằng gánh nước non vô cùng nặng nề, vẫn còn đó, sao lại nỡ để "Cái bước đêm khuya thân gái ngại ngùng…"

Qua đó, ta cảm thấy bài "Gánh nước đêm" không chỉ là bài thơ gửi gắm tâm sự yêu nước mà còn là bài thơ khêu gợi, thức tỉnh trước cảnh "nước cạn" và "nước non gánh nặng"…

Hoàn cảnh lịch sử bấy giờ đen tối, mù mịt cho nên bài thơ và tâm trạng nhà thơ không tránh khỏi bi quan, buồn. Con đường gánh nước "xa tít", gánh nước đè nặng đôi vai, mà cô gái "trở vai này" bước tiếp, dù "đêm khuya thân gái ngại ngùng'. Đó cũng là niềm tin của nhà thơ về con đường cứu nước và hình ảnh người cứu nước, rất đáng khâm phục với tất cả lòng biết ơn trân trọng.

Xuân Diệu cho biết bài "Gánh nước đêm" được viết theo điệu bỏng mạc vỉa sa mạc (một điệu dân ca Bắc Bộ). Câu thơ ngắn, dài biến hóa. Ngoài những vần chân, tác giả còn dùng nhiều vần lưng để tạo nên âm điệu phong phú, gợi cảm:

"Ngoảnh cổ trông sông rộng trời khuya…

Nghĩ tiếc công cho bà Nữ Oa đội đá vá trời,

Cái bước đêm khuya thân gái ngại ngùng…

Cái đức ông chồng hay hỡi có hay ”

"Gánh nước đêm" ngay từ ngày mới ra đời đã được độc giả, báo chí tán thưởng. Hoàng Ngọc Phách trân trọng mời bạn đọc "thưởng giám một lối văn chương đặc biệt". Một tờ báo đương thời nhận xét: “Bài Gánh nước lời văn giản dị mà ý tứ sâu xa biết bao nhiêu…". Thi sĩ Xuân Diệu viết: "Nước ta độc lập rồi, bài thơ ngắn nhỏ vẫn cứ rộng sâu và hay".

Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải – Bài làm 2

Trần Tuấn Khải hay còn được gọi là Á Nam Trần Tuấn Khải, là nhà thơ cùng thời với thi sĩ Tản Đà. Thơ của Trần Tuấn Khải mang khuynh hướng chính là yêu nước và nỗi niềm tâm sự bất đắc chí của một tâm hồn yêu đời, yêu quê hương nhưng rồi buồn chán vì bất lực. Gánh nước đêm là một trong những sáng tác của những năm 1917, được, in trong tập "Duyên nợ phù sinh" (1921) chứa chan nặng tình non nước. Những câu thơ giản dị nhưng lại chứa một nỗi niềm sâu xa, khiến khi đọc,độc giả lại tưởng tượng ra nhiều ý nghĩa thú vị.

Mượn hình ảnh của cô gái gánh nước đêm khuya, tác giả đã kín đáo bộc bạch tâm sự của mình. Bài thơ Gánh nước đêm chính là sự trâm trọng cảm thương và kính phục những người yêu nước, những chiến sĩ cách mạng, ngầm thức tỉnh lòng yêu nước và tinh thần cứu nước. Hình ảnh của cô gái mỏng manh nhưng lại có sức gợi mạnh mẽ, càng đọc càng thấm thía sự tinh tế của tác giả trong bộc lộ tâm sự của mình qua từng câu từng chữ của bài thơ.Để thể hiện những sâu kín,tác giả Trần Tuấn Khải cùng với những nhà thơ cùng thơi như Phan Bội Châu hay Tản Đà, phải mượn đến những hình ảnh khác để nói bóng gió và khơi gợi lòng yêu nước thiết tha.

Mở đầu bài thơ là không gian hun hút, không biết điểm kết thúc là đâu, mờ mịt. Những từ ngữ như "xa tít", "mù mịt", sông thì rộng, trời thì khuya. Giữa cảnh không gian rộng lớn mênh mông ấy,hình ảnh cô gái chỉ có một mình bước đi trong khi trời mù mịt . hình ảnh cô gái lại càng có vẻ lẻ loi yếu đuối khi càng về đêm khuya thanh vắng, tiếng đòn gánh kéo kịt khiến cho sự thanh vắng tĩnh lặng càng trở nên rõ nét. Câu thơ bốn tiếng, nhịp thơ gấp như tiếng thở hồi hộp, lo âu của người con gái gánh nước đêm:

"Em bước chân xa

Con đường xa tít

Con sông mù mịt

Nặng gánh em trở ra về…"

Những câu thơ ngắn khiến nhịp thơ bỗng chùng lại, nhanh và dồn dập. Nó giống như tiếng chân bước đều đều trên con đường vắng lặng, xa tít tắp. Đường còn xa, con sông mù mịt ,mỗi bước chân em như gợi ra một sự lo lắng,hồi hộp cho người đọc. Những câu thơ tiếp theo, không phải là những câu thơ ngắn nữa mà là được mở ra với những câu thơ dài hơn khiến người đọc cảm nhận rõ và sâu hơn tâm trạng người gánh nước đêm:

"Ngoảnh cổ trông sông rộng trời khuya

Vì chưng nước cạn, nặng nề em dám kêu ai".

Giữa bao nhiêu khó khăn, những vần thơ như là một tiếng thở dài “Giời khuya", "sông rộng", "nước cạn", "nặng nề". Quanh “em” bóng  tối như bủa vây, vì sông rộng và nước sâu, nước lại cạn thì việc gánh nước càng nhiều khó khăn hơn. Cử chỉ "Ngoảnh cổ trông", biểu lộ nỗi cô đơn, lẻ loi, trông đợi, kiếm tìm cũng như bộc lộ sự buồn bã mênh mang của đất trời ảnh hưởng tới cả lòng người. Sự “nặng nề” đôi vai là do hoàn cảnh, nên “em dám kêu ai”’, than mà chẳng hề dám trách. Qua hình ảnh nhỏ nhắn của cô gái với hành động gánh nước đêm chính là hình ảnh người yêu nước, người làm cách mạng thời bấy giờ; gặp nhiều khó khăn, lẻ loi, tận lòng trung hiếu. Cách nói bóng gió của Tác giả Trần Tuấn Khải , cũng bộc lộ sự cảm thương sâu sắc cho số phận và hoàn cảnh của họ. Con đường cứu nước những năm bài thơ ra đời thật mù mịt và xa tít – Nhà thơ đã thể hiện đúng thực trạng lịch sử thời bây giờ. Tâm trạng và điệu thơ, vần thơ man mác buồn, bi quan thể hiện qua ngôn từ và giọng thơ.

Bài thơ cũng nói hộ cho biết bao trang hào kiệt, biết bao tấm gương ái quốc nhiệt thành. Họ một lòng hướng về tổ quốc ,ôm chí lớn lên đường vì lí tưởng và mục tiêu của đất nước.Họ là những con người phi thường "đội đá vá trời", nhưng chí lớn không thành chẳng khác nào công con dã tràng xe cát lấp bể. Cảm hứng thơ được khơi nguồn từ thần thoại, ca dao, cho ta nhiều liên tưởng về một sự đánh giá: "nghĩ tiếc công", "Biết đời nào xong?”.Trần Tuấn Khải bộc lộ sự trân trọng, cảm phục, biết ơn, lo âu. Màu sắc bi quan thời cuộc bao trùm vần thơ.

Bao nhiêu khó khăn vất vả,sông rộng trời khuya nhưng “em” vẫn dấn thân "em trở vai này”. Câu thơ "Nước non gánh nặng cái đức ông chồng hay hỡi có hay?" là một câu thơ hàm ẩn, một câu hỏi có giá trị lay tỉnh. Câu thơ như muốn nhắn nhủ tới những người an phận hãy biết đứng lên để gánh nước non trên đôi vai, san sẻ vất vả, sao lại nỡ để "Cái bước đêm khuya thân gái ngại ngùng…"

Cái hay và sâu sắc của bài thơ chính là giá trị của nó," Gánh nước đêm” không chỉ là bài thơ gửi gắm tâm sự yêu nước mà còn là bài thơ khêu gợi, thức tỉnh trước cảnh "nước cạn" và "nước non gánh nặng"…Hoàn cảnh lịch sử bấy giờ rối ren, mù mịt cho nên bài thơ và tâm trạng nhà thơ không tránh khỏi bi quan, buồn. Con đường gánh nước "xa tít", gánh nước đè nặng đôi vai, mà cô gái "trở vai này" phải bước tiếp, dù "đêm khuya thân gái ngại ngùng'. Đây cũng là niềm tin của nhà thơ về con đường cứu nước và hình ảnh người cứu nước, rất đáng khâm phục với tất cả lòng biết ơn trân trọng.

Ngay từ khi mới ra đời, bài thơ “ Gánh nước đêm” đã gây được sự chú ý và đón nhận của độc giả. Những câu thơ giản dị,hình ảnh trong thơ chỉ là một cô gái với đôi vai trĩu nặng bước trên đường thanh vắng để tiếp tục công việc của mình,nhưng nó còn mở ra những liên tưởng thú vị, cùng với đó là tâm sự sâu xa,mà Trần Tuấn Khải muốn gửi gắm.

Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải – Bài làm 3

Trong những năm hai mươi của thế kỉ xx, nền vàn học việt nam xuất hiện nhiều nhà thơ, nhà văn giàu lòng yêu nước như hồ biểu chánh, phạm duy tốn, tản đà, nguyễn bá học, á nam trần tuấn khải,… Cùng với tản đà, á nam trần tuấn khải đã mạnh dạn đưa các điệu hát dân gian vào thơ để diễn tả tâm sự của những người yêu nước lo đời kín đáo mà thiết tha. Bài thơ gánh nước đềm của trần tuấn khải được in trong tập duyên nợ phù sinh, quyển i, năm 1921 là một bài thơ hay được truyền tụng rộng rãi. Tạp chí nam phong tháng 05 – 1921 có nhận xét nét đặc sắc về bài thơ như sau: “bài thơ gánh nước đêm lời văn giản dị mà ý tứ sâu xa biết bao nhiều..”. Chúng ta hãy đọc lại bài thơ này:

Em bước chân ra,

Con đường xa tít,

Non sông mù mịt,

Bên vai kĩu kịt,

Nặng gánh em trở về,

Ngoảnh cổ trông sông rộng trời khuya…

Vì chưng nước cạn, nặng nề em dám kêu ai!

Bổi dưõng năng lực tập làm văn 8

Nghĩ tiếc công cho bà nữ oa đội đá vá trời,

Nước non gánh nặng,

Cái đức ông chồng hay hỡi, có hay?

Em trở vai này…!

(theo tliơ trần tuấn khải, nxb văn học, 1984)

Đúng là lời văn giản dị thật!

Chỉ cần đọc qua một lần, độc giả sẽ nhận ra bài thơ có tính nhạc. Những thanh bằng trắc khi trầm, khi bổng như những làn điệu dân ca ngọt ngào êm ái. Bởi thế, trong tập thơ duyên nợ phù sinh, bài thơ được xếp vào mục “cáu hát vặt” – những điệu hát dân gian rất phổ biến trong tầng lớp bình dân. Nhà thơ xuân diệu cho rằng bài thơ viết theo điệu “bồng mạc vỉa sang sa mạc” có nguồn gốc từ những làn điệu dân ca ở vùng đồng bằng bắc bộ, “phóng túng về cấu trúc, sáng tạo về âm thanh”, là dạng biến thể của thơ lục bát, là bài thơ “hay nhất, trứ danh của á nam”.

Bài thơ nói lên tâm sự của người phụ nữ gánh nước giữa đêm khuya thanh vắng, đường sá xa xôi, đòn gánh nặng oằn trên đôi vai bé nhỏ. Hình ảnh người phụ nữ càng lúc càng khuất dần trong màn đêm bủa giăng thật cảm động.

Nhưng chỉ hiểu nội dung bài thơ một cách “giản dị” như thế thì cái hay của bài thơ sẽ giảm đi nhiều lắm.

Thật ra, bài thơ này có hai tầng nghĩa: nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn. Nghĩa hàm ẩn chính là tâm sự muốn gửi gắm của trần tuấn khải. Muốn hiểu được cái ý tứ sâu xa ấy, chúng ta cần tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử nước việt nam đương thời và tác động của nó đến văn học.

Như trên đă nói, năm 1921 tập thơ được in nhưng trần tuấn khải đã sáng tác bài thơ này năm 1917. Trước đó khởi nghĩa của binh lính huế (1916) do thái phiên và trần cao vân cầm đầu đã thất bại. Vua duy tân bị giặc bắt và bị đày ra đảo rê-uy-ni-ông ở châu phi. Thái phiên và trần cao vân bị xử tử. Ngay năm 1917, cuộc khởi nghĩa của binh lính thái nguyên do trịnh văn cấn (đội cấn) lãnh đạo nổ ra đêm 30, rạng sáng ngày 31 – 08 – 1917 thất bại. Trịnh văn cấn tự sát. Còn nguyễn ái quốc đang bôn ba khắp châu phi, mĩ, âu để tìm đường giải phóng cho dân tộc. Đến tháng 12 – 1917, nguyễn ái quốc đã trở lại pháp.

Xét vệ đặc điểm chung của văn học việt nam từ đầu thế kỉ xx đến cách mạng tháng tám – 1945, chúng ta thấy văn thơ trần tuấn

Khải thuộc khu vực văn học công khai, hợp pháp nhưng vẫn chịu sự kiếm tra giám sát rất gắt gao của bọn thực dân pháp. Do đó, nhà thơ, nhà văn nào muốn nói lên lòng yêu nước của mình cũng đều phải diễn đạt trong thơ văn bằng những lời lẽ xa xôi, bóng gió.

Như vậy hình ảnh “nước” trong bài gánh nước đèm ngoài ý nghĩa là “nước” còn có ý nghĩa là “đất nước”. Từ “gánh” không chỉ là một động tác cụ thế mà còn là “gảnli vác”, đảm đương,… Trong bài thơ, cô gái “ngoảnh cổ trông sông rộng trời khuya..” Chính là trông chờ người tài giỏi ra gánh vác việc nước. Nhưng tâm trạng cô buồn bã, chua xót: “nghĩ tiếc công cho bà nữ oa đội đá vá trời,

Con dã tràng lấp bể biết đời nào xong?”.

Theo thần thoại trung quốc, nữ oa là một nữ thần khổng lồ, đà làm một chuyện hết sức phi thường là đội đá vá trời. Còn “dã tràng” là loài động vật giáp xác nhỏ giống như cua, sống ở bãi biến, thường đào lỗ rê cát thành những viên tròn nhỏ nhưng nước triều lên lại xoá sạch. Hình ảnh “nữ oa” và “con dã tràng” đã nói lên sự thất vọng chán chường của cô gái trước thời cuộc. Phải chăng các cuộc khởi nghĩa cứu nước của binh lính chìm trong biển máu đã làm cô bi quan? Phải chăng sự khủng hoảng về đường lôi lãnh đạo đã khiến lòng cô gái dao động, thiếu tự tin?

Có thế nói rằng, bằng hình ảnh‘ấn dụ, trần tuấn khải đã kí thác tâm trạng cua mình qua nỗi lòng của cô gái gánh nước đêm. Cái nhìn của nhà thơ về vận mệnh đất nước có phần tiêu cực. Tuy nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ vẫn tràn đầy. Nhà thơ kêu gọi mọi người dù “nước non gánh nặng đến mấy” vẫn phải tiếp tục “gánh vác” chứ không được bỏ cuộc giữa đàng.

Tóm lại, càng hiểu được “ý tứ sâu xa” của bài thơ gánh nước đèm, chúng ta càng yêu quý thơ văn yêu nước của á nam trần tuấn khải nhiều thêm. Chúng ta hoàn toàn chia sẻ lời nhận định của tạp chí nam phong về tập thơ duyên nợ phù sinh cũng như bài này: “túng sử cả tập tliơ chỉ được có một bài này cũng đảng khen, huống chi còn nhiều bài hay nữa”. Và chúng ta hãy nhiệt liệt ủng hộ quan điểm sáng tác văn chương cao đẹp của á nam trần tuấn khải:

“đời không duyên nợ thà không sống văn có non sông mới có hồn”.

Bài viết liên quan

0