24/05/2017, 12:02

Bài văn phân tích câu nói của Bác Hồ rất hay và ý nghĩa

Đề: Trong cuộc nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: ‘Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cùng khó ‘, Em hãy giải thích câu nổi trên. TÌM HIỂU ĐỀ BÀI 1. Kiểu đề:Giải thích. 2. Nội ...

Đề: Trong cuộc nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: ‘Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cùng khó ‘, Em hãy giải thích câu nổi trên.

TÌM HIỂU ĐỀ BÀI

1.              Kiểu đề:Giải thích.

2.              Nội dung:Quan niệm về tài, đức và mối quan hệ giữa tài và đức.

3.              Dần chứng:Dần chứng thực tế.

DÀN BÀI

A.             MỞ BÀI

-        Bác Hồ nêu cao tấm gương sáng về tinh thần rèn luyện đạo đức và

tài năng.

-       Bác luôn quan tâm giáo dục thế hệ trẻ tu dưỡng rèn luyện về tài, đức, một lần nói chuyện với học sinh Bác đã căn dặn: (trích câu nói)

B.              THÂN BÀI:

a)      Khái niệm về đức, tài:

-       Đức là đạo đức, phẩm chất nhân cách của con người. Đạo đức cao đẹp của mỗi người được xây dựng trên cơ sở của một lẽ sống đúng đắn.

-       Tài là tài năng, trí tuệ, trình độ học vân, sự tinh thông nghề nghiệp... là sự kết hợp hài hoà giữa lí thuyết và thực hành.

b)      Mối quan hệ giữa tài - đức:

-       ‘Có tài mà không có đức là người vô dụng’ vì cái tài đó không phục vụ cho mục đích cao cả, ‘tài’ trở nên hoài phí, thậm chí cái tài đó nhằm thực hiện những mưu đồ ích kỉ có hại cho lợi ích của cộng đồng.

-       ‘Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó’ vì không có tài không hoàn thành được công việc, hiệu quả lao động thấp, thậm chí còn gây ra hậu quả xấu.

-      Tài đức có mối quan hệ khắng khít. Đức là gốc. Có đạo đức thì tài năng có điều kiện để phát huy, ngược lại tài năng là biểu hiện cụ thể của đạo đức cách mạng.

c. KẾT BÀI:

-      Lời dạy của Bác là mục tiêu, phương hướng rèn luyện của tuổi trẻ.

-      Học sinh cần trau dồi kiến thức văn hoá, tu dưỡng đạo đức để trở thành người có tài, có đức.

BÀI LÀM

Bác Hồ nêu cao một tấm gương sáng về tinh thần tự rèn luyện, tự học hỏi để trau dồi đạo đức và tài trí nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng. Bác thường xuyên quan tâm đến việc tu dưỡng rèn luyện của thế hệ trẻ, một lần nói chuyện với học sinh Bác căn dặn: ‘Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó’.

Trước lúc đi xa, một trong những điều Bác di chúc với toàn Đảng là chăm lo giáo dục thế hệ trẻ: ‘Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa ‘hồng’ vừa ‘chuyên’ (Di chúc). ‘Hồng’, ‘chuyên’ tức là đức, tài, hai tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá một con người và trở thành mục tiêu phấn đấu tu dưỡng của những người cách mạng.

Đức là đạo đức, phẩm chất nhân cách của con người và chỉ những người sông vì một mục đích đúng đắn mới có đạo đức cao cả. Đạo đức cách mạng được xây dựng trên cơ sở của một lí tưởng đẹp đẽ, sống vì lợi ích chung của cách mạng của dân tộc, không ngần ngại trước khó khăn gian khổ, sấn sàng hi sinh cả tính mạng để thực hiện sự nghiệp giải phóng con người. Đó là những biểu hiện cao quý của đạo đức cách mạng, có đạo đức cách mạng thì có khó khăn gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước (Bác Hồ).

Tài tức là tài năng, được biểu hiện ở năng lực trí tuệ, trình độ học vân, sự tinh thông nghề nghiệp. Tài là sự kết hợp hài hoà của sự hiểu biết sâu sắc về lí thuyết và kĩ năng, thao tác thực hành điêu luyện. Tuỳ theo từng nghề nghiệp chuyên môn và trình độ của mỗi người cái ‘tài’ được thể hiện một cách cụ thể nhưng suy cho cùng ‘tài’ được đánh giá ở mức độ hoàn thành và năng suất hiệu quả của công việc.

Tài và đức có những biểu hiện khác nhau nhưng chúng lại có quan hệ khăng khít trong một thể thống nhất để làm nên giá trị của một con người. Có tài phải có đức và ngược lại, nếu thiếu một trong hai mặt đó con người trở nên phiến diện, ‘què quặt’ không giúp ích cho xã hội.

‘Có tài mà không có đức là người vô dụng’ bởi lẽ người có tài năng mà thiếu đạo đức thì tài năng đó không phụng sự vì một mục đích cao cả, tài năng trở nên hoài phí. Hơn nữa tài năng được sử dụng như một lợi khí để thực hiện những mưu đồ cá nhân ích kỉ, cái tài đó không những trở thành ‘vô dụng’ mà còn xầm phạm đến lợi ích của cộng đồng. Người có tài mà không có đức sẽ tách mình ra khỏi tập thể, tự cao tự đại coi khinh quần chúng và trượt dài trên con đường tội lỗi dẫn đến những hành động đi ngược lại quyền lợi của nhân dân. Tài năng thực sự có ý nghĩa khi tài năng đó được hình thành và phát triển trên một nền tảng đạo đức trong sáng, cao đẹp.

Đức là quan trọng, nhưng ‘có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó’. Đúng vậy, thước đo giá trị con người là ở sự cống hiến đối với xã hội, không có tài năng, hiệu quả lao động rất hạn chế, thậm chí vì thiếu tài có thể gây ra những hiệu quả không thể lường hết. Trong thời đại ta ngày nay, trước yêu cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kĩ thuật, tài năng đóng vai trò quyết định đôi với công việc xây dựng, phát triển đất nước. Đất nước ta đặc biệt coi trọng tài năng, tạo mọi điều kiện cho tài năng cá nhân phát triển nhằm phục vụ tốt cho sự nghiệp cách mạng.

‘Hồng thắm’, ‘chuyên sâu’ trở thành mục tiêu rèn luyện phân đấu đối với mỗi người, nhất là thế hệ trẻ. Đức là gốc, một khi cái gốc đã vững thì tài năng có điều kiện nảy nở, phát triển, ngược lại tài năng càng tô thắm thêm cái đức là biểu hiện sinh động cụ thể của đạo đức cách mạng.

Lời dạy của Bác mãi mãi là phương hướng rèn luyện, phấn đấu của tuổi trẻ. Tuổi trẻ học đường không những say mê học tập trau dồi kiến thức văn hoá mà còn không ngừng tu dưỡng đạo đức phẩm chất cách mạng để hoàn thiện nhân cách con người lao động mới: có tài, có đức.

Nguồn:
0