03/06/2017, 18:15

Bài tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong: "Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba - 1442" (Bài 5)

Người hiền tài trước hết phải là người có trí thông minh và niềm khát vọng. Hai yếu tố đó giúp họ vượt qua những khó khăn trở ngại để theo đuổi đúng nghề nghiệp mà mình yêu thích. Người hiền tài thường biểu hiện sự đam mê đến cháy bỏng trong công việc, không sợ thất bại, biết cách chấp nhận sự rủi ...

Người hiền tài trước hết phải là người có trí thông minh và niềm khát vọng. Hai yếu tố đó giúp họ vượt qua những khó khăn trở ngại để theo đuổi đúng nghề nghiệp mà mình yêu thích. Người hiền tài thường biểu hiện sự đam mê đến cháy bỏng trong công việc, không sợ thất bại, biết cách chấp nhận sự rủi ro, tìm mọi phương cách làm cho công việc mang lại hiệu quả cao nhất.

Có những người tài chỉ tập trưng đi sâu vào một lĩnh vực chuyên môn, còn những lĩnh vực khác anh ta tỏ ra chàng màng, ngu ngơ, vụng về. Những người này nếu được giao làm quản lý thường hay vấp váp. Lại có những người tài ngoài khả năng chuyên môn của mình, còn quan tâm nghiên cứu nhiều lĩnh vực liên quan và không ít người thể hiện sự giỏi giang trên nhiều lĩnh vực. Người tài loại này nếu được giao làm quản lý sẽ rất năng động và thành công. 

Người hiền tài thường có phong cách sống độc lập, rất sợ đánh mất mình. Trong các cuộc họp, anh ta không nói dựa, không nói leo, không a dua mà chỉ nói đúng những điều mình nghĩ mặc dù điều đó chưa hẳn đã là chân lý. Anh ta có thể dám làm những việc mà anh ta cho là đúng, hữu ích mặc dù chưa có sự đồng tình của số đông. Như vậy cái sự giữ được bản sắc, không tự đánh mất mình côn bao hàm cả lòng qủa cảm nữa. 
 
Người hiền tài có khả năng nắm bắt dự báo những diễn biến của thời đại, của xã hội mà anh ta đang sống và trong tương lai. Nếu sống trong xã hội chậm phát triển, có những việc anh ta làm chưa chắc đã được thừa nhận ngay, thậm chí anh ta sẽ phải làm việc trong thầm lặng, cô đơn, khắc khoải. Có khi dự án, công trình, tác phẩm của anh ta chỉ được thừa nhận khi anh ta đã từ giã thế giới. Đã biết trước số phận là thế, anh ta văn không bỏ cuộc.
 
Người hiền tài cũng có những nhu cầu sinh tồn như mọi người, nhưng chỉ hưởng thụ những gì tương xứng với công súc của mình làm ra, không tham lam vụ lợi, không lấn sân, chiếm chỗ của người khác một cách thô thiển, không tìm kiếm ô dù dựa dẫm, “cửa sau”, "của ngách" . Họ thành thật với mình, với người, ghét thói hư danh, hợm hĩnh, dối trá.
 
Người hiền tài không thể không có một tâm hồn trong sáng và lãng mạn. Nhân loại chẳng đã từng có những công trình khoa học vĩ đại, những tác phẩm văn học nghệ thuật bất hủ được làm ra từ một bộ óc có trí tưởng tượng bay bổng và một trái tim nhân hậu đó sao? Xin đừng nghĩ chỉ có những người hoạt động khoa học xã hội mới cần đến những tố chất bay lượn bên trên hiện thực. Những chiếc máy bay phản lực, máy bay chở khách, những chiếc ô tô du lịch sang trọng, những chiếc tàu thủy đẹp như những tòa biệt thự nổi trên biển không thể được sản xuất từ những cái đầu trọc phú, mà phải từ những cái đầu lãng mạn, dư thừa trí tưởng tượng.
 
Người hiền tài thường có tính hài hước. Họ dùng tính hài hước để chế giễu những thói hư tật xấu của người đời và có khi tự giễu cợt chính bản thân mình. Tú Xương từng giễu cợt mình là "phỗng sành” là “dở dở ương ương", "cao lâu ăn quỵt”,, “gái đĩ chơi lường”, Nam Cao tự giễu mình là loại “sống mòn hèn hạ”, có “cái mặt không chơi được", Nguyễn Khuyến thì giễu mình là hạng người "Mở miệng nói ra gàn bát sách/ Mềm môi chén mãi tít cung thang”, Nguyễn Bính tự giễu mình một cách gián tiếp khi khuyên con gái không nên đi theo cái nghề của mình bởi "nghèo lắm con ơi, bạc lắm con", Môlie, Xécvăngtét, Gôgôn, Sêkhốp đều là những nhà hài hước bậc thầy.
 
Người hiền tài có nhiều đặc điểm hiện diện thế. Nhưng nhận diện ra người hiền tài và sử dụng được người hiền tài là cả một vấn đề lớn, không đơn giản chút nào. Bởi trong cuộc sống, người ta dễ nhầm lẫn người chân tài (thực tài) với kẻ hư tài (bất tài). Người tài thường hiện hữu trước đồng loại với tất cả những gì mình có. Kẻ bất tài thường tạo ra một cái vỏ bọc mỹ miều để che đậy sự kém cỏi bên trong. Người tài nói thế nào làm thế ấy. Kẻ bất tài sống lập lờ, hai mặt nói rất hay ho nhưng làm rất dở. Khi làm dở thường tìm cách ngụy tạo, đổ lỗi cho người khác. Cấp trên mà bất tài, hư tài thì khó có thể chấp nhận một người chân tài dưới quyền mình, bởi kẻ bất tài thường có tầm nghĩ cạn, tầm nhìn ngắn, có thói ích kỷ, hẹp hòi, đổ kị, khó có thể đồng cảm, đồng điệu, tri âm tri kỷ được với người tài. Hơn nữa, nếu sử dụng người tài, kẻ bất tài thường lo sợ canh cánh một điều rằng, đến một ngày nào đó, người tài sẽ ngồi vào chỗ của họ... Hiện tượng "ố nhân thắng ký" này là một tác nhân kéo lùi bước hến của lịch sử.
 
Dung nạp người hiền tài, làm cho họ thăng hoa, tỏa sáng, dâng hiến hết mình để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân là trách nhiệm và nghĩa vụ không chỉ của các cấp lãnh đạo. 
"Hiền tài là nguyên khí quốc gia" - câu nói của bậc tiền nhân mãi mãi và luôn luôn đúng.

0