28/05/2017, 20:42

Áo cũ nhưng tâm hồn luôn mới

Đề bài: Hãy phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của câu ngạn ngữ phương Tây: Áo cũ nhưng tâm hồn luôn mới. GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI – Dẫn dắt, nêu vấn đề – Giải thích và chứng minh ý nghĩa của câu ngạn ngữ + Giải thích: Chữ nhung thể hiện quan hệ đói lập giữa bề ngoài (áo cũ và nhũng ...

Đề bài: Hãy phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của câu ngạn ngữ phương Tây: Áo cũ nhưng tâm hồn luôn mới. GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI – Dẫn dắt, nêu vấn đề – Giải thích và chứng minh ý nghĩa của câu ngạn ngữ + Giải thích: Chữ nhung thể hiện quan hệ đói lập giữa bề ngoài (áo cũ và nhũng giá trị bên trong (tâm hồn luôn mới) của con người. Áo cũ hàm ý chỉ con người có bề ngoài cũ kĩ, áo quần không đẹp, không mốt, đồ dùng không mới, không đắt tiền; cuộc sống vật ...

Đề bài: Hãy phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của câu ngạn ngữ phương Tây: .

GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI

– Dẫn dắt, nêu vấn đề

– Giải thích và chứng minh ý nghĩa của câu ngạn ngữ

+ Giải thích: Chữ nhung thể hiện quan hệ đói lập giữa bề ngoài (áo cũ và nhũng giá trị bên trong (tâm hồn luôn mới) của con người. Áo cũ hàm ý chỉ con người có bề ngoài cũ kĩ, áo quần không đẹp, không mốt, đồ dùng không mới, không đắt tiền; cuộc sống vật chất không dư đả, không giàu sang; phong thái không sành điệu. Tâm hồn là giá trị bên trong, là thế giới tinh thần, là trí tuệ, tình cảm của con người. Đặt hai khía cạnh nói trên trong quan hệ đối lập, câu ngạn ngữ phương Tây đã khẳng định một phương châm sống đồng thời cũng là một quan niệm trong cách đánh giá con người. Giấ trị đích thực của con người không nằm ở cái bề ngoài. Giá trị đích thực của chúng ta là ở trí tuệ, tâm hồn. Mỗi người luôn cần biết coi trọng đời sống tinh thần, không ngừng làm mới mẻ, phong phú thêm đời sống tâm hồn.

+ Chứng minh: (Chọn dẫn chứng tiêu biểu trong thực tế và văn học).

VD: Hình tượng Bác Hồ trong văn học và thực tế cuộc sống của Bác ngoài đòi là một minh chứng tiêu biểu cho phương châm sống . Tố Hữu ca ngợi Bác: Một đời thanh bạch chẳng vàng son / Mong manh áo vải hằn muôn trượng / Hơn tượng đòng phơi những lồi mòn (Bác ơi!). Cả cuộc đời của Bác, khi là một thanh niên đi tìm lí tưởng hay khi đã trở thành vị Chủ tịch nước, Bác luôn sống rất giản dị. Nhưng cuộc sống của con người giản dị ấy lại là cuộc sống không ngừng học hỏi, rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng để có được nhân, trí, dũng kết tinh vẻ đẹp trí tuệ, tâm hồn của nhân dân, dân tộc…

– Bình luận:

+ Có người coi trọng đời sống vật chất, coi nhẹ trí tuệ, tâm hồn. Đó là quan niệm sai lầm có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cần phê phán.

+ Mặt khác, có người quá chú trọng đến tâm hồn mà coi nhẹ đời sống vật chất, coi nhẹ bề ngoài. Coi trọng giá trị tinh thần nhưng không có nghĩa là xem thường vật chất, bè ngoài. Triết học duy vật biện chứng đã chứng minh vấn đề này. Chú trọng, đánh giá cao giá trị của con người ở tâm hồn không có nghĩa là ta mãi mãi chấp nhận đói nghèo, để cho bề ngoài xấu xí, luộm thuộm, nhem nhuốc… Trong thời đại hiện nay, quan niệm lệch lạc đó ảnh hưởng tới chủ trương phát triển con người toàn diện, đến sự phát triển phồn thịnh của đất nước

+ Như vậy, trong bối cảnh xã hội hiện nay, con người phải biết phấn đấu toàn diện. Sự phấn đấu đó là không ngừng. Nhất là thế giới tâm hồn con người rất dễ trở thành cằn cỗi, khô khan qua thòi gian, và những biến động cuộc sống… Phải luôn học hỏi, quan sát, tích luỹ, suy ngẫm… Đó là cách tốt nhất để rèn tư duy, bồi dưỡng tâm hồn.

+ Tâm hồn luôn tươi mới sẽ giúp con người thoải mái, tự tin, yêu đời, lạc quan, lãng mạn. Đó là những yếu tố cần thiết để chúng ta sống khoẻ hơn, vui hơn, có ích hơn, hạnh phúc hơn.

– Bài học nhận thức và hành động cho mỗi người, nhất là với thế hệ trẻ trong thời kì đổi mới và hội nhập hiện nay.

+ Nhận thức: Thấy được đây là một quan niệm sống tích cực, đúng đắn, hữu ích; một cách nhìn nhận, đánh giá con người sâu sắc. Chúng ta đồng tình, ủng hộ quan điểm sống đó.

+ Hành động: Là học sinh, nên ăn mặc giản dị, có tác phong và lối sống phù hợp với hoàn cảnh gia đình, với tình hình đất nước… Phấn đấu hướng tới cái đẹp trang nhã, hồn nhiên, trong sáng. Có ý thức tự giáo dục bản thân, nâng cao hiểu biết, cảm thụ cuộc sống, làm giàu đời sống tâm hồn. 

NGUYỄN THỊ HÀ

GV. THPT Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội


Từ khóa tìm kiếm

  • áo cũ nhưng tâm hồn luôn mới
  • hay phat bieu suy nghi cua em ve y nghia cua cau ngan ngu phuong tay ao cu nhung tam hon luon moi
  • phat bieu suy nghi ve cau ngan ngu ao cu nhung tam hon luon moi
  • Áo cũ nhưng tâm hồn luôn mới
  • suy nghĩ về câu ngạn ngữ áo cũ nhưng tâm hồn luôn mới
  • Viêt mơ bai vê câu ao cu nhưng tâm hôn luôn mơi
0