15/01/2018, 17:03

65 câu hỏi trắc nghiệm ôn thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 11

65 câu hỏi trắc nghiệm ôn thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 Câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ lớp 11 Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 . Đây là tài liệu ôn thi học kì 1 lớp 11 ...

65 câu hỏi trắc nghiệm ôn thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 11

Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 11

. Đây là tài liệu ôn thi học kì 1 lớp 11 hay và chất lượng dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 11 đang trong quá trình ôn tập để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 môn công nghệ sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 trường THPT Hùng Vương, Bình Thuận năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 trường THCS&THPT Lương Hòa, Long An năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 11 trường THPT Nguyễn Trung Trực, An Giang năm học 2015 - 2016

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN THI HỌC KÌ 1 MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 11

Câu 1: Từ khổ giấy A3 muốn có khổ giấy nhỏ hơn là khổ giấy A4 ta làm như thế nào?

A. Chia đôi chiều rộng khổ giấy.         B. Chia đôi khổ giấy.
C. Chia đôi chiều dài khổ giấy.           D. Cả B và C đều đúng.

Câu 2: Từ khổ giấy A2 muốn có khổ giấy nhỏ hơn là khổ giấy A3 ta làm như thế nào?

A. Chia đôi chiều rộng khổ giấy.        B. Chia đôi khổ giấy.
C. Chia đôi chiều dài khổ giấy.          D. Cả B và C đều đúng.

Câu 3: Từ khổ giấy A1 muốn có khổ giấy nhỏ hơn là khổ giấy A2 ta làm như thế nào?

A. Chia đôi chiều rộng khổ giấy.       B. Chia đôi khổ giấy.
C. Chia đôi chiều dài khổ giấy.         D. Cả B và C đều đúng.

Câu 4: Từ khổ giấy A0 muốn có khổ giấy nhỏ hơn là khổ giấy A1 ta làm như thế nào?

A. Chia đôi chiều rộng khổ giấy.        B. Chia đôi khổ giấy.
C. Chia đôi chiều dài khổ giấy.          D. Cả B và C đều đúng.

Câu 5: Khổ giấy A1 lớn gấp bao nhiêu lần khổ giấy A4?

A. 4 lần               B. 6 lần
C. 8 lần.              D. 16 lần

Câu 6: Khổ giấy A1 lớn gấp bao nhiêu lần khổ giấy A3?

A. 4 lần              B. 6 lần
C. 8 lần.             D. 16 lần

Câu 7: Khổ giấy A2 lớn gấp bao nhiêu lần khổ giấy A4?

A. 4 lần             B. 6 lần
C. 8 lần.            D. 16 lần

Câu 8: Khổ giấy A0 lớn gấp bao nhiêu lần khổ giấy A3?

A. 4 lần               B. 6 lần
C. 8 lần.              D. 16 lần

Câu 9: Theo TCVN, từ khổ giấy Ao, chia bao nhiêu lần sẽ được khổ giấy A3?

A. 5 lần.           B. 2 lần.
C. 4 lần.           D. 3 lần.

Câu 10: Theo TCVN, từ khổ giấy Ao, chia bao nhiêu lần sẽ được khổ giấy A4?

A. 5 lần.            B. 2 lần.
C. 4 lần.            D. 3 lần.

Câu 11: Theo TCVN, từ khổ giấy A1, chia bao nhiêu lần sẽ được khổ giấy A3?

A. 5 lần.         B. 2 lần.
C. 4 lần.         D. 3 lần.

Câu 12: Theo TCVN, từ khổ giấy A1, chia bao nhiêu lần sẽ được khổ giấy A4?

A. 5 lần.          B. 2 lần.
C. 4 lần.          D. 3 lần.

Câu 13: Cho biết vị trí của khung tên trên bản vẽ kĩ thuật:

A. Góc trái phía trên bản vẽ.          B. Góc phải phía dưới bản vẽ.
C. Góc phải phía trên bản vẽ.        D. Góc trái phía dưới bản vẽ.

Câu 14: Tỉ lệ là:

A. Gồm tỉ lệ phóng to, tỉ lệ thu nhỏ và tỉ lệ nguyên hình.
B. Là một số được thể hiện trên bản vẽ, và có thể là số thập phân.
C. Tỉ số giữa kích thước trên hình biểu diễn và kích thước thực của vật thể.
D. Tỉ số giữa kích thước thực của vật thể và kích thước trên hình biểu diễn.

Câu 15: Nét liền đậm dùng để vẽ:

A. Đường bao thấy, cạnh thấy.               B. Đường bao khuất, cạnh khuất.
C. Đường tâm, đường trục đối xứng       D. Đường gióng, đường kích thước.

Câu 16: Nét liền mảnh dùng để vẽ:

A. Đường bao thấy, cạnh thấy.              B. Đường bao khuất, cạnh khuất.
C. Đường tâm, đường trục đối xứng      D. Đường gióng, đường kích thước.

Câu 17: Nét đứt mảnh dùng để vẽ:

A. Đường bao thấy, cạnh thấy.              B. Đường bao khuất, cạnh khuất.
C. Đường tâm, đường trục đối xứng      D. Đường gióng, đường kích thước.

Câu 18: Nét gạch chấm mảnh dùng để vẽ:

A. Đường bao thấy, cạnh thấy.              B. Đường bao khuất, cạnh khuất.
C. Đường tâm, đường trục đối xứng      D. Đường gióng, đường kích thước.

Câu 19: Theo TCVN, kiểu chữ dùng trong bảng vẽ kĩ thuật là:

A. Kiểu chữ ngang.          B. Kiểu chữ đứng
C. Kiểu chữ nghiêng        C. Tùy ý

Câu 20: Đường gióng vẽ vượt qua đường kích thước một khoảng:

A. 4 ÷ 6 mm             B. 2 ÷ 3 mm
C. 2 ÷ 4 mm             D. 2 ÷ 6 mm

Câu 21: Đường kích thước được vẽ bằng:

A. Nét liền mảnh, song song với phần tử ghi kích thước.
B. Nét liền mảnh, vuông góc với phần tử ghi kích thước.
C. Nét liền đậm, song song với phần tử ghi kích thước.
D. Nét liền đậm, vuông góc với phần tử ghi kích thước.

Câu 22: Đường gióng kích thước được vẽ bằng:

A. Nét liền mảnh, song song với phần tử ghi kích thước.
B. Nét liền mảnh, vuông góc với phần tử ghi kích thước.
C. Nét liền đậm, song song với phần tử ghi kích thước.
D. Nét liền đậm, vuông góc với phần tử ghi kích thước.

Câu 23: Chọn phát biểu sai:

A. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.
B. Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt.
C. Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử ghi kích thước.
D. Hình chiếu trục đo của hình tròn là hình tròn.

Câu 24: Chọn phát biểu sai:

A. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.
B. Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt.
C. Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh, vuông góc với phần tử ghi kích thước.
D. Hình chiếu trục đo của hình tròn là hình elip.

Câu 25: Chọn phát biểu sai:

A. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.
B. Hình biểu diễn hình cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt.
C. Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử ghi kích thước.
D. Hình chiếu trục đo của hình tròn là hình elip.

Câu 26: Chọn phát biểu sai:

A. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm sau mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.
B. Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt.
C. Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử ghi kích thước.
D. Hình chiếu trục đo của hình tròn là hình elip.

Câu 27: Hình chiếu bằng được đặt như thế nào so với hình chiếu đứng? (PPCG3)

A. Bên trái       B. Ở trên
C. Ở dưới       D. Bên phải

Câu 28: Hình chiếu cạnh được đặt như thế nào so với hình chiếu đứng? (PPCG3)

A. Bên trái        B. Ở trên
C. Ở dưới        D. Bên phải

Câu 29: Hình chiếu bằng được đặt như thế nào so với hình chiếu đứng? (PPCG1)

A. Bên trái              B. Ở trên
C. Ở dưới              D. Bên phải

Câu 30: Hình chiếu cạnh được đặt như thế nào so với hình chiếu đứng? (PPCG1)

A. Bên trái           B. Ở trên
C. Ở dưới           D. Bên phải

0