16/05/2018, 11:37

2 đề thi kì học kì 2 môn Văn lớp 6 năm học 2017- 2018 hay, có đáp án mới nhất

Đề thi trắc nghiệm và tự luận 90 phút hệ thống hóa cả ba phần (Đọc – Hiểu văn bản, Tiếng việt và Tập làm văn) trong SGK Ngữ văn 6 tập 2. Đề 01: Đề Phòng GD&ĐT Thủy Nguyên I . Phần trắc nghiệm Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ...

Đề thi trắc nghiệm và tự luận 90 phút hệ thống hóa cả ba phần (Đọc – Hiểu văn bản, Tiếng việt và Tập làm văn) trong SGK Ngữ văn 6 tập 2.

Đề 01: Đề Phòng GD&ĐT Thủy Nguyên                                   

I . Phần trắc nghiệm

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời đúng hoặc ghép đôi.

Những động tác thả sào rút sào rập ràng nhanh như cắt.Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt,quai hàm bạnh ra ,cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư  đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì,  ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ…

1 : Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn?

A.Biểu cảm.                                   B. Tự sự

C.Miêu tả                                       D.Nghị luận

2 : Ngôi kể trong đoạn văn?

A.Thứ 3         B. Thứ 2              C. Thứ nhất           D.Thứ nhất số nhiều

: Trong đoạn văn tác giả dùng phép so sánh mấy lần?

A . Một lần         B. Hai lần        C. Ba lần          D. Bốn lần

4 : Trong câu “ Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ…” có mấy cụm danh từ?

A . Một cụm         B. Hai cụm        C. Ba cụm          D. Bốn cụm

5.  Ghép tên phép tu từ ở cột A với khái niệm tương ứng ở cột B

A   B
1. So sánh   a. là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
2. Nhân hóa   b. gọi tên sự vật,hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.
3. Ẩn dụ   c. là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng,
4. Hoán dụ   d. là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
    e. gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.

II. Phần tự luận 

1: Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau và phân tích tác dụng?

” Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)

2: Hãy tả lại quang cảnh khu phố (hoặc thôn xóm) em vào một ngày mùa đông giá lạnh.

— hết —-

Tham khảo đáp án:

Trắc nghiệm:

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án C A D B 1-c, 2-a, 3-e, 4-b

Tự luận:

1.  Hs chỉ ra được phép tu từ: “mặt trời” trong câu thơ thứ hai là phép tu từ ẩn dụ phẩm chất.

 – Phân tích được tác dụng: Qua h/a ẩn dụ, tác giả đã ca ngợi Bác Hồ – vị lãnh tụ của dân tộc như mặt trời soi sáng, dẫn đường, chỉ lối cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi cuộc sống nô lệ tối tăm, đi tới tương lai độc lập, tự do, hạnh phúc.

2. * Mở bài:

– Giới thiệu lí do em có dịp quan sát quang cảnh khu phố (hoặc thôn xóm) em    vào một ngày mùa đông giá lạnh.

– Cảm xúc khái quát  về cảnh đó.

*Thân bài:

– Thời điểm quan sát

– Miêu tả những cảnh tiêu biểu, nổi bật nhất của khu phố (hoặc thôn xóm) vào một ngày mùa đông giá lạnh.

+ Không gian, bầu trời, mặt đất, …

+ Những dãy nhà, ngõ phố,…

+ Hàng cây, vườn, ao, mặt hồ,…

+Con đường,…

+ Gió, mưa, nắng,…

– Miêu tả hoạt động của con người trong khung cảnh đó (những hình ảnh tiêu biểu nhất: đó là hoạt động nào? Diễn ra như thế nào? Tâm trạng, điệu bộ,..?)

* Chú ý: phải phù hợp với từng khung cảnh riêng (phố xá hay làng xóm)

* Kết bài

– Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của em về cảnh được tả. 

Đề TRƯỜNG THCS NHUẾ DƯƠNG – Khoái Châu

Phần I/ Trắc nghiệm khách quan 

Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau ( mỗi câu đúng được 0,25 điểm )

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 11)

      Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.

(Trích Hướng dẫn học Ngữ văn 6, tập 2)

1: Ai là tác giả của đoạn văn trích trên?

A.Tô Hoài                      B.Đoàn giỏi                    C.Võ Quảng   D.Nguyễn Tuân

2: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào sau đây?

A.Đất rừng Phương Nam                 B.Sông nước Cà Mau

C.Dế Mèn phiêu lưu kí                     D.Quê nội

3: Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào để viết đoạn trích trên?

A.Tự sự                B.Miêu tả                      C.Biểu cảm                D.Thuyết minh

4: Dòng nào nêu chính xác nhất nội dung của đoạn trích trên?

A. Kể chuyện dượng Hương Thư đang cùng mọi người trên thuyền vượt thác Cổ Cò.

B. Tả cảnh dượng Hương Thư đang cùng mọi người trên thuyền vượt thác Cổ Cò.

C. Tả cảnh dượng Hương Thư đang điều khiển sào đưa thuyền vượt thác Cổ Cò.

D. Tả cảnh dượng Hương Thư cùng mọi người trên thuyền đã vượt qua được thác Cổ Cò.

5: Dòng nào sau đây giải thích chính xác nghĩa của từ “rập ràng” trong câu “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt”?

A. (động tác) nhịp nhàng, nhanh và đều

B. (động tác) rất nhanh và dứt khoát

C. (động tác) đều đặn, không nhanh, không chậm

D. (động tác) khẩn trương, vội vã

6: Trong đoạn văn trích trên, tác giả sử dụng chủ yếu phép tu từ nào?

A. nhân hóa            B. so sánh         C. ẩn dụ            D. hoán dụ

7: Dòng nào nêu chính xác loại câu tác giả sử dụng nhiều nhất khi viết đoạn trích trên?

A. Câu đơn        B. Câu ghép            C. Câu trẩn thuật đơn        D.Câu trần thuật ghép

8: Câu Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà,nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.” có mấy cụm chủ – vị chính (nòng cốt câu)?

A. Một              B. Hai          C. Bốn                 D. Năm

9: Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng bao nhiêu phó từ?

A. Một              B. Hai           C. Ba                    D. Bốn

10: Dòng nào nêu đúng ý nghĩa các phó từ được dùng trong đoạn trích?

A. Chỉ quan hệ thời gian, mức độ

B. Chỉ mức độ, khả năng

C. Chỉ sự tiếp diễn tương tự, khả năng

D. Chỉ quan hệ thời gian, kết quả và hướng

11: Nếu viết câu “Những động tác thả sào, rút sào.” thì câu văn sẽ mắc lỗi gì?

A. Thiếu chủ ngữ                       B. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ

C. Thiếu vị ngữ                        D. Sai về nghĩa

12: Dòng nào nêu không đúng nội dung bắt buộc trong đơn?

A. Tên người hoặc tổ chức nhận đơn

B. Trình bày sự việc liên quan đến nguyện vọng

C. Tên người viết đơn

D. Lí do viết đơn

Phần II/ Tự luận

1: Tóm tắt ngắn gọn văn bản  Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài. Nêu ý nghĩa của văn bản ?

2: Hoàn chỉnh các câu sau bằng cách thêm thành phần chính phù hợp.

a) Mùa xuân,………………………………….

b) Cứ mỗi buổi chiều,…………………………

c) Trên đồi,……………………………………….

d) Năm ngoái,………………………………….

3: Viết 1 đoạn văn khoảng 7-10 câu với câu chủ đề : “ Mẹ em là một người phụ nữ đảm đang “, trong đó có sử dụng phép so sánh. Gạch chân câu văn có sử dụng biện pháp so sánh.

4: Miêu tả con vật nuôi mà e yêu quý .

Đáp án đang cập nhật! Các em comment đáp án của mình nhé!

0